Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2007

CA Quận 6 đánh chết đồng bào Tiền Giang về biểu tình trước Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2

Đồng bào Tiền Giang vẫn còn tiếp tục biểu tình trước Quốc Hội 2 sang ngày thứ 10: CA Quận 6 đánh chết đồng bào Tiền Giang về biểu tình trước Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2

Như chúng tôi đã thông báo một số đồng bào Tiền Giang đã bị CA quận 6 lừa gạt cưỡng bức một số đồng bào về trụ sở CA phường 1, quận 6 (114 Phạm Văn Chí, Phường 1, quận 6, Sai Gòn) để làm việc. Sau khi ghi nhận CA đang bức bách 1 phụ nữ xuống xe làm rách áo quần của chị và ngăn cản chị không cho nghe điện thoại, sau đó, tất cả mọi liên lạc đã bị cắt không thể liên lạc được.

Chúng tôi nhận được thông báo của một đồng hương ở trên đường 3 tháng 2 cho biết lúc hơn 9 giờ tối có hai người khiêng xác 1 người và theo sau nhiều người vừa đàn ông vừa đàn bà họ la lên là "CA quận 6 đánh chết đồng bào Tiền Giang về biểu tình để khiếu kiện trước văn phòng Quốc Hội 2" và đoàn người nầy đi về hướng đường Điện Biên Phủ.

Sau khi kiểm nhận với đồng bào địa phương dọc theo đường từ Quận 6 về Phú Nhuận, chúng tôi được cho biết đoàn người nầy đã dùng võng khiêng một xác chết (?) đi từ CA Phường 1, Quận 6 về đến Trụ sở Văn Phòng Quốc Hội 2 khoảng hơn 10 giờ và sau đó bị CA bắt tất cả mọi người vào trong vòng rào của Trụ sở và cô lập hoàn toàn khu nầy.

Trước sự khốn cùng tột độ của đồng bào Tiền Giang, chúng tôi thiết tha kêu gọi đồng hương sống tại Sài Gòn hãy phản đối sự tàn ác, vô nhân của nhà nước CSVN và Quốc Hội, đòi hỏi họ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả thương tâm của đồng bào Tiền Giang nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung.

Khẩn thiết đề nghị các cơ quan truyền thông, các đài phát thanh, các tổ chức đảng phái Việt Nam trên toàn thế giới khẩn dùng mọi khả năng của mình để can thiệp với các chính phủ tôn trọng nhân quyền, các cơ quan nhân quyền quốc tế khẩn đòi hỏi nhà nước Việt Nam phải làm sáng tỏ việc nầy cũng như giải quyết các khiếu kiện của những đồng bào khốn khổ vì sự bức hại, cướp bóc của tham quan.

Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông báo diễn tiến

Người đưa tin từ Sài Gòn
Lúc 00:30 giờ sáng tại Sài Gòn ngày 01/07/2007





--------------------------------------------------------------------------------

Một bà cụ dân oan Tiền Giang chết trước đồn Công An?

Nghe tường trình của bà con dân oan:

http://www.hoamai.org/News/audio_news/TuongThuat_20070630.mp3



TiengDanKeu.net: Vào khoảng 7 giờ tối ngày 30/6/2007 (giờ Việt Nam), một bà cụ dân oan (khoảng 70 tuổi) quê ở huyện Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) có lẽ đã bị thiệt mạng trước đồn Công an Phường 1 (114 đường Phạm văn Chí) Quận 6, Sài-gòn. Đoàn dân oan Tiền Giang đã đặt bà cụ trên một chiếc võng và cáng khiêng về địa điểm tụ họp khiếu kiện của trước trụ sở Quốc Hội 2.

Sự việc này xảy ra trong lúc bà con dân oan đang tụ tập trước đồn công an để quyết liệt đấu tranh đòi thả chị Cao Quế Hoa, chị Lê thị Nguyệt và một số người khiếu kiện đang bị công an giam giữ. Theo nhận xét của các bà con cùng đoàn thì lý do dẫn đến sự việc này có thể là do sự xúc động mạnh trong tình trạng bị kiệt lực sau 8 ngày vất vả biểu tình. Điều đáng nói là sau khi bà Cụ, và một ông Cụ dân oan khác bị ngất xỉu, thì công an đã không đáp ứng lời kêu gọi cho xe đưa đi cấp cứu.

Được biết là vào khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, công an đã chận chuyến xe đò Tiền Giang để bắt giữ các đồng bào dân oan đang trên đường về nhà để lấy thêm quần áo. Các đồng bào trên xe đã gọi điện thoại về đoàn đang ở trước trụ sở Quốc Hội 2 để cầu cứu. Tại đây, bà con dân oan đã nhanh chóng kéo nhau đến và cùng nhau giăng tay biểu tình phản đối công an, lên tiếng đòi trả tự do cho những người đang bị bắt giữ. Tuy nhiên, sau khoảng 4 giờ đồng hồ, công an đã đưa hai chị Cao Quế Hoa và Lê thị Nguyệt ra khỏi đồn đi một nơi khác trước sự phản đối quyết liệt của các bà con dân oan. Chứng kiến cảnh đó, bà cụ dân oan Cai Lậy đã ngất xỉu và có thể đã chết luôn xảy ra ngay sau đó.

Theo thông tin báo cho TiengDanKeu.net vào lúc 10:30 tối ngày 30/6 (giờ Việt Nam ) thì ngay khi bà cụ được khiêng về tới địa điểm trước trụ sở Quốc Hội 2, công an đã chuẩn bị sẵn xe cứu thương và lập tức đem bà cụ đi nơi khác ngay để phi tang. Trong suốt thời gian cáng khiêng bà cụ từ đồn công an trên đường Phạm văn Chí (Quận 6) về đây, thân thể bà cụ đã lạnh và không có dấu hiệu sống sót nào.

Cho đến thời điểm này, đoàn khiếu kiện vẫn chưa biết được tên của bà cụ, ngoại trừ thông tin duy nhất là bà cụ quê ở huyện Cai Lậy.

Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về sự việc này

Khối 8406: Lời kêu gọi hỗ trợ dân oan Tiền Giang biểu tình đòi công lý tại Sài Gòn

Khối 8406 Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006
Bloc 8406 of Manifesto on Freedom & Democracy for Viet Nam 2006



Lời kêu gọi hỗ trợ dân oan Tiền Giang biểu tình đòi công lý
trước Văn phòng 2 Quốc hội Cộng sản tại Sài Gòn


Việt Nam, ngày 30 tháng 06 năm 2007

Kính thưa toàn thể Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước,
Kính thưa Liên Hiệp Quốc, các Chính phủ, các Quốc hội năm châu,
Kính thưa các Tổ chức Nhân quyền và các Cơ quan Truyền thông quốc tế.

Kể từ hôm 22-06-2007, đang lúc chủ tịch nhà nước Cộng sản Việt Nam Nguyễn Minh Triết công du Hoa Kỳ, gặp gỡ chính giới Mỹ và đồng bào hải ngoại với những lời tuyên bố dối trá về thành tích nhân quyền tại Việt Nam, với những cam kết đầu môi chót lưỡi về việc phục vụ đất nước dân tộc, thì một số đồng bào ở nhiều địa phương thuộc tỉnh Tiền Giang khoảng hơn 100 người đã tập trung lên Sài Gòn với rất nhiều trở ngại do công an gây ra, đến trước Văn phòng 2 Quốc hội Cộng sản, số 194 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận, để nhờ các tân “đại biểu” can thiệp, đòi hỏi chính quyền địa phương trả lại tài sản gồm đất đai nhà cửa đã cướp giật của họ.

Theo tin cho biết, đại diện đồng bào biểu tình đã xin gặp giới chức trong Quốc Hội, đặc biệt là vị chủ tịch, nhưng khi thì được cho biết QH nghỉ không làm việc cuối tuần, khi thì được bảo rằng các vị đại biểu bận họp chuyện quan trọng. Cho đến hôm nay, sau 8 ngày chờ đợi dưới nắng mưa, trong nỗi mong chờ vô vọng, hồi hộp lo âu, giữa cảnh đói khát và bất tiện tứ bề, chung quanh thì công an nườm nượp rình rập, mới chỉ có đại diện Cơ quan Thanh tra Chính phủ Liên ngành, đại diện chính quyền tỉnh Tiền Giang và đại diện chính quyền quận Phú Nhuận, đến gặp đồng bào. Họ đều yêu cầu bà con về lại địa phương để được giải quyết nỗi oan ức.

Biết rằng đây chỉ là những lời hứa suông cho qua chuyện như bao lần, với lại trở về cũng chẳng còn nhà cửa đất đai, vẫn phải ngủ bờ ngủ bụi, nên đồng bào cương quyết bám trụ, tiếp tục biểu tình trước Văn phòng 2 Quốc hội, cho đến khi được cái gọi là “cơ quan quyền lực cao nhất nước” này can thiệp để vấn đề của họ được giải quyết công bằng, cụ thể, dứt điểm. Tấm gương can đảm kiên trì của đồng bào Tiền Giang đã lôi kéo được thêm nhiều dân oan từ các địa phương khác như Bình Phước, Vũng Tàu, Bà Rịa, An Giang và Đồng Tháp. Đến hôm nay, số dân biểu tình đã lên đến hơn 300 người. Họ siết chặt hàng ngũ bên nhau, chia từng miếng cơm, sẻ từng ngụm nước, giăng biểu ngữ phản đối cường quyền nhưng vẫn trong trật tự và bất bạo động. Điều này đã khiến cho đồng bào địa phương hết sức cảm động, nên đã đến tiếp trợ tinh thần và cả vật chất, dù cách ít ỏi.

Đang khi đó thì hàng trăm công an và dân quân bao quanh trụ sở Quốc hội, nhằm ngăn cản bà con đến gần, kẻo khuấy động sự yên tĩnh của những con người mệnh danh là “đại biểu nhân dân” nhưng đã không do dân bầu ra và chẳng hề quan tâm giải quyết quyền lợi chính đáng của đồng bào ruột thịt. Đám công an và dân quân này cũng có số mặc thường phục trà trộn giữa đồng bào để nghe ngóng, dò xét, tìm cho ra các thủ lãnh biểu tình hầu bắt bớ hay kềm tỏa, phát hiện ai có điện thoại hay máy chụp hình để ngăn chặn không cho sử dụng, dùng dùi cui hăm dọa những khách qua đường dừng lại mục kích hay tỏ lòng thông cảm. Đây quả là những kẻ mang danh “bạn dân” nhưng coi dân như kẻ thù, sẵn sàng ra tay đàn áp, chỉ vì cung cúc, nô lệ và mù quáng phục vụ đám chủ bất lương và bạo tàn của họ. Lực lượng báo chí công cụ gồm hơn 600 tờ và rất nhiều đài truyền thanh truyền hình cũng im thin thít trước vụ việc động trời, nỗi oan dậy đất này, đang khi nếu có một cuộc biểu tình ở xó xỉnh nào trên thế giới, nhất là tại các nước tư bản, bên “đế quốc Mỹ”, thì lại sốt sắng loan tin. Các người là tiếng nói của ai, phản ảnh hiện thực xã hội nào?

Đứng trước tình cảnh khẩn trương đó, Khối 8406 chúng tôi long trọng tuyên bố:

1- Ủng hộ hoàn toàn cuộc biểu tình hết sức chính đáng của bà con Tiền Giang cùng Bình Phước, Vũng Tàu, Bà Rịa, An Giang và Đồng Tháp… Mong bà con tiếp tục kiên trì và cương quyết đấu tranh trong ôn hòa, bất bạo động, tôn trọng pháp luật chính đáng cho đến khi đạt được nguyện vọng. Sự thành công của bà con sẽ là tấm gương cho vô số dân oan, lên tới hàng triệu khắp cả nước, đang bị bạo quyền cộng sản ngang nhiên cướp giật đất đai nhà cửa từ mấy chục năm qua. Hỡi ngọn lửa Tiền Giang, hãy rực cháy!

2- Kêu gọi toàn thể đồng bào Việt Nam khắp nơi, từ trong ra tới ngoài nước, các cơ quan truyền thông người Việt và ngoại quốc hãy báo động toàn thế giới về nỗi oan ức ngất trời đang đến hồi bùng nổ nhưng có nguy cơ bị đè bẹp của đồng bào dân oan thân yêu, hãy vui lòng đến tận nơi để yểm trợ những nhà đấu tranh chân đất, hãy chuyển tải về lại đồng bào những lời động viên, khích lệ qua các phương tiện truyền thông, để đồng bào khỏi cảm thấy mình cô đơn và bị ruồng bỏ.

3- Kêu gọi Liên Hiệp Quốc, các Chính phủ và Quốc hội thế giới hãy nhìn về Việt Nam để thấy thêm một lần nữa thành tích đàn áp nhân dân của bạo quyền Cộng sản, một bạo quyền vừa mới huyênh hoang tại trụ sở Liên Hiệp Quốc và tại nhiều thành phố Hoa Kỳ rằng Việt Nam đang tiến bộ về nhiều mặt, trong đó có mặt nhân quyền, xã hội. Xin nhìn cho rõ số phận nhân dân chúng tôi để quyết tâm áp lực và giúp chúng tôi giải thể cái chế độ dối gian và tàn bạo này.

4- Kêu gọi những ai mang danh “đầy tớ nhân dân”, “đại biểu nhân dân”, “bạn hữu nhân dân”, “tiếng nói nhân dân” đừng làm sỉ nhục các danh hiệu cao quý này, đừng làm khổ thêm nữa cuộc sống của đồng bào vốn đã trở nên điêu linh cơ cực kể từ ngày chế độ CS hoành hành lên đất nước Việt Nam, đừng nhân danh “sự ổn định chính trị ” để gây mất ổn định xã hội, ổn định cuộc sống của đại đa số đồng bào. Những kẻ vỗ ngực coi mình là “của dân, do dân, vì dân” đó nhưng đang cướp dân, dọa dân, ví bắt dân hãy nhớ rằng lịch sử rất công bằng và công lý của toàn dân rất nghiêm thẳng, để đừng dại dột gây thêm tội ác nữa cho đồng bào ruột thịt.

Làm tại Việt Nam ngày 30-06-2007
Đại diện lâm thời Khối 8406
- Đỗ Nam Hải, kỹ sư, Sài Gòn
- Trần Anh Kim, cựu sĩ quan, Thái Bình
- Phan Văn Lợi, linh mục, Huế.

Nhiều billboard nhỏ hình cha Lý bị bịt miệng đã được LTCG dựng khắp San Jose


Nhóm người dựng bảng hình ngày 27-6





Tin của Mỹ Phương
San Jose, ngày 27-6-2007

Trong thời gian qua, để phát huy tinh thần tranh đấu kiên cường của Linh Muc Nguyễn Văn Lý, với sự hợp tác của một số đồng hương, Tổ chức Lương Tâm Công Giáo (LTCG) đã bắt đầu chiến dịch dựng những bức hình biết nói, tức là hình cha Lý bị bịt miệng trong phiên tòa rừng rú ngày 30-03-2007.

