Dân chủ khác độc tài như thế nào? Chế độ độc tài chuyên bịt miệng, bịt cả tai dân chúng, bằng cách kiểm soát thông tin, báo chí. Dân không được tự do nói, nên cũng mất nhiều cơ hội nghe.
Nhưng trên thế giới này có bao người tu theo phương pháp bớt nói bớt nghe. Có người còn nhập thất, tịnh khẩu để tâm hồn được trong sạch và bình an hơn, tại sao lại than phiền về chuyện nhà nước kiểm soát báo chí? Thưa bởi vì những người tu hành họ tự nguyện sống như vậy, còn dân chúng một nước sống dưới chế độ độc tài không được tự do lựa chọn mà bị bắt buộc sống như thế. Hơn nữa, khác với nhà tu kín, một xã hội kiểm soát thông tin gây rất nhiều tai hại. Có thể làm chết người.
Bữa trước mục này đã trình bày về những “làng ung thư” ở Việt Nam. Ðó là một thí dụ. Nhà máy hóa chất Lâm Thao bỏ rác và chất thải ra cánh đồng, không đường mương, không ống cống từ năm 1959 đến nay. Ở làng Thạch Sơn, tỉnh Phú Thọ mùa màng bị hư, cá sống không nổi, dân cư ngụ chung quanh đã bị nhiều thứ bệnh gần nửa thế kỷ. Tại sao tình trạng đó cứ kéo dài mãi cho đến nay, khi thấy hơn một trăm người chết vì bệnh ung thư, mới được báo động?
Nếu trả lời rằng, chỉ vì chế độ độc tài gây nên, nhiều người sẽ chê là mình thiên vị, động cái gì cũng đổ tội cho chế độ! Người ta sẽ giải thích chẳng qua vì nước mình nghèo, rằng, vì dân trí mình thấp, vân vân. Nhưng nghĩ cho kỹ đi thì thấy nguyên do lớn nhất là vì dân không được nghe thông tin đầy đủ. Hãy khoan nói chuyện dân sợ chính quyền như