Khác với tấm billboard lớn được dựng lên trên xa lộ 101, những tấm hình này nhỏ hơn, khoảng 1.25m x 1.85m, tức là cở hình chúng ta vẫn sử dụng trong những cuộc biểu tình, và dựng cũng thấp hơn. Đây là khoảng kich thước mà thành phố cho phép dựng bản trong phạm vi sân nhà của mỗi cư dân mà không cần xin giấy phép. Mục tiêu là với sự hưởng ứng của các đồng hương Việt Nam, LTCG sẽ dựng nhiều tấm hình như thế lên khắp mọi nơi, từ sân nhà, trước hoặc sau, của người Việt tỵ nạn cộng sản chúng ta. Tính đến nay, LTCG đã dựng được 4 tấm hình, một ở trên đường Tully, khoảng giữa đường Senter và thư viện (ngày 19-05), một ở Phở Bằng (ngày 20-06), một ở gốc đường Senter & Southside, đối diện nhà thờ Saint Maria Goretti (ngày 23-06) và một tại góc đường Tully và Brahms Ave., ngày 27-6-2007. Sắp tới đây, với sự cộng tác của một đồng hương đầy nhiệt tình, sẽ có thêm một tấm bảng nữa được dựng lên ở gần ngõ ra vào của xa lộ 101 tại đường Story.

LTCG kêu gọi những đồng hương có nhà mà sân trước hay sân sau hướng ra các ngõ ra vào của các xa lộ lớn, hay các đường chính trong các thành phố nơi quý vị cư ngụ, hãy tiếp tay với LTCG, để dựng một tấm hình biết nói này tại sân nhà của quý vị, nhằm truyền một thông điệp đến với người dân bản xứ, cũng như là thế hệ thứ hai của người Việt lớn lên trên nước Mỹ này, về sự đàn áp nhân quyền trắng trợn tại việt nam hôm nay. Hồn thiêng sông núi đã giúp chúng ta có được vũ khí quý báu này, xin hãy cùng nhau sử dụng nó một cách hiệu quả nhất trong công cuộc tranh đấu cho một Việt Nam thực sự tự do, dân chủ và phú cường.

Xin liên lạc vói LTCG tại số (408) 979-9298 hay (408) 265-5752.

Tin của Mỹ Phương.
http://luongtamconggiao.com/

Nhà Nước Khích Lệ Ngành Báo Chí Ðể Làm Công Cụ Cho Ðảng

Tin Saigon - Thông tín viên SB-TN từ trong nước vừa gởi ra bản tin cho biết các lãnh tụ Cộng sản Việt Nam đã hết lời khen ngợi và khích lệ giới báo chí trong nước, nhưng cũng liên tục nhắc lại là báo chí là công cụ cho đảng và nhà nước mà không được đi ra ngoài những điều luật này. Mời quý vị cùng theo dõi phóng sự từ trong nước về việc này như sau (video 3 phút).

Ăn Tết Đoan Ngọ, Nhớ Khuất Nguyên Nghe và Thấy Nguyễn Cao Kỳ

Ngày mùng năm tháng năm Âm lịch là ngày tết Đoan ngọ của Trung hoa, với thời gian ròng rã cả ngàn năm, hết triều đại này tới thời đại khác, người Tàu và Việt nam đánh nhau,biểu hiện một tinh thần bất khuất của người Việt. Những Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt danh tướng lẫy lừng không chỉ trong sử sách Việt nam, mà cả sử sách Tàu cũng phải ghi lại để nhớ như những mối cựu thù. Bên cạnh những nam nhi ấy thì phụ nữ Việt nam cũng anh thư không kém như bà Trưng, bà Triệu,nhưng không chỉ đánh nhau nơi chiến trận không thôi, ngay trong văn hóa, ứng xử của những quan văn nhiều thời kỳ cũng làm cho Tàu phải lắm phen nhượng bộ, những Trạng Quỳnh, Đoàn thị Điểm có những trang sử mà cả hai nước không quên.

Một bên ghi nhớ với lòng tự hào, thì bên ngược lại ghi nhớ như một món nợ có ngày phải trả.Nhưng…không tránh khỏi sự ảnh hưởng tiệm tiến bằng nhiều con đường,ngày tết, ngày lễ,những tư tưởng như Khổng giáo,ăn sâu vào nếp sống người Việt nhiều đời cho tới bây giờ, có lúc người Việt không xem đó là những thứ của nước láng giềng với một lịch sử thù hận, mà lại chan hòa nó như của chính dân tộc Việt.Tết Đoan ngọ là một ví dụ,tết của cây trái nhiệt đới( miền Bắc còn gọi là tết sâu bọ)là ngày kỷ niệm quan Đại phu của Tàu, một vị quan thanh liêm, và có một cách nhìn đời dù cực đoan , nhưng có hẳn một ngày kỷ niệm, được cúng kính một cách trân trọng ở cả hai dân tộc Việt nam và Trung hoa, để hiểu rằng đời nào, cái đạo làm người chân chính cũng được trọng vọng, trỡ thành những thánh nhân.

Khuất Nguyên làm quan đại phu đời Sở Hoài Vương,bị kẻ sàm báng mà phải phóng khí, mặt mũi tiều tụy, hình dung khô héo. Khuất Nguyên vừa đi vừa hát trên bờ đầm.

Có ông lão đánh cá trông thấy hỏi rằng:

“ Ông có phải là Tam lư đại phu đó không? Sao mà đến nỗi khốn khổ như vậy?”

Khuất Nguyên nói:”Cà đời đục cả, mình ta trong, mọi người say cả mình ta tỉnh, bỡi vậy nên ta phải phóng khí.”

Ông lão đánh cá nói:”Thánh nhân không câu nệ việc gì, lại hay tùy thời. Có phải đời đục cả, sao không khuấy thêm bùn, vỗ thêm song cho đục một thể; loài người say cả, sao ông không ăn cả hèm, húp cả bã cho say một thể?Việc gì phải lo xa, nghĩ sâu, để cho đến nỗi phải phóng khí?”.

Khuất Nguyên nói:” Tôi nghe mới gội đầu tất phải chải mũ, mới tắm ra tất phải thay áo; có đâu lại chịu đem cái thân trong sạch mà để cho vật dơ bẩn dính vào mình được? Chẳng thà nhảy xuống sông Tương, vùi xác vào trong bụng cá,chớ sao đang trắng lôm lốp, lại để dây phải bụi dơ.”( Trích Cổ học tinh hoa)

Chuyện trên đây, chính là lời của mình Khuất Nguyên, nói và trả lời để an ủi thử mình trước khi nhảy xuống sông Tương chịu chết để giữ thanh danh, của…người khác( đời say cả, mình ta tỉnh). Và người đời kính trọng ông nên có ngày tết Đoan ngọ, chiếc bánh ú tro người Việt chúng ta dùng cúng lễ Mùng năm, rồi ăn với đường, là chiếc bánh người Tàu cúng Khuất Nguyên rồi trút xuống sông để dành riêng cho ông với lòng trân trọng, chất tro để cá không ăn được bánh.

Đó là chuyện đời xưa,còn chuyện đời nay thì sao? Từ những ngày ông Thiếu tướng Tư lệnh không quân Việt nam Cộng Hòa,mệnh danh là “Người râu kẽm” Nguyễn Cao Kỳ chuyển từ một quân nhân sang làm chính trị, đứng chung liên danh mang tên Dân chủ, biểu tượng cổ động là lá cờ vàng ba sọc đỏ nỗi hình bản đồ Việt nam, cùng với ông Thiệu tranh cử chánh phó tổng thống, và trúng cử luôn sau đó, thay bộ đồ bay có vẻ chịu chơi sang bộ vét-ton thắt cà –ra-vát, chân luôn chơi giày quya thay cho giày đinh cao cổ người lính. Và dường như cũng chỉ có vậy, chẳng có câu nói nào mang tư tưởng nhà chính trị cho ra hồn, chỉ khác đi chút đỉnh là cái chuyện người ta đặt cho ông là ”tướng cao bồi” và những phi vụ ngoạn mục để săn gái như ngừng hẵn. Cho tới thời điểm trước tháng 4/1975,do tình hình chiến sự sôi động khắp nơi trên lãnh thổ Nam Việt nam, ông ta có lên tuyên bố cố thủ nơi nầy, quyết tử nơi kia, lời mà ai cũng nói ra được khi chiến trường và sự hy sinh còn ở tận Tây nguyên, hay địa đầu quân khu I, nơi tướng Ngô Quang Trưởng không động tay, động chân mà bó gối ngồi chờ lệnh của Tổng thống.

Phải cố thủ, thậm chí ông Kỳ còn đôn đốc bằng mồm về vành đai Xuân lộc, những bom CPU, chỉ để an tâm thu vén gia đình và mọi thứ chuồn êm qua Mỹ ngày 29/4/1975, ông ta không thấy lá cờ Mặt trận giải phóng nó hình thù thế nào nữa , nói chi tới chuyện đắng cay phải gánh chịu mà những người lính “do tôi chỉ huy” đã trãi sau ngày miền Nam bị toàn chiếm, có kẻ một đi không trở lại nơi rừng thiêng nước độc với tất cả những gì tồi tệ nhất trong xã hội loài người còn không đáng có, huống hồ là những con người dù trước đó từ hai phía, nhưng vẫn là con “một mẹ Việt nam”.

Qua Mỹ, ông làm gì, sống ra sao, người trong nước chỉ biết lõm bõm từ lời hỏi thăm qua câu chuyện với những người về thăm quê sau ngày cỡi mỡ, người nói ông mỡ nhà hàng, quán rượu, bán phở .v.v…, những thông tin không có gì tin cậy, và cả người hỏi lẫn người trả lời nghe qua rồi bỏ, vì nó cũng chẳng có gì gắn bó hay cần thiết, mà chỉ là vốn ngày xưa, cái ngày xưa ấy ông ta làm phó tổng thống, và là một ông tướng chịu chơi nên nhiều người biết… vậy thôi. Câu chuyện làm quà để có chuyện với người về từ nước Mỹ.

Cũng không tránh khỏi những thông tin rằng trong thời gian ông Kỳ định cư bên kia bờ đại dương, cũng có lúc huy động, bàn bạc cho những việc gọi là “ phục hồi lại thời oanh liệt” về nước trong một tư thế khác chứ không chỉ là anh bán phở, nhưng rồi cái lý tưởng ấy. “ với người đàn bà thì không dài hơn sợi tóc của họ” còn với ông Kỳ thì không dài hơn cái hàm râu tỉa tót gọn gàng của ông. Có những đổ bể, tiếng chì tiếng bấc, có những cú phone của ông ta mà bạn ông cắt ngang, vì…nhảm nhí, không cùng suy nghĩ, họ là những người cũng có một địa vị của một thời vang bóng, cái ngôn từ trong câu chuyện giữa họ với nhau, là Toa, là Moa…ắt phải có sự thân mật một thời.

Cho tới ba năm trước, ông về nước, ông đi khắp miền và luôn miệng hoan hô , thán phục, mà dư luận đâu đó nói rằng bên cạnh chuyện thăm lại cố hương miền Bắc, mà từ lúc ông “đuổi Pháp quá đà” không được thăm lại vì hai bên chiến tuyến. Ông còn tìm đường làm ăn ở Việt nam, chính yếu là phu nhơn đương thời của ông, một vài vụ hời, mà cả đôi bên cùng” có lợi”. Con người, hay một nhóm, một phe, một đảng nào cũng chỉ hai mục đích. Hoặc là cái lợi, hai là cái danh, trường hợp ông Kỳ, quên cái danh cũ không bỏ nồi nấu trừ bữa, đổi lấy cái lợi, để phu nhơn khỏi chì chiết rằng một thời đình đám, mà nay chẳng tích sự gì, để gia đình hạnh phúc, hai là cũng có rũng rĩnh đồng tiền áp phe. Phía nhà nước Cọng sản, thì được tiếng là hòa giải hòa hợp dân tộc. Tới cỡ ông Kỳ mà đối xử như vậy huống hồ những ai đó từ nước ngoài về, là thường dân.

Tuyên bố lung tung, rằng ông từng tiếp xúc với giới lãnh đạo Cộng sản trong nước, nào là theo ông nên có hai đảng song hành như kiểu Mỹ và đổi mới nhiều mặt hơn nữa, họ nói là đồng ý với ông (đây là ông tự nói dùm họ, hoặc để làm bóng như bộ râu kẽm phải tỉa tót, hoặc nhuộm cho khỏi màu muối tiêu vì tuổi tác, hoặc là để …chữa thẹn trước bàng dân thiên hạ) coi như ông là nhân vật quan trọng cùng mình , đã từng là nhân vật số hai của một quốc gia của cơ chế thị trường, nơi ông ngồi là một cái Dinh, ở vùng đất Sài gòn, hòn ngọc Viễn Đông, thời oanh liệt của nó còn vang tới bây giờ là Trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của cả nước. Con người, có thể cả đời mày mò không tìm ra cho mình một cơ hội, dù chỉ đủ nuôi miệng vừa đủ. Với ông, từng có cơ hội to lớn mà nói như thầy bói là chân mệnh đế vương,nói như thầy địa lý là mã phát Công khanh, ông đã từng mã phát, làm tới không phải đầu con gà mà đầu con phụng, tướng tư lệnh không quân, rồi phát đế vương, ngặt như lời ông mới nói ra gần đây là học ít, nên chỉ làm phó vương, hay do mã mồ bị chặn long mạch nên tới đó rồi bỏ chạy, mà chạy xa tới Huê kỳ. Tưởng là biệt ly nhớ nhung từ đây, nhưng không phải vậy, thầy bói nói là đậm về hậu vận, với ai kia họa vô đơn chí, phước bất trùng lai. Không ,với ông phước trùng dài dài, vì bên cạnh những phi vụ béo bỡ do phu nhơn ông đong đếm, thì nghe đồn ông làm sui với một ông VIP đương thời, quả là phúc lộc trùng phùng.

Hai thứ sức mạnh quyện vào người ông, một là tiếng tăm của một thời… đã cũ, hai là ông VIP tạo ra, vì vốn dĩ xã hội Việt nam đương thời, mà tiếng nói anh Ba, anh Sáu, chú Năm thì không cần văn tự, cứ nước bọt là chạy ào ào.Tuổi già của ông như được hồi xuân, sang Mỹ, về quê như đi chợ, không biết ông bây giờ có vai trò gì nữa, người Việt quốc gia. Cũng đúng, cầu nối trung gian hòa hợp, hòa giải dân tộc, cũng phải, mà “anh sui” của ông lớn Cộng sản cũng chẳng ngoa. Ông Kỳ sống bềnh bồng như mơ như tỉnh.

Cái sự thật sung sướng ấy của ông “râu kẽm” rõ ràng nhất là chuyến anh Sáu sang Huê kỳ,anh dẫn đoàn tới hai trăm mà hầu hết là ” Doanh nhân” chuyện chính của chuyến đi là giao thương kinh tế, cũng là gồng mình lên chịu chuyện trước đó em út ảnh gây ra, làm ồn ào khắp thế giới. ” Chuyện ấy là chuyện nhỏ thôi” (lời anh Sáu). Cái thành phần mà anh Sáu dẫn đi, và mục đích chuyến đi, nói theo “đêm trước đổi mới” là đám con phe, vì ngày ấy không có doanh nhân doanh nhiếc gì cả. Cứ chuyện làm ăn buôn bán cá thể, tư lợi là ” con phe” tất tần tật.

Chuyện mà người viết bài này cần nói là chuyện ông Cao Cờ, có lẽ Cao cờ nên ông ta ba chân bốn cẳng từ Việt đi Mỹ cho kịp chuyến đò vào buổi tiệc anh Sáu tổ chức cho “ Việt kìu” ( không hề nói sai vì thông tấn trong và ngoài nước đưa tin, ông Kỳ tới tiệc vừa kịp là từ sân bay tới, các thực khách hôm đó nghe hơi thở ông dồn dập, vì quyết cho kịp). Ông bắt tay anh Sáu một cách hãnh diện, từng thớ thịt trên khuôn mặt ông giựt giựt biểu lộ sự mừng rỡ trước cơ hội ngàn năm có một, vì chắc ông cũng gần về với các cụ Mác- Lê.nên không thể bỏ lỡ phen nầy được thực khách nhận định là trẻ lâu ( có nhà báo nhận định là nhờ không suy nghĩ gì) có lẽ quả bóng trong người ông được bơm hết cỡ, vì đó là bữa cuối trước khi đoàn anh Sáu rời Huê kỳ về xứ, sau năm ngày, vui ít mà buồn nhiều, dù thông tấn trong nước ngợi ca là thành công tốt đẹp. Tận dụng cơ hội nơi đây, có rượu, có mồi, cọng với sự căng phồng lâng lâng vì phước lộc trùng phùng, ông “ giựt mic” tuyên bố nghe rất chi là lãnh đạo.

"Bài nói của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gây xúc động lớn đối với tôi.

Tôi trước đây đã từng đứng ở bên kia đấu trường với Chủ tịch. Những gì tôi được nghe hôm nay được xuất phát từ tình cảm, trái tim của một người dân Việt. Điều đó làm tôi rất ngạc nhiên và có thể nói rất cảm động. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã nói về dân tộc, về đất nước. Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.

Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt.

“Ngày hôm nay, chúng ta kỷ niệm sự kiện này nhân dịp Chủ tịch nước đến Mỹ, cùng nhìn về tương lai. Ở đây không có vấn đề Quốc - Cộng. Ở đây chỉ có vấn đề Việt Nam và dân tộc Việt.

Tôi muốn nhắn lời cảm ơn chân thành đến anh em trong nước 3 năm nay đã đón tiếp tôi. Tôi biết ơn những lời nói từ tâm hồn một người lãnh đạo của đất nước Việt Nam, một sự nâng niu gắn bó dân tộc. Xin cám ơn mọi người và xin cám ơn Chủ tịch, một người yêu nước". (Trích lời ông Kỳ” hậu tạ” khi trước đó anh Sáu nhắc tới ông.)

"Đến đây, tôi thực sự xúc động được gặp bà con, trong không khí cởi mở, thân mật như thế này. Anh Nguyễn Cao Kỳ đang ở Việt Nam nhưng khi nghe chuyến thăm của Đoàn có cuộc gặp gỡ ở đây đã bay về Mỹ và có mặt ở đây hôm nay.

Điều đó nói lên cái gì? Điều đó nói lên rằng chúng ta là người Việt Nam, dù quá khứ thế nào đi nữa, bây giờ hãy yêu thương nhau, đoàn kết với nhau vì chúng ta cùng một mẹ hiền Việt Nam, cùng hướng về Việt Nam. Có phải như vậy không?", Chủ tịch hỏi. Cả hội trường vang tiếng vỗ tay ủng hộ. (trích lời anh Sáu trong buổi dạ tiệc)

Khi Chủ tịch nước tay giơ cao ly rượu mời, trong tiếng pháo tay vang mãi, một số bà con đã rút khăn tay chấm vội lên khoé mắt. ( tường thuật của Nguyễn Anh Tuấn từ Quận Cam)

Có lẽ, theo lời ông Nguyễn Anh Tuấn tường thuật mà khả tín, thì ông Kỳ cũng ướt chiếc mu-xoa, vì những giọt nước mắt “cá cơm” bỡi ba năm qua, ơn Đảng, ơn chính phủ ông ta có một cõi đi về, còn gặp gỡ được với những nhân vật, ở một xứ sở, mà theo tích xưa ghi lại “ Củi đun như quế, thóc gạo như châu ngọc, và gặp quan khó như ma quỉ” và chiếm được cung ” Đại lợi” thì một chiếc mu-xoa có khi còn ít.

Nhưng vấn đề làm sản sinh ra bài viết nầy không phải chuyện đời tư ông Kỳ, ” vớ bỡ” trong mấy năm gần đây, mặc kệ ông ấy. Ông Kỳ có quyền ăn cây nào rào cây ấy theo từng thời , khi ông ấy thích như thế, ông ta có thể xun xoe, bợ đỡ người nào, nhóm lợi ích nào mang lại cho ông ta thuận lợi, nhân sinh quí thích chí cơ mà. Nhưng… ông Kỳ không chịu gói gọn mình trong phạm vi cá nhân ông ta, khi ông sống tới hai nhà nước pháp quyền là Việt Nam Cộng Hòa và Huê Kỳ. Và, có ba năm chung chạ, tới lui với một “ nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “ nữa mà ông, hoặc vì: ”tôi không thích vì tôi chưa thích” đã tự ý lấn sân, có thể vì quá vui trong men rượu, mồi ngon, hãy muốn vừa lòng anh Sáu để rồi sau đây lại gặp và “ liên hệ” anh Sáu chuyện làm ăn ở xứ " cùng một mẹ Việt nam”. Ở cái thời mà người giám hộ hợp pháp còn phải làm bao nhiêu thứ thủ tục nhiêu khê, phiền phức, chồng không có quyền thay vợ nếu không có giấy ủy quyền, ịn con mộc rõ ràng. Vậy mà ông Kỳ quả cao bồi hơn thời làm tướng cao bồi, dám ra tuyên bố:

“Tôi nghĩ, tôi không thể nói thêm gì hơn là tôi hoàn toàn chấp nhận tiếng nói của một dân tộc, một người Việt Nam.

Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt. Vì vậy, sự hiện diện của tôi ngày hôm nay, sau khi trở về Việt Nam, tôi muốn nói với đồng bào Việt Nam, đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt “.

Không nói ra thì e không tiện, mà nói ra thì có phủ phàng vì nói ra sự thật. Là, không hiểu trong một triệu rưỡi con người là “khúc ruột ngàn dặm”cả những người vì xã hội phân công thuở ấy dưới trướng ông Kỳ, tới con hay cháu nội ngoại của họ đang tồn tại nơi xứ Huê kỳ, có ứot khăn mu-xoa mừng rỡ khi nghe ông Kỳ nói dùm như vậy không?

Với dân tộc, ông Kỳ là ai? Mà có quyền dám nói rằng ”Tôi chấp nhận tiếng nói của một dân tộc” hình như ông ta quên là dân Việt nam không cử ông lần nào nữa sau vụ liên danh với ông Thiệu trúng cữ, nhất là ông ta ” xén váy tháo chạy” ngày 29/4/1975, và sau 30/4/75, những người chiến thắng ông ta gọi ông là “ bọn thằng Thiệu, Kỳ”. Cái ảo tưởng hào quang thuở ấy chẳng lẻ dư hương tới hôm nay? Để ông ta tuyên bố xanh rờn như vậy? Có lẽ. người sắm ra bài nầy cũng phải ẩu tả hỏi một cách vô phép rằng ”Tôi nói như vậy về ông Kỳ khúc ruột ngàn dặm nghe rõ không” để nghe câu trả lời cũng là xác minh của họ về nhân vật Nguyễn Cao Kỳ trong lòng họ hôm nay :

” đặc biệt những người từng dưới sự chỉ huy của tôi là: Ngày hôm nay, mọi bất hòa đã chấm dứt. “

Nếu, hỏi cũng là trả lời thì có lẽ ông Kỳ hơi bị vô duyên, vì hình như báo đài nước ngoài có thông tin là ngoài đó không xa, có đoàn người biểu tình bất đồng đang ồn ào phản đối, và điều nầy cũng được anh Sáu xác nhận chắc chắn:

"Trên đường đến đây hôm nay, tôi thấy một số ít bà con người Việt tụ tập, phản đối. Nói thật, tôi muốn xuống bắt tay họ, tôi muốn mời họ dự cuộc gặp hôm nay, để chúng ta cùng nói với nhau những lời chân thành, thẳng thắn. ( lời chủ tịch Nguyễn Minh Triết)

Những đồng bào nào có may mắn bị ông Kỳ đại diện nói giùm?

Trong vụ nầy, kể cả ông ta mượn chuyện để mạ lại nước xi-mạ đã tróc từ khuya là: ” Dù muốn dù không, đối với thế giới bên ngoài, đặc biệt đối với người Mỹ, tôi là một thứ biểu tượng của một bộ phận khác bên này của người Việt.”

Càng vô duyên hơn khi người Mỹ đang nói chuyện nhân quyền trong chuyến đi nầy, ông ta mượn Mỹ để hù dọa ai đây khi người Việt với nhau đang nói chuyện chung tay xây dựng đất nước ( dù không đúng lúc và chưa đúng nghĩa vì còn nhiều bất hòa, bất đồng)

Chuyện bên Huê kỳ hôm ấy nghe lõm bõm vì sóng phát thanh bị rò rò mỗi khi đài ngoài nói tin Việt nam,nhưng chắc cũng không sai mấy vì báo điện tử Vietnamnet đăng rõ ràng như vậy. Chỉ có chuyện báo không đăng, đài không đọc là ý nghĩ của mỗi con người quan tâm tới đời sống khá hơn lên, hay có chút lòng muốn dân tộc Việt nam cất cánh, nghĩ gì về chuyến đi nầy, và chuyện bên lề là ông Kỳ chạy marathon cho… kịp, rồi “giựt mic” nói vậy? ( ngôn ngữ các diễn đàn)

Nhân vật chính và hội đủ nhiều yêu cầu nhất là ngài chủ tịch Nguyễn Minh Triết, được Mỹ mời, đi có công có chuyện, vậy mà theo lời ông kỹ sư Đỗ Nam Hải qua sóng phát thanh RFA thì ” Ông Triết không đại diện cho nguyện vọng của Dân tộc Việt nam, vì ông ấy không do dân bầu” thì ông Kỳ ở đâu trong chốn này mà lời tuyên bố nghe hoành tráng tới vậy?

Thật là xin lỗi trước ông, kính lão có đắc thọ thật đi chăng nữa thì cũng khó mà kính ông, vì tất cả những gì có thể coi là

Trãi qua những cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.


Chính vì ông, tại ông , thà rằng ông cứ an tâm ở xứ Huê kỳ lãnh wây-fe, chiều chiều mang vợt đánh ten-nis, hay bán phở, thì có lẽ tự nhiên người ta “ bỏ qua và quên quá khứ”. Đằng này, ông lấy hơi tàn đã bốc mùi mà chơi trội, làm, buộc, người ta phải không chỉ nhớ, mà rà soát lại quá khứ của ông” từ ngày đuổi Pháp quá đà” vào tận miền Nam rồi leo lên tới phó Tổng thống , cho tới ngày… leo lên máy bay dông thẳng. Lịch sử dân tộc sẽ nói gì, về ông? Ông từng làm vương làm tướng, hét ra lửa, còn chẳng lợi gì cho dân tộc, nay tuổi già xế bóng, có vào ra đất Việt cũng chỉ giõi lắm là vinh thân, phì da cho ông, có khi vì những vụ áp phe của ông mà làm hư thêm cán bộ của nhà nước, và sự thất thoát nếu có là mồ hôi của tám chục triệu dân Việt è cổ ra gánh. Tôi không biết, vì tôi chưa biết, nhưng người Việt nam khắp mọi miền trong và ngoài nước sẽ nói gì, về ông? Thì, ông cũng nên biết trước khi lên Ca-nô đỏ sang đò. Nghe lõm bõm, đọc lõm bõm, nghĩ và viết cũng lõm bõm. Nhưng sự xác quyết thì chưa chắc lõm bõm lắm, nên cũng cố gắng vài chữ , kính ông. Giống như có lần thằng dân quèn nầy tiễn đưa một Phạm Duy dù còn sống nhăn răn, cưới bồ nhí ở đất Sề- ghềnh với lời Vĩnh biệt.

Lời dẫn chuyện có hơi dài dòng, từ tết Mùng năm, tới ông Khuất Nguyên thời tu-huýt, ông ta nhảy sông Tương vì đời say cả mình ông ta tỉnh, ngần ấy thôi mà thẹn dùm rồi nhảy sông “ chết nước” mà tới đời nầy khuấy cả hèm, húp cả bả, say quắc cần câu, sống nhăn răng, cười hề hề, còn lên sân khấu ca bài ca dâng đảng thì quả là cao siêu, sức khỏe và tài trí xưa nay hiếm.

Du Lam

Đoàn múa rối Ba Đình về nước


Tranh: Babui

Tinh thần tự do sáng tác trong giới làm văn học miền Nam

Nguyễn Văn Lục

Mai Thảo (1927-1998)Nguồn: vietbay.com
Muốn đánh giá đúng mức văn học miền Nam, nguời ta không thể bỏ qua yếu tố chính trị đã phân ly hai miền Nam Bắc. Miền Nam và mảng văn học ấy mang sắc thái đặc thù cá biệt dựa trên một chính thể pháp định, có tự do của con nguời. Tự do dân chủ, tự do tư tưởng dẫn đường đưa đến có tự do sáng tác.

Tôi muốn khẳng định điều ấy trong bài viết này.

Chế độ dân chủ miền Nam, dù là thứ dân chủ còn chập chững do còn những giới hạn, nó vẫn khác hẳn một chế độ độc tài toàn trị.

Nguời ta vẫn có thể viện cớ miền Nam có chế độ kiểm duyệt báo chí, nhất là ở duới thời đệ nhị cộng hòa để phản bác cho rằng rằng đó là một chế độ độc tài. Cũng không hẳn là không đúng, nhung xét cho cùng đó là một thứ tự do có giới hạn, một thứ dân chủ còn vỡ lòng, một thứ “độc tài êm dịu”.

Thứ độc tài êm dịu đó, sống chung thì khó chịu. Nhưng nay nhìn lại, so sánh thì chỉ cho thấy những dấu hiệu tích cực, tiêu biểu mà có thể nhiều người, ngay chính người viết trước đây đã không nhìn thấy được .

Thật vậy, khi nhìn lại nền văn học ấy cho thấy phần lớn các nhà văn đều có gốc công chức hay quân đội và nhất là giáo chức Trung Học và Đại Học.

Thử hỏi họ đã viết và sáng tác trong hoàn cảnh nào? Điều gì đã thúc đẩy họ để lại một di sản văn học tầm cỡ như thế? Một thế hệ nhà văn, một dòng văn học đa dạng, đa nguyên và đầy tính nhân bản? Đã đến lúc cần xới lại lòng tự hào, niềm kiêu hãnh nơi họ vốn đã bị phủ bởi một lớp bụi mù chính trị áp đặt oan uổng. Họ mất niềm tin nơi họ. Nói chi đến lớp độc giả dần dần cũng quên họ.

Các nhà văn quân đội như Thế Uyên, Lê Tất Điều, Thảo Trường, Phan Lạc Tiếp, Phan Nhật Nam sáng tác trong hoàn cảnh nào? Có bao giờ đơn vị truởng hạch hỏi, phê phán về việc viết lách của họ không? Họ có bị trù ếm không cho lên lon, lên chức chăng chỉ vì việc sáng tác không đúng đuờng lối, chính sách?

Chúng ta vẫn biết rằng viết một cuốn truyện là chấp nhận những điều rủi ro, rủi ro vì viết chưa tới, rủi ro vì chủ quan của tác giả, ngay cả vì đời chưa nhận ra mình. Cộng với những rủi ro vì bị kiểm duyệt, cắt xén? Nhưng khi Thế Uyên viết truyện Những hạt cát, cuốn truyện đầu tay rồi Những đoạn đuờng chiến binh, anh đã gặp những rủi ro nào về kiểm duyệt? Thảo Truờng với Thử lửa, Chạy trốn, Nguời đàn bà mang thai trên kinh Đồng Tháp, Vuốt Mắt, Chung Cuộc, Lá xanh, Nguời khách lạ trên quê hương. Đã có truyện nào trong số những truyện trên bị cắt mắt, sẻo tai? Mà những truyện anh viết phần lớn mang tính tiêu cực, phản chiến hay trăn trở.

Nói cho cùng ở sở, các anh là sĩ quan, là công chức. Về nhà, các anh đóng vai nhà văn tự do viết, tự do sáng tác? Chúng ta có thể đòi hỏi gì hơn nữa.

Phải thừa nhận sự tự do tư tưởng, tự do sáng tác là điều có thật ở miền Nam. Và chính điều ấy như lực đẩy giúp các nhà văn hình thành được tác phẩm văn học.

Sự tự do sáng tác đã tạo cho mỗi nhà văn một thế giới riêng, chẳng ai giống ai. Văn tùy bút của Võ phiến là bút pháp Võ Phiến không giống với văn phong của Mai Thảo. Cái làm nên Võ Phiến là Võ Phiến, là nhân dạng Võ Phiến không ai bắt chước đuợc. Có cái hồn của Võ Phiến trong đó. Ngay cả nếu có cái dở cũng là cái dở của riêng Võ Phiến.

Mỗi nhà văn là một thế giới, một cõi riêng.

Cái làm nên nhà văn, chính là chỗ ấy. Hay nói như Kafka, sách vở nhà văn phải giống như con tàu phá băng. Nó phá vỡ bên trong, phá vỡ những lối mòn suy tuởng, những cảm nghiệm suy tuởng đã đông cứng. Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Nguyên Sa, Dương Nghiễm Mậu, Quách Thoại đều ít nhiều cho thấy tính khai phá, tinh thần tự do sáng tạo như thế.

Nhà văn phải có tầm vuợt chính mình để vươn lên, để đi xa. Không thể có cao vọng, tầm nhìn xa nếu tự do sáng tạo không có?

Đó là uớc vọng của nguời làm văn học, lúc nào cũng như thể lên đuờng (en route) biết tự không bằng lòng và phủ nhận chính mình. Như thể sắp ra đi. Như thể muốn làm một cái gì mới, cái chưa có mặt, cái chưa định hình, cái en devenir, cái sắp là.

Chưa đuợc thì băn khoăn và trăn trở. Đó là kinh nghiệm sáng tác, làm văn học .

Thao thức trong cuộc hành trình nhân thế, với niềm hy vọng và chán chuờng. Cũng là một kinh nghiệm sáng tác nữa.

Một kinh nghiệm sống (expériences vécues) của việc thai nghén chữ nghĩa. Và ở một lúc nào đó. Bất ngờ. Như một bước nhảy. Chữ nghĩa như một dòng chảy, như suối nguồn, như dọi nắng, như tìm về cội nguồn.

Cho nên cảm nghiệm văn chương mỗi nhà văn, mỗi khác. Mỗi nhà văn, một lối nhìn, một nhân sinh quan.

Đối với nhà văn Mai Thảo, sau những năn tháng ăn nằm với chữ nghĩa thì cảm nghiệm có phần khinh bạc: Hừm, ra cái đếch gì với “Thế giới có triệu điều không hiểu, càng hiểu không ra lúc cuối đời”. Đó là kinh nghiệm cao ngạo. Còn đối với những nhà văn trẻ “nhìn thấy đủ”, “nếm đủ”, “chơi đủ” nên đã thất lạc khi vào đời, nhìn thấy tan vỡ truớc khi nhìn thấy hình thành một cái gì. Đó là kinh nghiệm nếm đủ. Trần Vũ tàn bạo, phung phá, nói đến phát vãng trinh tiết cho bất cứ ai muốn khởi sự là nhà văn. Đó là kinh nghiệm khinh bạc.

Dù là kinh nghiệm gì thì đó cũng là chất liệu như men trong bột, như cánh buớm đập cánh đủ làm nên trận bão, như giọt nuớc làm nên biển cả để nhà văn hình thành thai nghén ra một tác phẩm.

Cho nên, nói như Vũ Hạnh, gọi Dương Nghiễm Mậu là phản động thì tội cho nhà văn quá. Các nhà văn miền Nam, làm gì thì làm, nhưng kỵ nhất làm kẻ tuyên truyền cho bất cứ ý thức hệ nào. Họ “không biết hèn”. Họ khác nguời Cộng Sản và bọn theo đuôi. Chỉ những ai đeo đuổi một chủ nghĩa giáo điều thì mới có thể gán cho nguời khác hai chữ phản động.

Chính vì có tự do suy nghĩ, tự do sáng tạo mà tôi có thể nhìn ra đuợc diện mạo của từng nhà văn, nhà thơ, từng hoạ si, nhạc si và ngay cả tiếng hát của từng ca sĩ. Nguời ta nói đến tiếng hát Thái Thanh, Khánh Ly, Lệ Thu, Hoàng Oanh, Mai Hương đến Anh Ngọc, Lê Uyên Phương, Elvis Phương và cả Chế Linh.

Chẳng ai giống ai cả, vì không sản sinh từ một lò, một khuôn đúc. Tiếng hát Chế Linh có người chê, nhưng Chế Linh là Chế Linh.

Khác biệt và đa dạng. Đó chính là diện mạo văn học miền Nam. Hay dở, hãy khoan tính. Và nhiều khi không thể đem ra so sánh đuợc. Không ai ngu dại gì đem Chú Tư Cầu hay Nguyệt Đồng Xoài của nhà văn Lê Xuyên so sánh với tác phẩm Cũng Đành, hay Tuổi nước độc của Dương Nghiễm Mậu. Chúng khác xa nhau một trời một vực từ thế giới truyện, nhân vật truyện, văn phong, nội dung truyện và dự phóng của tác giả.

Cho nên dung mạo Văn học miền Nam mang tính ĐA DẠNG. Đa dạng về tác giả, về đề tài, về xu huớng sáng tác, về nguồn cảm hứng, về thể loại.

Chúng ta có thể tự hào về những điều ấy, vì chúng ta không có thứ văn nghệ đồng phục.

Và cái nền văn học ấy đã có một thời trải qua những thử thách về quyền tự do báo chí ở miền Nam vào những ngày tháng chót của VNCH.

Càng thử thách, càng chứng tỏ miền Nam có được tự do sáng tạo bằng chính sự phấn đấu của mình. Không có điều gì cho không, dù đó là dân chủ hay tự do.

Đây một lần nữa chứng minh hùng hồn, mảnh đất miền Nam là đất của tự do.

Vào những năm tháng chót của miền Nam Việt Nam, có 301 linh mục ký tên vào tuyên ngôn 18/6/1974, tuyên ngôn chống tham nhũng, bất công và tệ đoan xã hội để cảnh cáo chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Rồi đến ngày 8/9 cuộc mít tinh của 5000 giáo dân ở Huế để đáp lại lời kêu gọi và đưa ra bản Cáo trạng số 1 tố cáo đích danh TT Nguyễn Văn Thiệu như một người tham nhũng số 1 với 6 truờng hợp điển hình cụ thể, đuợc đọc tại nhà thờ Phủ Cam Huế. Tờ Tin Mừng Hôm nay đua tin nhu sau, LM Nguyễn Kim Bính, quản xứ Phú Cam đa lớn tiếng tuyên bố:" Giờ lịch sử của nguời công giáo đã điểm hôm nay ...Trong khuôn viên này, đã có hằng trăm thánh Tử đạo. Đã đến lúc chúng ta không sợ"

là ... Chế Linh Nguồn: chelinh.com

Bộ Dân Vận chiêu hồi buộc các báo không được đăng bản cáo trạng số 1.

Ngày 12/9, Khoảng 200 đại diện giới báo chí, luật su, văn nghệ sĩ, trí thức đã họp bàn về:" Chính sách bóp nghẹt báo chí của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu". Sau buổi Hội thảo này, nghị viên Hà Thế Ruyệt, một nguời năng nổ, xông xáo, chỗ nào ững có mặt, đại diện cho tờ Sóng Thần đã đốt luật 19/69 và sắc luật 007/72 để tuyên dương quyền tự do ngôn luận.

Sau đó, chỉ có 3 tờ báo Sóng Thần, Điện Tín, Đại Dân Tộc đăng nguyên văn Bản cáo trạng số 1. Báo bị tich thu và truy tố ra tòa.


Ngày 10/10/1974: Ngày ký giả đi ăn mày.

Để chống lại kiểm duyệt và bóp nghẹt báo chí nên cùng với Ủy ban chống tham nhũng của cha Thanh tổ chức ngày ký giả đi ăn mày. Chúng tôi có đầy đủ những tấm hình này của báo Sóng Thần mà may mắn nay chúng ta còn nguyên vẹn những số báo ấy. Phải ghi nhận các anh chị báo Sóng Thần như Uyên Thao, Lẽ Văn Thiệp, giáo sư Đặng Thị Tám, nhà văn Trùng Dương, ký giả Trần Phong Vũ đã biên tập lại. Những tài liệu ghi lại ở đây đều lấy từ nguồn tài liệu quý báu đó may măn thoát cảnh phần thư 1975.

Chẳng hạn hình Hà Thế Ruyệt đốt báo, hình hàng chục ngàn người biểu tình từ Quốc Hội ra chợ Bến Thành. Hình ảnh Lm Nguyễn Quang Lãm đội nón chống gậy cùng Lm Thanh Lãng và ông Hồ Hữu Tuờng tham gia biểu tình. Cảnh sô sát giữa cảnh sát và dân chúng.

Xem những bức hình đó, không khỏi xúc động về một miền Nam sáp sửa mất vào tay Cộng Sản. Hình như chúng ta đang làm một cuộc tự sát tập thể trước khi chết?


Ngày 31/10/1975: Ngày báo chí và công lý thọ nạn

Có thể nói trong suốt gần 20 năm miền Nam VN, chưa bao giờ có cuộc vận động nhiều giới, nhiều thành phần, tôn giáo, đảng phái đề huề và “vui vẻ” đến như thế. Đây là một cuộc đối đầu giữa đám đông trí thức và một ông Tổng Thống ngang ngạnh và tỏ ra yếu thế, mặc dù có đầy đủ lực luợng Cảnh sát dã chiến.

Trong phiên xử ngày 31/10/1974, có đến 205 luật sư tình nguyện đứng ra biện hộ cho báo Sóng Thần .. Họ ra kháng thư phản đối ông Thiệu ngăn chặn luật sư đến tòa, rồi bị xô đẩy, ném đá như các truờng hợp luật sư Vũ Văn Mẫu, Phan Tấn Chức, Đinh Thạch Bích, Nguyễn Văn Tấn. LM Thanh, một nhân chứng quan trọng nhất thì bị đánh trọng thương khi trên đuờng đến tòa .. Rồi kháng thư đủ loại của Nghiệp đoàn ký giả, tuyên ngôn của luật sư đoàn, kháng thư của LM Thanh với bộ nội vụ, thư của luật sư Hồ Tri Châu gửi ông chủ tịch Tối cao pháp viện. Thanh Lãng viết bài: Mọi giới đều đi tù. Nhật Tiến viết bài: cảm nghĩ của một nguời viết văn về vụ án báo chí .. Trùng Dương, Nguyễn Thị Thái, chủ bút Sóng Thần viết: Viết cho các con tôi. Nhật Báo Sóng Thần truớc khi ra tòa viết: thư tạ từ mọi giới. Rồi Tuyên cáo số 1, số 2 của Hội chủ báo.

Thông điệp của Hòa Thuợng Thích Trí Thủ, viện truởng viện hóa đạo, GHPGVNTN. Chủ tịch Văn bút Thanh Lãng lên án chế độ kiểm duyệt và tảy chay tham dự giải thuởng của chính phủ .. Hội chủ báo ra Quyết định, ký tên Nghị sĩ Tôn Thất Đính.. Tất cả cộng lại là 2, 3 bản công bố. Tuyên cáo của Hội Bảo vệ nhân quyền do Hội Truởng Phan Bá Cầm và Tổng Thư Ký Thái Lăng Nghiêm đồng ký tên. Hội đồng giáo sư Đại học luật khoa với với một lô tên tuổi như Vũ Quốc Thông, Vũ Văn Mẫu, Vũ Quốc Thúc, tất cả 19 vị.

Cảm tưởng chung của tôi khi đọc tập tài liệu này là Công lý giữa vòng kẽm gai, bạo lực phải nhuờng buớc truớc lương tri, lẽ phải. Đó là mặt trái của công lý, sự thật đuợc dàn cảnh bằng hàng rào kẽm gai, bằng lựu đạn cay, bằng dùi cui. Nhưng đó vẫn chỉ là những phương tiện “đuợc coi là hợp pháp” mà chính phủ có quyền xử dụng ..Mặt khác nó cũng nói lên rằng, chỉ có ở miền Nam, mảnh đất tự do, nguời dân mới có quyền đòi công lý, dám đòi và dám làm, vì biết chắc chắn rằng: sẽ không bị ám sát, thủ tiêu.

Ít ra, nguời dân có quyền bầy tỏ, quyền đòi. Có quyền đòi hỏi tranh đấu cho tự do, dân chủ thì tự nó, sự đòi hỏi ấy là bằng cớ cho tự do tiềm ẩn.

Tất cả hàng vạn dân chúng đã xuống đuờng, đã đả đảo Nguyễn Văn Thiệu mà không sợ, vì biết chắc chắn rằng đêm nay ngủ yên và không có công an mật vụ bắt đi mất tích .

Đây là điểm mấu chốt khác biệt giữa chế độ miền Nam và chế độ miền Bắc.

Tôi nhìn lại hình ảnh anh Hà Thế Ruyệt, áo chemise trắng cravate hẳn hoi, bình tinh và tươi cười đốt luật 19/69 và sắc luật 007172. Và cạnh đó giới báo chi thản nhiên đứng coi những tờ báo bị hỏa thiêu. Hàng chồng báo đủ loại đa bị đốt như thế. Con số chính xác là 10 ngàn tờ. Cảnh sô sát có. Nhưng cũng khá là cảm động cảnh một cụ già mặc Pyjama, nắm tay một cậu bé chừng 9, 10 tuổi, rồi một bà đội nón, áo bà ba, mấy cô gái trẻ nắm tay nhau làm hàng rào ngăn chặn cảnh sát ..

Chẳng ai bảo ai mà họ đã làm nhu thế. Một cảnh như thế, có thể nào xảy ra trong chế độ CS toàn trị không? Khổng là không.

Hình ảnh Nguyễn Quang Lãm, nón lá, bị gậy cùng với Thanh Lãng, Hồ Hữu Tường trông không giống ăn mày tý nào cả, cho dù chỉ là ăn mày một buổi. Bởi vì, mặt ông nào cũng trang bị một cái kính râm tổ chảng. Chẳng thế mà những bức hình này sau đó đã đuợcThanh Lãng lộng kính, trịnh trọng treo giữa phòng khách nhà ông về một ngày đáng ghi nhớ, vì đã đuợc đi ăn mày.

Hình ảnh các em học sinh lấy ngay các rào cản kẽm gai của cánh sát làm chuớng ngại vật thật sinh động. Rồi bên kia Cảnh sát dã chiến, bên này thanh niên gậy và đá đáp lễ. Ít ra thì cũng là một cuộc tranh đấu sòng phẳng và công bằng, khá là sạch, khá là chơi đẹp. Hình ảnh ông cha Nguyễn ngọc Lan, nằm bất tỉnh chỉ là sự cố bất ngờ quá tay mà không phải do một sự đàn áp dã man quá độ. Đến hình ảnh các ông luật sư ăn mặc trịnh trọng hiên ngang tiến buớc không một chút sợ sệt, trái lại không dấu nổi niềm hãnh diện ứa tràn ra trên mặt. Nhiều ông mặt non chọet còn búng ra sữa, phải chăng đây là cơ hội bằng vàng được xuất hiện truớc công chúng và báo chí? Bởi vì đây là ngày trọng đại, mang nhiều ý nghĩa trong suốt cuộc đời làm luật sư của họ mà có nhiều khi phải đút lót, luồn lọt. Dễ thương là hình ảnh bà luật sư Nguyễn Phước Đại thay vì lo cãi thì lo cắt chanh phòng hờ lựu đạn cay.

Đặc biệt không thể nào quên đuợc hình ảnh bà chủ báo, khá xinh đẹp, áo dài trắng, vành khăn tang, không lộ một chút đau thương bi lụy, nửa nữ sinh, nửa đan bà. Nốt ruồi bên phải má, khá đậm trên đôi mắt kính to vành, chẳng lộ nét buồn hay vui? Chiếc áo dài may cắt khéo bó lấy nguời, như đi dự một party, vây quanh một đám đông đảo luật sư coi tuồng như muốn tranh nhau bảo vệ nguời đẹp.

Ảo tưởng của trí thức miền NamNguồn: crobertwang.com

Quang cảnh như ngày hội: Hội biểu dương tự do và công lý. Có nét đẹp quyến rũ giữa hàng rào kẽm gai và khói lựu đạn cay. Giữa rừng nguời khát tự do và công lý.

Tà áo trắng của Trùng Dương giữa rừng đàn ông. Tự hỏi họ khát gì?

Lá thư mà chị đã viết cho con như lời giã biệt có thể đã là thừa, vì sự việc đã không diễn ra một cách bi thảm nhu thế.

Mọi người bất kể. Tham dự Ngày ký giả đi ăn mày . Quả thực, họ quả có quyền hãnh diện như thế.

Cuối cùng thì tôi nghi rằng miền Nam thua miền Bắc vì những thứ ấy. Thua là phải. Trò chơi dân chủ phải trả một giá đắt. Nhưng mặt khác thì bất cứ nguời miền Nam nào dù có thua, cũng không vì thế mà không hãnh diện. Chúng ta chơi đẹp và thua cũng đẹp, vẫn có quyền ngửng đầu lên. Vẫn có quyền khinh nguời khác chơi bẩn, chơi xấu. Và không quên khinh những bọn theo đuôi bây giờ. Tôi sẽ không dùng từ Thân Cộng, vì quen quá rồi. Tôi gọi bọn họ là bọn theo đuôi cái đuôi CS dãy chết. Và xin tặng những bọn theo đuôi đang về nịnh Cộng Sản câu thơ của Nguyễn Duy:

Xin đừng hót những lời chim chóc mãi

Miền Nam tự do là như thế ấy. Làm gì có ai phản động. Chỉ có những người chống đối, phản kháng, bất đồng. Nay thì cả những người đà từng chống đối dưới bất cứ danh nghĩa gì như trí thức thiên tả, phản chiến, thành phần thứ ba trên các báo chí như Hành Trình, Thái Độ, Lập Trường, Đối Diện. Và trên các báo ngày như Đại Dân Tộc, Điện tín... Đa số trong bọn họ biết mình đã lầm lẫn, lợi dụng hai chữ tự do để nhân danh nó đòi hỏi một điều mà thực sự họ đang có trong tay.

Và nhạc phản chiến, thơ văn phản chiến đủ loại, sáng tác đủ loại tung tăng bay nhảy, len lỏi khắp miền Nam đến nỗi có thể nói đến một dòng văn học phản chiến. Tất cả chỉ là trò chơi ảo tưởng chính trị.

Cao trào đòi hõi tự do dân chủ dâng cao. Cùng nhịp là sụ hăng say nhiệt cuồng trong những sáng tác đủ loại đã ra đời. Cái mà ta gọi là từ bỏ một nền văn học hưởng thụ, văn học lãng mạn, văn học hiện sinh để đẩy cao một nền văn học dấn thân và nhập cuộc.

Tất cả những nhà văn, nhà báo miền Nam đã từng hoạt động, từng tranh đấu cho tự do, dân chủ mới vỡ lẽ ra rằng, chúng ta đã một thời tranh đấu cho một điều đã có sẵn trong tay.

Cái mà tôi bẽ bàng gọi tên nó là: ảo tưởng của trí thức miền Nam và chúng ta tất cả đã vẽ đường cho hươu chạy.

Việt Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết

Ô Quan Hạ thực hiện

Lời giới thiệu của Việt Weekly: Việt Weekly ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Phía tòa đại sứ Việt Nam tại Washington D.C. yêu cầu làm đơn xin và kèm theo những câu hỏi hay đề tài muốn hỏi. Việt Weekly làm đúng thủ tục này và đã gởi vào 15 câu hỏi, bao gồm 3 lãnh vực quan hệ Việt Mỹ, tình hình Việt Nam và quan hệ với cộng đồng. Việc được tiếp xúc với ông Nguyễn Minh Triết để thực hiện cuộc phỏng vấn đã không được xác nhận cho tới giờ chót, vào lúc gần trưa ngày 23 tháng 6, trước lúc ông lên đường trở lại Việt Nam. Khi được gặp, ông Triết giải thích vì vấn đề thì giờ bị giới hạn của chuyến đi cho nên đã trả lời trước 12 trong 15 câu hỏi đã được đặt ra. Và đồng thời, trong thời gian ngắn ngủi của buổi gặp mặt, ông cho phép phóng viên của Việt Weekly được đặt thêm một câu hỏi trực tiếp và ông sẽ trả lời ngay tại chỗ. Sau đây, câu hỏi đầu tiên được trả lời trực tiếp. Tiếp theo đó là 12 câu hỏi được trả lời qua văn bản soạn trước, được trao cho phóng viên Việt Weekly trong dịp gặp mặt.



VW: Hiện nay, sản phẩm báo chí từ phía Việt Nam được tự do phát hành tại hải ngoại, trong khi đó sản phẩm báo chí của cộng đồng hải ngoại lại bị cấm phát hành tại Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?

NMT: Vấn đề báo chí rồi cũng sẽ thông thương thôi. Bởi vì, hiện tại, báo chí nước ngoài tại Việt Nam cũng tương đối phong phú chứ không phải là không có đâu. Nhưng mà cũng phải nói rằng có những bài báo, thậm chí có những tờ báo nữa, thiếu thiện chí, cho nên, có khi cũng phải sàng lọc lại một tí. Cho nên tôi nghĩ rằng về lâu về dài thì cái chuyện thông thương, báo trong nước ra ngoài, báo ngoài nước về Việt Nam là chuyện bình thường.

VW: Ông nghĩ rằng thời gian để chuyện đó xảy ra là bao lâu? Vài năm hay nhiều năm nữa?

NMT: Mọi chuyện không thể nói được, nhưng mà cái xu hướng nó là như thế. Gia nhập vào WTO, mình đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới rồi. Không phải chỉ hội nhập về kinh tế thôi đâu. Mọi việc có những cái bước đi theo đó thôi. Tôi mong là quý anh em cũng vậy. Bởi vì có những thông tin, tôi nói thật là không khách quan. Không khách quan mà đương nhiên là đưa về phổ biến trong nước thì nó sẽ gây một cái tác hại không hay.

VW: Nhiều người cho rằng một nền chính trị đa đảng và một xã hội có tự do ngôn luận sẽ phát triển tiềm năng dân tộc Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là mô hình mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng để đưa nước họ trở nên hùng mạnh. Ông có đồng ý với suy nghĩ đó không?

NMT: Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết thể chế chính trị của mình, mỗi nước có quyền lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với hoàn canûn văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của mình. Nói cách khác, việc lựa chọn chế độ một Đảng hay nhiều Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của mỗi dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân dân mà ra, Đảng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và lựa chọn theo Đảng. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng trong hơn 20 năm qua đã thực sự làm thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường cả thế và lực cho Việt Nam cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được qui định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật và được tôn trọng trên thực tế. Với đường lối đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự huy động được sức mạnh toàn dân, đồng lòng nhất trí hướng mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

VW: Đối với những người ở bên trong Việt Nam lên tiếng đòi dân chủ, ông nghĩ gì về họ và sẽ đối xử với họ ra sao?

NMT: Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân về mọi lĩnh vực, kể cả những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Điều tôi muốn nói ở đây là, Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách đảm bảo các quyền tự do dân chủ của người dân. Các quyền đó được ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp quy. Nhà nước cũng thực thi nhiều chính sách nhằm bảo đảm và phát huy các quyền tự do, dân chủ của người dân với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tham gia công việc chung của đất nước. Ơ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm luật pháp sẽ bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.

VW: Nền công lý của Việt Nam có bị điều khiển bởi chính quyền hay đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm sao để người dân và giới đầu tư yên tâm rằng nếu có tranh tụng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng?

NMT: Pháp luật Việt Nam có những qui định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như vai trò của các cơ quan này trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trong quá trình tố tụng, các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về trình tự thủ tục điều tra, giam giữ, xét xử, bảo đảm quyền lợi cho những người bị truy tố và xét xử.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy sự tin tưởng của họ của môi trường làm ăn, kinh doanh ở Việt Nam.

VW: Về mặt cơ cấu chính trị, Việt Nam sẽ đi theo khuynh hướng nào? Nếu tiếp tục đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, có nguy cơ xảy ra bạo động lật đổ chính quyền như đã xảy ra ở Đông Âu không?

NMT: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc hơn 99% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua đã cho thấy lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam và con đường phát triển của Việt Nam. Con số biết nói này là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này.

VW: Tham nhũng có phải là một nguy cơ trầm trọng hiện nay không? Làm sao để có thể giải quyết được vấn đề này mà không có một cơ chế chính trị thực sự có khả năng giám sát và phân quyền?

NMT: Tham nhũng là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều gặp phải. Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống và đẩy lùi tham nhũng. Chống tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. Nếu không chống tham nhũng sẽ không thể huy động được nguồn lực cho phát triển và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Việt Nam hiện có hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế để thực hiện phòng chống tham nhũng như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương… Chúng tôi chủ trương điều tra, xử lý nghiêm minh và công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện.

Bên cạnh đó, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, nhà nước khuyến khích nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tích cực giám sát, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham nhũng.

VW: Mỹ là siêu cường duy nhất còn của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời cũng từng là một đối thủ của Việt Nam trong chiến tranh. Tính chất quan hệ Việt – Mỹ hiện nay như thế nào? Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam được lợi và hại gì?

NMT: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp và đạt được những kết quả to lớn. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, tôi và ngài Tổng thống Bush đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định và hiệu quả.

Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích và quan tâm chung từ những lợi ích kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo… đến lợi ích trong hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động mang tính nhân đạo nhằm phòng chống các bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm và khắc phục hậu quả chiến tranh. Việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương là phù hợp với lợi ích của cả hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Việc thiết lập quan hệ mà nhiều người cho là có tính cách chiến lược với Mỹ có làm cho Trung Quốc khó chịu không?

NMT: Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc phát triển quan hệ với một nước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với nước khác.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Trong quan hệ với Trung Quốc, vấn đề biên giới đất liền và lãnh hải có phải là một việc khó giải quyết hay không? Và còn có những vấn đề khó khăn nào khác nữa?

NMT: Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững với Trung Quốc. Quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt – Trung thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai nước thống nhất về nguyên tắc giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Thời gian qua, việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ đã đạt được kết quả tích cực. Hai nước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành toàn bộ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã đi vào cuộc sống và được các bên tuân thủ, thực hiện tương đối tốt. Hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

VW: Trong môi trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để các công ty trong nước có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty lớn trên thế giới có nhiều ưu thế về kỹ thuật, nhân sự và tài chính?

NMT: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đem lại những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những thách thức đó là môi trường kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của nhà nước.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt những cơ hội do WTO mang lại như thu hút đầu tư, mở rộng thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phát huy những lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu và phân phối… để cạnh tranh. Tôi cũng rất vui khi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất năng động, sáng tạo, tranh thủ được những cơ hội do WTO mang lại và phát huy được lợi thế của mình. Những doanh nghiệp này không những cạnh tranh có hiệu quả với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa mà còn mở rộng được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ra thị trường bên ngoài.

VW: Thử thách lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm tới và 10 năm tới là gì?

NMT: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong 5 và 10 năm tới là làm sao tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững nhằm đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.

20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, điều quan trọng là làm thế nào để phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, xây dựng thành công một nước Việt nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam như vậy là mục tiêu và khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có cá nhân tôi.

VW: Chuyến viếng thăm Mỹ lần đầu tiên của một chủ tịch nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì đối với Việt Nam? Ông có nhận xét gì về nước Mỹ?

NMT: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, tôi đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ 18 đến 23/06/2007. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đưa sự họp tác nhiều mặt giữa hai nước sang một giai đoạn mới, trên một nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã có nhiều gặp gỡ tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, gửi đến bà con những thông tin mới nhất tình hình trong nước, thúc đẩy mối liên hệ gắn bó giữa bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ với quê hương đất nước.

Như những người Việt Nam khác, tôi rất ấn tượng trước sự năng động, sáng tạo và sự cởi mở của người dân Mỹ.

VW: Ông nghĩ sao về tập thể cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã từng đứng bên kia chiến tuyến và vẫn còn đang có chính kiến khác biệt với ông? Quan hệ Việt Nam muốn có với những cộng đồng này như thế nào?

NMT: Tôi muốn khẳng định là bà con ta ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng, luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn chung lòng góp sức cùng nhau xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, tôi cũng lấy làm tiếc là do hệ quả của lịch sử, một số rất ít kiều bào vẫn có sự chia rẽ về chính trị, và một số nhóm người vẫn còn giữ thái độ cực đoan không chấp nhận những chuyển biến to lớn đang diễn ra ở trong nước.

Tôi muốn nói thế này, những ai còn có những suy nghĩ băn khoăn, ngờ vực hãy về thăm đất nước, tận mắt chứng kiến thực tế của nước nhà, gặp gỡ, trao đổi với những người dân trong nước. Hãy đến với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, thu hẹp được sự cách biệt.

Tổ quốc Việt Nam là quê hương thân yêu của mọi người Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người Việt Nam. Đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và nhà nước cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới các chủ trương, chính sách liên quan đến kiều bào, đáp ứng mong muốn của bà con và yêu cầu phát triển của đất nước.

-------------------------
Nguồn: Việt Weekly

Việt Weekly phỏng vấn Nguyễn Minh Triết

Ô Quan Hạ thực hiện

Lời giới thiệu của Việt Weekly: Việt Weekly ngỏ ý muốn được phỏng vấn ông Nguyễn Minh Triết trong dịp ông ta công du Hoa Kỳ. Phía tòa đại sứ Việt Nam tại Washington D.C. yêu cầu làm đơn xin và kèm theo những câu hỏi hay đề tài muốn hỏi. Việt Weekly làm đúng thủ tục này và đã gởi vào 15 câu hỏi, bao gồm 3 lãnh vực quan hệ Việt Mỹ, tình hình Việt Nam và quan hệ với cộng đồng. Việc được tiếp xúc với ông Nguyễn Minh Triết để thực hiện cuộc phỏng vấn đã không được xác nhận cho tới giờ chót, vào lúc gần trưa ngày 23 tháng 6, trước lúc ông lên đường trở lại Việt Nam. Khi được gặp, ông Triết giải thích vì vấn đề thì giờ bị giới hạn của chuyến đi cho nên đã trả lời trước 12 trong 15 câu hỏi đã được đặt ra. Và đồng thời, trong thời gian ngắn ngủi của buổi gặp mặt, ông cho phép phóng viên của Việt Weekly được đặt thêm một câu hỏi trực tiếp và ông sẽ trả lời ngay tại chỗ. Sau đây, câu hỏi đầu tiên được trả lời trực tiếp. Tiếp theo đó là 12 câu hỏi được trả lời qua văn bản soạn trước, được trao cho phóng viên Việt Weekly trong dịp gặp mặt.



VW: Hiện nay, sản phẩm báo chí từ phía Việt Nam được tự do phát hành tại hải ngoại, trong khi đó sản phẩm báo chí của cộng đồng hải ngoại lại bị cấm phát hành tại Việt Nam, ông nghĩ sao về vấn đề này?

NMT: Vấn đề báo chí rồi cũng sẽ thông thương thôi. Bởi vì, hiện tại, báo chí nước ngoài tại Việt Nam cũng tương đối phong phú chứ không phải là không có đâu. Nhưng mà cũng phải nói rằng có những bài báo, thậm chí có những tờ báo nữa, thiếu thiện chí, cho nên, có khi cũng phải sàng lọc lại một tí. Cho nên tôi nghĩ rằng về lâu về dài thì cái chuyện thông thương, báo trong nước ra ngoài, báo ngoài nước về Việt Nam là chuyện bình thường.

VW: Ông nghĩ rằng thời gian để chuyện đó xảy ra là bao lâu? Vài năm hay nhiều năm nữa?

NMT: Mọi chuyện không thể nói được, nhưng mà cái xu hướng nó là như thế. Gia nhập vào WTO, mình đã hội nhập vào nền kinh tế thế giới rồi. Không phải chỉ hội nhập về kinh tế thôi đâu. Mọi việc có những cái bước đi theo đó thôi. Tôi mong là quý anh em cũng vậy. Bởi vì có những thông tin, tôi nói thật là không khách quan. Không khách quan mà đương nhiên là đưa về phổ biến trong nước thì nó sẽ gây một cái tác hại không hay.

VW: Nhiều người cho rằng một nền chính trị đa đảng và một xã hội có tự do ngôn luận sẽ phát triển tiềm năng dân tộc Việt Nam tốt hơn. Đây cũng là mô hình mà rất nhiều nước khác trên thế giới đã áp dụng để đưa nước họ trở nên hùng mạnh. Ông có đồng ý với suy nghĩ đó không?

NMT: Tất cả các dân tộc đều có quyền tự quyết thể chế chính trị của mình, mỗi nước có quyền lựa chọn mô hình phát triển phù hợp với hoàn canûn văn hóa, lịch sử, kinh tế xã hội của mình. Nói cách khác, việc lựa chọn chế độ một Đảng hay nhiều Đảng lãnh đạo là sự lựa chọn của mỗi dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân dân mà ra, Đảng đã lãnh đạo, dìu dắt nhân dân vượt qua muôn vàn khó khăn thử thách, giành lại độc lập, tự do, thống nhất đất nước. Vì vậy, nhân dân Việt Nam đã thừa nhận và lựa chọn theo Đảng. Hiến pháp năm 1992 đã ghi nhận Đảng Cộng sản Việt nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội Việt Nam. Những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản khởi xướng trong hơn 20 năm qua đã thực sự làm thay đổi diện mạo đất nước, tăng cường cả thế và lực cho Việt Nam cả ở trong nước và trên trường quốc tế. Các quyền tự do dân chủ cơ bản của nhân dân Việt Nam, trong đó có quyền tự do ngôn luận, được qui định trong hiến pháp và các văn bản pháp luật và được tôn trọng trên thực tế. Với đường lối đúng đắn của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực sự huy động được sức mạnh toàn dân, đồng lòng nhất trí hướng mục tiêu xây dựng một đất nước “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.

VW: Đối với những người ở bên trong Việt Nam lên tiếng đòi dân chủ, ông nghĩ gì về họ và sẽ đối xử với họ ra sao?

NMT: Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe ý kiến đóng góp của người dân về mọi lĩnh vực, kể cả những vấn đề còn tồn tại trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước.

Điều tôi muốn nói ở đây là, Việt Nam có đủ cơ chế, chính sách đảm bảo các quyền tự do dân chủ của người dân. Các quyền đó được ghi trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp quy. Nhà nước cũng thực thi nhiều chính sách nhằm bảo đảm và phát huy các quyền tự do, dân chủ của người dân với việc xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xác định các hình thức tổ chức và có cơ chế để người dân thực hiện tốt quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; tham gia công việc chung của đất nước. Ơ Việt Nam không có ai bị bắt giữ vì lý do chính kiến, chỉ có những người vi phạm luật pháp sẽ bị xét xử theo đúng qui định của pháp luật.

VW: Nền công lý của Việt Nam có bị điều khiển bởi chính quyền hay đảng Cộng sản Việt Nam không? Làm sao để người dân và giới đầu tư yên tâm rằng nếu có tranh tụng, họ sẽ được xét xử một cách công bằng?

NMT: Pháp luật Việt Nam có những qui định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp cũng như vai trò của các cơ quan này trong hệ thống chính trị Việt Nam.

Trong quá trình tố tụng, các cơ quan thực thi pháp luật phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định của pháp luật về trình tự thủ tục điều tra, giam giữ, xét xử, bảo đảm quyền lợi cho những người bị truy tố và xét xử.

Hiện nay, Việt Nam vẫn đang tiếp tục quá trình cải cách tư pháp, hoàn thiện hơn nữa môi trường kinh doanh, thiết lập môi trường pháp lý công bằng, bình đẳng, cạnh tranh cho mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Việc các nhà đầu tư nước ngoài ngày càng tăng đầu tư vào Việt Nam đã cho thấy sự tin tưởng của họ của môi trường làm ăn, kinh doanh ở Việt Nam.

VW: Về mặt cơ cấu chính trị, Việt Nam sẽ đi theo khuynh hướng nào? Nếu tiếp tục đi theo khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, có nguy cơ xảy ra bạo động lật đổ chính quyền như đã xảy ra ở Đông Âu không?

NMT: Sau hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và quan trọng trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, đối ngoại. Điều đó thể hiện sự đúng đắn trong việc lựa chọn con đường phát triển tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.

Sự lựa chọn con đường phát triển xã hội chủ nghĩa đã được toàn thể nhân dân Việt Nam ủng hộ. Việc hơn 99% cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội vừa qua đã cho thấy lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với Nhà nước Việt Nam và con đường phát triển của Việt Nam. Con số biết nói này là câu trả lời rõ ràng nhất cho câu hỏi này.

VW: Tham nhũng có phải là một nguy cơ trầm trọng hiện nay không? Làm sao để có thể giải quyết được vấn đề này mà không có một cơ chế chính trị thực sự có khả năng giám sát và phân quyền?

NMT: Tham nhũng là vấn đề mà hầu hết mọi quốc gia đều gặp phải. Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm chống và đẩy lùi tham nhũng. Chống tham nhũng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế và giữ vững ổn định chính trị. Nếu không chống tham nhũng sẽ không thể huy động được nguồn lực cho phát triển và làm xói mòn lòng tin của nhân dân.

Việt Nam hiện có hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế để thực hiện phòng chống tham nhũng như Luật phòng chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, thành lập Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng ở Trung ương và các địa phương… Chúng tôi chủ trương điều tra, xử lý nghiêm minh và công khai các vụ tham nhũng đã được phát hiện.

Bên cạnh đó, để phòng chống tham nhũng có hiệu quả, nhà nước khuyến khích nhân dân và các cơ quan thông tin đại chúng tham gia tích cực giám sát, phát hiện và ngăn ngừa các hành động tham nhũng.

VW: Mỹ là siêu cường duy nhất còn của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời cũng từng là một đối thủ của Việt Nam trong chiến tranh. Tính chất quan hệ Việt – Mỹ hiện nay như thế nào? Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam được lợi và hại gì?

NMT: Quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là mối quan hệ hai bên cùng có lợi. Trong thời gian qua, quan hệ giữa hai nước đã phát triển tốt đẹp và đạt được những kết quả to lớn. Trong chuyến thăm Hoa Kỳ lần này, tôi và ngài Tổng thống Bush đã thảo luận các biện pháp phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, đưa quan hệ hai nước đang bước sang giai đoạn phát triển mới trên nền tảng sâu rộng, ổn định và hiệu quả.

Việt Nam và Hoa Kỳ có những lợi ích và quan tâm chung từ những lợi ích kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, công nghệ, giáo dục – đào tạo… đến lợi ích trong hợp tác duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực, chống khủng bố, ngăn chặn vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoạt động mang tính nhân đạo nhằm phòng chống các bệnh thế kỷ HIV/AIDS, dịch cúm gia cầm và khắc phục hậu quả chiến tranh. Việc phát triển hơn nữa quan hệ song phương là phù hợp với lợi ích của cả hai nước và có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Việc thiết lập quan hệ mà nhiều người cho là có tính cách chiến lược với Mỹ có làm cho Trung Quốc khó chịu không?

NMT: Việt Nam thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế. Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế. Vì vậy, việc phát triển quan hệ với một nước này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ của Việt Nam với nước khác.

Trung Quốc và Hoa Kỳ là hai nước lớn, có ảnh hưởng quan trọng trong khu vực và trên trường quốc tế. Việt Nam mong muốn có quan hệ hữu nghị và hợp tác với cả Trung Quốc và Hoa Kỳ vì lợi ích của hòa bình, ổn định và phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

VW: Trong quan hệ với Trung Quốc, vấn đề biên giới đất liền và lãnh hải có phải là một việc khó giải quyết hay không? Và còn có những vấn đề khó khăn nào khác nữa?

NMT: Việt Nam luôn coi trọng việc phát triển quan hệ hợp tác toàn diện, bền vững với Trung Quốc. Quan hệ láng giềng hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt – Trung thời gian qua tiếp tục phát triển mạnh mẽ, đem lại hiệu quả thiết thực cho cả hai nước.

Về vấn đề biên giới lãnh thổ, hai nước thống nhất về nguyên tắc giải quyết những khác biệt một cách hòa bình, hữu nghị, hợp tác.

Thời gian qua, việc giải quyết các vấn đề biên giới lãnh thổ đã đạt được kết quả tích cực. Hai nước tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam – Trung Quốc, quyết tâm hoàn thành toàn bộ việc phân giới cắm mốc trên biên giới Việt – Trung và ký văn kiện mới về quy chế quản lý biên giới chậm nhất vào năm 2008. Hiệp định phân định và Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ đã đi vào cuộc sống và được các bên tuân thủ, thực hiện tương đối tốt. Hai bên thỏa thuận cùng nhau giữ gìn ổn định tình hình biển Đông, tiếp tục duy trì cơ chế đàm phán hiện có, kiên trì thông qua đàm phán hòa bình, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều chấp nhận được.

VW: Trong môi trường cạnh tranh sau khi gia nhập WTO, làm thế nào để các công ty trong nước có thể cạnh tranh một cách có hiệu quả với các công ty lớn trên thế giới có nhiều ưu thế về kỹ thuật, nhân sự và tài chính?

NMT: Việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới đem lại những cơ hội lớn đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế Việt Nam. Một trong những thách thức đó là môi trường kinh doanh sẽ trở nên cạnh tranh hơn, gây sức ép không nhỏ đối với nhiều doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp đã quen với sự trợ giúp của nhà nước.

Bên cạnh những chính sách hỗ trợ của nhà nước để giúp các doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần phải biết nắm bắt những cơ hội do WTO mang lại như thu hút đầu tư, mở rộng thị trường để mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần phát huy những lợi thế so sánh của mình so với doanh nghiệp nước ngoài như sự hiểu biết về thị trường nội địa, khả năng tiếp cận các nguồn nguyên liệu và phân phối… để cạnh tranh. Tôi cũng rất vui khi thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã rất năng động, sáng tạo, tranh thủ được những cơ hội do WTO mang lại và phát huy được lợi thế của mình. Những doanh nghiệp này không những cạnh tranh có hiệu quả với doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường nội địa mà còn mở rộng được hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình ra thị trường bên ngoài.

VW: Thử thách lớn nhất của Việt Nam trong 5 năm tới và 10 năm tới là gì?

NMT: Thách thức lớn nhất với Việt Nam trong 5 và 10 năm tới là làm sao tiếp tục duy trì phát triển nhanh và bền vững nhằm đuổi kịp trình độ phát triển của các nước trong khu vực.

20 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất to lớn, có ý nghĩa lịch sử nhưng vẫn đang đứng trước nguy cơ tụt hậu so với các nước khác trong khu vực. Vì vậy, điều quan trọng là làm thế nào để phát triển nhanh, mạnh hơn nữa, làm thế nào để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đưa Việt nam cơ bản thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, xây dựng thành công một nước Việt nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Một nước Việt Nam như vậy là mục tiêu và khát vọng chung của toàn thể dân tộc Việt Nam trong đó có cá nhân tôi.

VW: Chuyến viếng thăm Mỹ lần đầu tiên của một chủ tịch nhà nước Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt gì đối với Việt Nam? Ông có nhận xét gì về nước Mỹ?

NMT: Nhận lời mời của Tổng thống Hoa Kỳ George Bush, tôi đã thăm chính thức Hoa Kỳ từ 18 đến 23/06/2007. Chuyến thăm này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đáp ứng lợi ích của nhân dân hai nước, đưa sự họp tác nhiều mặt giữa hai nước sang một giai đoạn mới, trên một nền tảng rộng lớn, ổn định và hiệu quả. Trong chuyến thăm lần này, tôi đã có nhiều gặp gỡ tiếp xúc với cộng đồng người Việt Nam ở Mỹ, gửi đến bà con những thông tin mới nhất tình hình trong nước, thúc đẩy mối liên hệ gắn bó giữa bà con Việt kiều ở Hoa Kỳ với quê hương đất nước.

Như những người Việt Nam khác, tôi rất ấn tượng trước sự năng động, sáng tạo và sự cởi mở của người dân Mỹ.

VW: Ông nghĩ sao về tập thể cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại, đa số ra đi từ miền Nam Việt Nam, đã từng đứng bên kia chiến tuyến và vẫn còn đang có chính kiến khác biệt với ông? Quan hệ Việt Nam muốn có với những cộng đồng này như thế nào?

NMT: Tôi muốn khẳng định là bà con ta ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết dân tộc. Đại đa số đồng bào Việt Nam ở nước ngoài nói chung và ở Mỹ nói riêng, luôn hướng về quê hương đất nước, mong muốn chung lòng góp sức cùng nhau xây dựng quê hương.
Tuy nhiên, tôi cũng lấy làm tiếc là do hệ quả của lịch sử, một số rất ít kiều bào vẫn có sự chia rẽ về chính trị, và một số nhóm người vẫn còn giữ thái độ cực đoan không chấp nhận những chuyển biến to lớn đang diễn ra ở trong nước.

Tôi muốn nói thế này, những ai còn có những suy nghĩ băn khoăn, ngờ vực hãy về thăm đất nước, tận mắt chứng kiến thực tế của nước nhà, gặp gỡ, trao đổi với những người dân trong nước. Hãy đến với nhau, chúng ta sẽ hiểu nhau hơn, thu hẹp được sự cách biệt.

Tổ quốc Việt Nam là quê hương thân yêu của mọi người Việt Nam. Nhà nước Việt Nam đã, đang và sẽ luôn luôn thực hiện trách nhiệm của mình đối với mọi người Việt Nam. Đất nước đang đổi mới mạnh mẽ và nhà nước cũng đã, đang và sẽ tiếp tục đổi mới các chủ trương, chính sách liên quan đến kiều bào, đáp ứng mong muốn của bà con và yêu cầu phát triển của đất nước.

-------------------------
Nguồn: Việt Weekly

NHỮNG BÀI HỌC ĐÍCH ĐÁNG !!!


Xin bấm vào để tải xuống Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận số 30

NHỮNG BÀI HỌC ĐÍCH ĐÁNG !!!
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 30, ngày 01-07-2007

Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã chuẩn bị khá kỹ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Trước đó mấy tuần, khi nghe tin “người bạn lớn của nhân dân Việt Nam”, Dân Biểu Earl Blumenauer, Chủ tịch Nhóm Tham vấn Mỹ-Việt, đã từ chức chủ tịch nhóm này để phản đối CSVN đàn áp dân chủ, ông Triết liền cho thứ trưởng ngoại giao Lê Văn Bàng sang dụ khị là sẽ thả 3 tù nhân chính trị nhân chuyến Mỹ du (nhưng rồi chỉ thả hai, kiểu ăn quịt). Song song đó, để lấy lòng tư bản Mỹ, ông cũng nhét cặp khoảng một tỷ đô-la (tiền ông vay mượn, dân nai lưng trả) sang mua hàng của các đại công ty như Boeing, Microsoft… nhưng đồng thời lại kêu gọi sự trợ giúp tài lực và nhân lực về nhiều mặt khác như giáo dục chẳng hạn, theo kiểu ăn xin… Để khơi gợi lòng thương cảm của quần chúng Mỹ, ông cũng phái đi trước một nhóm người mệnh danh “nạn nhân chất độc da cam” sang đó để kiện cáo các công ty hóa chất và chính quyền Mỹ theo kiểu ăn vạ. Và biết thế nào cũng bị chất vấn về ý niệm và thành tích nhân quyền, nên trước đó, ông đã tuyên bố những câu thật hách: “Việt Nam đã trải nghiệm chiến tranh và hiểu rõ việc mất nhân quyền và không có tự do. Vì thế chúng tôi cực kỳ yêu chuộng những quyền căn bản của con người”, đồng thời cũng thủ sẵn trong đầu nhiều lối lập luận tựa như: “quan niệm nhân quyền tùy thuộc văn hóa và hoàn cảnh lịch sử từng nước”, hoặc “hành động kết án ông Lý được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, vì chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả.” Quả là ông quyết ăn thua với thiên hạ!!

Thế nhưng, khi vừa đặt chân xuống đất Mỹ, vị chủ tịch nhà ta đã được dạy cho nhiều bài học đích đáng mà chắc ông sẽ nhớ suốt đời, nếu còn một chút liêm sỉ và tự trọng, những bài học -dưới nhiều dạng ngôn hành- xuất phát từ các hạng người mà ông và đảng ông mong muốn lấy lòng hơn cả.

1- Dốt nát về lịch sử và chính trị: Tại New York, ngày 20-06-2007, trước báo giới quốc tế, khi tìm cách biện minh cho chế độ độc tài đang áp đặt trên nhân dân Việt Nam, ông Triết nói: “Mỗi nước có hoàn cảnh, điều kiện lịch sử khác nhau. Từ đặc điểm của mình, mình sẽ chọn mô hình nào cho thích hợp.” Đồng ý! Nhưng từ cái tiền đề chung chung đó mà biện hộ cho chế độ cộng sản rằng: “Tại sao lại bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định nào đó?” thì quả là dốt nát và cười không nổi! Chả ai hay chính phủ nào lại muốn “bắt Việt Nam phải theo một khuôn khổ cố định” Dân chủ là một khái niệm có thể được áp dụng theo nhiều khuôn khổ khác nhau và dưới nhiều dạng thức khác nhau. Nhưng ai cũng phân biệt được chế độ dân chủ khác hẳn chế độ độc tài, chế độ đa nguyên khác hẳn chế độ độc đảng. Ông Triết còn để lộ thêm cái dốt nữa, khi nói với một nhà báo Mỹ rằng: “Tôi không bao giờ thấy một tổng thống Pháp nói với tổng thống Mỹ: Ông nên có nhiều đảng hơn, chứ không phải chỉ có hai đảng!” Dẫn chứng như thế quả là lố bịch, lý do đơn giản là tại Hoa Kỳ, ngoài hai đảng lớn nhất là Cộng Hòa và Dân Chủ, còn nhiều chính đảng khác nữa.

Ông còn lý giải rằng: có nhiều cách quan niệm về nhân quyền, vì nhân quyền tùy thuộc văn hóa, lịch sử, tâm tính, hoàn cảnh xã hội của mỗi quốc gia dân tộc. Xin ông chủ tịch đọc lại lời mở đầu Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (1966) mà Việt Nam đã xin tham gia ngày 24-9-1982: “Việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh cùng những quyền bình đẳng và bất khả nhượng của mọi phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền móng của tự do, công lý và hoà bình thế giới… những quyền ấy xuất phát từ phẩm giá bẩm sinh của con người”. Xin ông nhớ cho: nền tảng của nhân quyền chính là nhân tính, là bản tính con người vốn như nhau trên mọi quốc gia, đại lục, chế độ. Dĩ nhiên dù không nói ra, báo giới tại New York chỉ có thể coi chủ tịch nhà ta là kẻ dốt nát và lưỡi gỗ, lại còn dám lên mặt dạy đời.

2- Tránh né ngụy biện về nhân quyền: Chiều ngày 21-06 tại Washington, thay vì đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ (như danh dự dành cho mọi nguyên thủ quốc gia), chủ tịch Triết chỉ được gặp sáu nhà lập pháp liên bang trong phòng họp riêng của bà Chủ tịch Hạ viện. Tại đó, ông đã phải đối diện hàng loạt câu hỏi về vấn đề nhân quyền, mặc dù ông và phái đoàn liên tục cố gắng đổi sang nói chuyện thương mại. Tất cả các dân biểu có mặt đều đặt vấn đề với ông về vụ đàn áp các nhà tranh đấu, dành gần hết thời giờ cho đề tài nhân quyền vì đó là mối quan tâm chính của họ. Trong khi hầu hết thế giới đều đi theo hướng ngày càng dân chủ hóa, thì nhà cầm quyền CSVN chơi ngông đi ngược lại, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến và siết chặt thông tin ra vào Việt Nam. Hết dân biểu này tới dân biểu khác đặt vấn đề về vụ xử Linh mục Nguyễn Văn Lý, nêu trường hợp nhiều thanh niên chỉ vì lên Internet hay Paltalk mà bị bắt giam, trường hợp các luật sư bị xử tù vì cổ vũ cho tự do dân chủ, trường hợp các lãnh tụ tôn giáo bị tiếp tục đàn áp hay sách nhiễu, trường hợp 18 nhà bất đồng chính kiến bị giam từ tháng Tám năm ngoái tới nay chưa được thả mà cũng không được xử. Vị chủ tịch nhà ta đã trả lời những câu hỏi của các dân biểu theo kiểu né tránh vấn đề và chà đạp sự thật, không biện minh được lý do Việt Nam đàn áp tự do tôn giáo và nhân quyền. Ông còn giải thích lếu láo trường hợp Lm Lý là: “Hành động của chính quyền Việt Nam được sự ủng hộ của Giáo Hội Công Giáo, bằng chứng là chưa có giám mục nào lên tiếng phản đối cả” !?! Thế là bị dân biểu Ed Royce đốp lại: “Không giám mục nào phản đối chẳng có nghĩa là Giáo hội đồng tình và ủng hộ. Chúng ta cũng cần nhìn việc không có giám mục phản đối trong bối cảnh những người lên tiếng nói sự thật đều có thể bị bắt giữ, bị bịt miệng. Việc thiếu sự phản đối công khai của các giám mục chẳng bào chữa được cho hành động của chính quyền Việt Nam!”

Hậu quả chua cay của cuộc họp mặt này là Dự Luật Nhân Quyền Việt Nam, từng được Hạ viện thông qua hai lần với tỷ số rất cao nhưng rồi bị khựng lại ở Thượng viện, nay rất có thể sẽ chẳng còn bị chặn nữa. Bởi lẽ các nhà lập pháp đã biết nhiều hơn về tình trạng nhân quyền tại VN. Cuộc đàn áp nặng tay và quy mô bắt đầu từ tháng 8-2006 đã gây ấn tượng mạnh lên họ. Cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng đã đưa nhiều thông tin tới các nhà lập pháp hơn.

3- Không xứng là nguyên thủ quốc gia. Đau nhất cho chủ tịch ta là việc chính quyền Tổng thống Bush đã cắt giảm phần lễ nghi khi tiếp đón phái đoàn CSVN ngày 22-06 tại tòa Bạch ốc, do âm hưởng các vụ bắt giữ và xử tù các nhà đối kháng trước đó. Tổng thống Hoa Kỳ đã tiếp lãnh đạo Cộng sản tại phòng Bầu dục chứ không tại tư gia như bao nguyên thủ, và sau cuộc gặp gỡ đã chẳng có tuyên bố chung nào, chứng tỏ hai bên còn rất nhiều xung khắc dị biệt. Hoa Kỳ cũng đã không tổ chức bắn 21 phát đại bác chào mừng, trải thảm đỏ đón tiếp, mời duyệt hàng quân danh dự, mở đại yến thết đãi. Chủ tịch nước ta cũng đã chẳng được mời ở lại Blair House trong khuôn viên Tòa Bạch Ốc, vốn là nhà khách chính thức chính phủ Mỹ dùng đón tiếp các nguyên thủ thế giới.

Một điều cũng đáng nói là vị chủ tịch oai phong, hét ra lửa trong nước, và đòan tùy tùng phải đi lối sau, lòn cửa hậu để vào tòa Bạch ốc, hầu tránh mấy ngàn bà con hải ngoại đứng “dàn chào” ông phía mặt tiền. Trước và sau đó cũng thế, như lời tường thuật của phóng viên Nguyễn Hùng đài BBC: “Để vào khách sạn ở New York, ông Nguyễn Minh Triết đã phải đi nhanh vào một con đường nhỏ được phủ kín bởi nhiều lớp vải, giống như ông đương chui ống cống để vào khách sạn. Tôi chỉ chụp được một tấm hình với cái lưng của ông thôi”. Trong tư cách “nguyên thủ quốc gia”, điều ấy quả là ô nhục. Tiếc thay, đó lại là hình ảnh của ông Triết và phái đoàn CSVN suốt mấy ngày viếng thăm nước Mỹ. Việc ông và phái đoàn đến các nơi sinh hoạt, hội họp bằng đường dành riêng cho xe đổ rác, xe vệ sinh, rồi vào những nơi đó bằng cửa hông, cửa hậu, là điều đã được dự trù. Sự lẩn lút của phái đoàn ông Triết khiến người ta không khỏi liên tưởng đến hành tung của những kẻ tội phạm.

4- Chẳng phải là đại diện của dân tộc. Trước khi chủ tịch nhà nước ta đến Hoa Kỳ, thì đồng bào hải ngoại, đặc biệt tại Mỹ, đã chuẩn bị “dàn chào” ông thật kỹ lưỡng, rầm rộ chưa từng thấy. Ngày 18-6-07, bước xuống phi trường JFK, chỉ có mấy chục người Việt & Mỹ thân cộng cầm cờ Mỹ và cờ Máu để đón ông. Rồi lẽ ra phải tới thẳng Tòa kháng cáo của HK tại Foley Square để yểm trợ cho phiên tòa phúc thẩm vụ chất Da Cam, nhưng đối diện với cuộc biểu tình của cộng đồng người Việt tại đây, ông Triết đã phải huỷ dự tính tham gia phiên toà. Sáng 22-06, tại công viên La Fayette, trước tòa Bạch ốc, đồng bào hải ngoại từ nhiều vùng nước Mỹ, với cờ vàng thay cho thảm đỏ, với tiếng hô đả đảo thế tiếng đại bác chào mừng, với 3000 con người lố nhố thay hàng quân danh dự, đã nồng nhiệt và khí thế “dàn chào” kẻ tự xưng là thay mặt nhân dân Việt Nam. May mà ông đã rất “minh triết” (sáng suốt khôn ngoan) chui lòn cửa hậu vào gặp Tổng thống Mỹ, khiến đồng bào phải chưng hửng ra về.

Chiều ngày 22-06, đồng bào quận Cam đã tận tình dàn chào kẻ có gan đến thủ đô của người Việt tỵ nạn. Gần 5000 người đã rầm rộ biểu tình trước khu khách sạn nghỉ mát ven biển St. Regis Monarch Beach thuộc thành phố Dana Point, tiểu bang California. Trái với buổi sáng tại tòa Bạch ốc, chủ tịch nhà nước ta chiều nay phải đi cửa chính vì không còn con đường nào để vào khu nghỉ mát này cả. Thế là mọi cờ quạt đều bị dẹp bỏ, các ô-tô của phái đoàn để gương mờ, còn đích thân vị chủ tịch ngồi kín trong xe cảnh sát. Dĩ nhiên tiếng hô đả đảo vang trời dậy đất thì không thể không lọt tai, từ trong xe nhìn ra thì hình cờ vàng, ảnh cha Lý bị bịt miệng vẫn thấy rõ mồn một. Quả là không như lòng mong đợi của chủ tịch: “Sau khi hội đàm với Tổng thống Hoa Kỳ, tôi và phái đoàn đã đến Los Angeles, đến với quận Cam, lý do là vì có rất nhiều người Việt Nam sống ở quận này. Chúng tôi tới đây để bày tỏ tình cảm với bà con mình”.

Chính vì thế mà con số vài chục người Việt chọn mời từ nhiều vùng nước Mỹ (theo điều tra của báo Vietland) trong đó có vài kẻ nổi tiếng kiểu tai tiếng, hiện diện trong phòng khánh tiết để tham dự buổi chiêu đãi chào mừng phái đoàn CS, đã được báo chí công cụ chấy lên thành cả ngàn người. Chủ tịch nước ta cũng phải nén lòng phát biểu kiểu đãi bôi: “Tất cả người VN, dù trong hay ngoài nước, giờ cũng nên hướng về đất mẹ, về Tổ quốc VN và đóng góp sức mình xây dựng nước ta thành một quốc gia hùng cường, vững mạnh… Nếu có ai còn ngại ngần, chưa hiểu hoặc hiểu lầm, xin các bạn ở đây hãy về nói lại rằng mẹ hiền VN lúc nào cũng giang rộng vòng tay đón bất cứ người con nào muốn quay về”. Mẹ hiền VN thì thế nhưng đảng CSVN thì không. Hàng chục kiều bào về nước đầu tư bị lột sạch, hàng trăm nhà dân chủ bị cầm tù, hàng ngàn tín đồ thiểu số bị bách hại, hàng vạn thiếu nữ bị đẩy vào đường mãi dâm, hàng ức thanh niên bị bán làm nô lệ lao công cho nước ngoài, hàng triệu nông dân và thị dân bị cướp lấy đất đai nhà cửa, hơn 80 triệu người đang rên siết trong nhà tù vĩ đại mang tên CHXHCNVN, có thấy hình ảnh mẹ hiền Tổ quốc nơi đảng CS chăng? Năm ngàn đồng bào đang đứng ngoài khu nghỉ mát có xem chủ tịch nhà ta là đại diện của dân tộc chăng? Điều này thì ông Triết, nếu còn có chút liêm sỉ và tự trọng, có thể trả lời. Hay là ông và đảng ông đã quen thói chịu đấm ăn xôi?

BAN BIÊN TẬP

Chuyến Đi Mỹ Của Ông Nguyễn Minh Triết Thành Công Hay Thất Bại?

DB Rohrabacher: "Nguyễn Minh Triết là đầu trộm đuôi cướp, không ai bầu lên"

Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết trong tuần vừa qua đã được giới truyền thông do nhà cầm quyền Việt Nam kiểm soát mô tả là thành công tốt đẹp. Chính ông Nguyễn Minh Triết cũng tỏ ý hài lòng đối với những thành quả đạt được. Tuy nhiên, đối với hầu hết các nhân vật tranh đấu cho dân chủ Việt Nam thì chuyến đi này là một thất bại lớn cho ông Nguyễn Minh Triết và chính phủ ở Hà Nội.

Nhiều nhà quan sát tình hình chính trị Việt Nam cho rằng cuộc gặp gỡ tại Tòa Bạch Ốc hôm thứ Sáu 22-6 vừa qua giữa Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush và Chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết là một dấu hiệu cho thấy quyết tâm của đôi bên trong việc tăng cường các mối quan hệ song phương về kinh tế nhưng Washington muốn Hà Nội thực hiện các cam kết về nhân quyền và tự do tôn giáo.

Về phần Tổng thống Bush, ông đã phải vượt qua những lời phản đối và chỉ trích đến từ nhiều phía, đặc biệt là từ phía cộng đồng người Việt ở Mỹ và các nhà lập pháp của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, để đón tiếp nhân vật đứng đầu nhà nước Việt Nam.

Trong cuộc họp báo tại Quốc hội Hoa Kỳ một ngày trước khi Tổng thống Bush đón tiếp ông Triết, Dân biểu Dana Rohrabacher -- một trong những người chỉ trích Việt Nam mạnh mẽ nhất, đã tố cáo rằng Tổng thống Bush đã phản bội những lý tưởng cao đẹp của nước Mỹ khi ông quyết định tiếp kiến ông Nguyễn Minh Triết:

Ông Rohrabacher nói: "Trên đất nước chúng ta có những thương gia muốn kiếm tiền bằng cách lợi dụng giá nhân công rẻ ở Việt Nam. Đó là lý do tại sao tổng thống của chúng ta nghe theo lời của các thương gia. Họ nói rằng chúng ta cần phải chủ động giao tiếp với Việt Nam ngõ hầu có thể dần dà thăng tiến cho tự do ở Việt Nam. Thật ra, chúng ta đã nghe luận điệu này từ hai mươi năm nay, khi các thương gia dùng nó để biện minh cho việc giao hảo với Trung quốc - một nước mà nhân quyền và dân chủ vẫn tiếp tục bị chà đạp một cách thô bạo cho tới ngày hôm nay."

Về phần Chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết, để có thể thực hiện chuyến viếng thăm Hoa kỳ ông cũng đã phải thuyết phục những sự chống đối của những người cho rằng sự tiếp đón của phía Mỹ với những nghi thức ngoại giao không được long trọng là một hành động "làm nhục quốc thể", và của những người thuộc phe thân Trung quốc.

Một số các nhà phân tích nêu lên hai sự kiện cho thấy sự chống đối ngầm ngầm của chính phủ ở Bắc kinh đối với sự xích lại gần nhau hơn giữa Hà nội và Washington. Thứ nhất là công ty dầu mỏ BP của Anh mới đây đã loan báo quyết định ngưng chỉ dự án 2 tỉ đô la đã ký kết với Việt Nam từ năm 2000 để khai thác khí đốt trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa, và thứ nhì là ngay trong ngày phái đoàn ông Nguyễn Minh Triết lên đường sang Mỹ thì ông La Cán, Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị của đảng Cộng Sản Trung quốc, đã nhắc nhở với Phó thủ tướng CSVN Trương Vĩnh Trọng của Việt Nam rằng Hà nội cần tuân thủ những cam kết mà ông Nguyễn Minh Triết đã đưa ra trong chuyến viếng thăm Bắc kinh hồi tháng 5.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà tranh đấu cho dân chủ ở Hà nội, cuộc gặp gỡ ở Tòa Bạch Ốc là một diễn tiến rất quí hóa vì nó chứng tỏ sự dũng cảm của cả hai nhà lãnh đạo Việt-Mỹ, tuy ông tỏ ý tiếc là chuyến viếng thăm này lẽ ra đã đạt được những thành quả tốt đẹp hơn nếu không có những vụ đàn áp dân chủ mà giới hữu trách Việt Nam thực hiện trong hơn nửa năm qua.

Cũng tại Hà nội, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc đã tỏ ý tán thưởng chuyến đi mà ông cho là có ý nghĩa tích cực đối với việc phát triển quan hệ giữa Việt Nam và Hoa kỳ: "Kết quả của chuyến đi sang Hoa kỳ của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết lần này không những chỉ là chuyến đi của một nhân vật lãnh đạo cấp cao nhất của một quốc gia, mà điều quan trọng hơn là nó khẳng định cái xu thế gần như không thể thay đổi của quan hệ Việt-Mỹ, trên bước đường sau khi có sự hòa giải của quá khứ để thăng tiến lợi ích của quốc gia. Mặt khác, chuyến đi này cho thấy quan hệ Việt-Mỹ đang đòi hỏi không những sự phát triển về mặt kinh tế, là điều dễ thấy, mà còn cần phải đi gần đến chỗ đồng thuận trong một số lãnh vực mà cho đến ngày hôm nay vẫn còn là nhạy cảm. Và tôi cho rằng tất yếu trong tương lai, cho dù mỗi nước có những khác biệt riêng nhưng chúng ta vẫn có cùng mẫu số chung để tiến tới."

Trong khi đó, một nhân vật tranh đấu cho dân chủ Việt Nam nổi tiếng thế giới là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nêu lên sự kiện là trước khi đón tiếp ông Nguyễn Minh Triết, Tổng thống Bush và nhiều chính khách của Hoa kỳ thuộc cả hành pháp lẫn lập pháp đã tiếp kiến và thảo luận với các nhà hoạt động cho dân chủ Việt Nam. Từ căn nhà nơi ông đang bị giam lỏng ở Chợ Lớn, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với đài VOA rằng: "Chuyến đi Mỹ vừa qua của ông Triết là một thất bại nặng nề cho Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam. Trong chuyến đi này chính quyền Hà nội hy vọng ký được nhiều tỉ đô la đầu tư và buôn bán trong lúc tiếp tục đàn áp nhân quyền và dân chủ. Nhưng, phản ứng quá mạnh của cộng đồng người Việt ở Mỹ và lập trường không tương nhượng của chính phủ và quốc hội Hoa kỳ đã làm tiêu tan hy vọng lợi dụng tiền tư bản để củng cố độc tài đảng trị."Ông Trần Thái Văn, một người Việt gốc Mỹ đang giữ chức dân biểu tiểu bang California, đã không muốn đề cập tới vấn đề thành công hay thất bại trong của chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Minh Triết. Ông phát biểu như sau trong cuộc phỏng vấn mới đây dành cho đài VOA: "Vấn đề quan trọng là cộng đồng người Mỹ gốc Việt cũng như các tổ chức dân chủ và nhân quyền cũng như chính quyền của Tổng thống Bush đã đem ra và nói lên được từ phía lập pháp cũng như hành pháp Hoa kỳ -- có một cơ hội rất tốt để nói trực tiếp với ông Nguyễn Minh Triết và các đại diện của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam về những sự quan tâm cao nhất về chính sách đàn áp dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Chắc chắn rằng về phía Việt Nam thì họ nói chuyến đi này thành công vì họ đặt nặng vấn đề đầu tư và kinh tế. Tuy nhiên, song song với vấn đề đầu tư và kinh tế giữa hai quốc gia còn rất nhiều những vấn đề liên hệ đến hành động và chính sách đàn áp của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam mà chính phủ Hoa kỳ và nhân dân Hoa kỳ rất quan tâm, và chuyến đi này đã mang lại nhiều cơ hội cho cộng đồng Việt Nam trên toàn nước Mỹ và cả hành pháp lẫn lập pháp Mỹ để nói lên sự quan tâm đó trực tiếp với vị lãnh đạo của đảng Cộng Sản."

* * *
Về những sự tranh chấp giữa Washington và Hà nội đối với vấn đề dân chủ và nhân quyền, đại biểu quốc hội Dương Trung quốc ở Hà nội tỏ ý lạc quan là sự khác biệt giữa đôi bên sẽ dần dà mất đi: "Tôi nghĩ rằng nếu mà nói về khái niệm tôn trọng nhân quyền và dân chủ thì đấy cũng là mục tiêu chung của mọi quốc gia. Hiện nay, nếu như có sự khác biệt giữa Việt Nam với Mỹ thì nó cũng sẽ mờ nhạt dần cùng với sự phát triển chung."

Một khía cạnh quan trọng khác nữa trong chuyến đi của vị Chủ tịch nước Việt Nam đế Mỹ là những thông điệp kêu gọi đoàn kết mà ông gởi đến cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Về việc này, giới phân tích cho rằng, khối người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, là một trong những mục tiêu vận động chính của Ông Triết trong chuyến đi này. Ông nói rõ điều đó khi ông dành câu trả lời dài nhất của ông trong cuộc phỏng vấn với Thông tấn xã CSVN trước khi lên đường về việc đánh giá cộng đồng này."

Ông Triết đến Hoa Kỳ giữa lúc tâm tư và hành động của người Việt ở nước ngoài vẫn còn in đậm dấu ấn của hai sự kiện chính trị bất ngờ: Sự kiện thứ nhất xảy ra ở Việt Nam, đó là vụ xử Cha Nguyễn Văn Lý; sự kiện thứ hai diễn ngay tại Washington: đó là việc Tổng thống Bush lần đầu tiên tiếp kiến đại diện của một số tổ chức người Việt vận đông cho nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo ở Việt Nam. Dĩ nhiên, cả hai sự kiện này đều có tác động bất lợi cho nỗ lực kêu gọi đoàn kết của ông Triết.

* * *
Trong bối cảnh đó, để giúp truyền đạt có hiệu quả thông điệp của mình, Ông Triết có mang theo 4 món quà cho cộng đồng người Việt: đó là quyết định của chính phủ chuyển giao quyền quản lý nghĩa trang Quân đội Việt Nam Cộng hòa cho nhà chức trách dân sự; miễn thị thực cho Việt kiều; xem xét chế độ song tịch, và giải quyết vấn đề nhà đất.

Có thể những món quà này sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn, vì các tổ chức, đoàn thể của người Việt ở nước ngoài đã nhiều lần nói rõ--và khẳng định lại trong cuộc gặp với Tổng thống Bush-là họ không đòi hỏi những quyền lợi cho Việt kiều, tuy những quyền lợi đó không phải là nhỏ. Mục tiêu tranh đấu của họ là nhân quyền, dân chủ, và tự do tôn giáo cho đồng bào của họ ở trong nước.

Nhưng so với các nhân vật lãnh đạo Việt Nam đến Hoa Kỳ trước ông, ông Triết dường như thành công hơn trong việc trình bày lập trường chính thức của nhà nuớc đối với Việt kiều, nhờ ông dùng một lối diễn đạt và ngôn ngữ bình dị, chơn chất, nhưng nhiệt tình, dễ mời gọi người nghe. Khi phát biểu, ông lập đi lập lại nhiều lần những cụm từ "đoàn kết," "tình thương", và ông chấp nhận bất đồng chính kiến là điều bình thường. Ngay cả khi phải nhắc đến những người biểu tình phản đối ông, ông cũng gọi họ là một số nhỏ thiếu thông tin, chưa có điều kiện về thăm nước nhà. Ông tránh những lời lẽ nặng tính tuyên truyền, giáo điều, quy chụp, cáo buộc, dễ gây phản cảm, mà xưa nay nhiều quan chức và báo chí nhà nuớc Việt Nam vẫn dùng. Có lẽ nhờ đó mà thông điệp của ông có sức thuyết phục hơn, tuy nội dung của nó không khác trước là mấy.

Về phía cộng đồng người Việt, người ta cũng ghi nhận được nhiều nét tích cực. Rõ rệt nhất là các cuộc biểu tình tuy rầm rộ hơn, những vẫn trật tự, không bạo động, không có những hành động gây va chạm với nhân viên công lực, thể hiện một trình độ tổ chức và phối hợp cao, do đó dễ tranh thủ được sự ủng hộ và đồng tình của các cộng đồng khác. Nói chung, những phát biểu cũng tập trung nhiều hơn vào các vấn đề cốt lõi, lập luận nghiêm túc, không thiên nhiều vào việc đã kích cá nhân.

Trong một cuộc phỏng vấn liên quan đền chuyến đi của chủ tịch nước Việt Nam, Đại sứ Michael Marine tiên đoán là Việt Nam sẽ không tiếp tục thực hiện các vụ xét xừ hàng loạt các nhà bất đồng chính kiến nữa. Trước khi lên máy bay di Mỹ, ông Triết cũng tuyên bố "sẽ làm hết sức để nâng quan hệ Việt-Mỹ lên một tầm cao mới, sâu rộng" sau chuyến đi thăm Hoa Kỳ../.

VOA, 28.6.2007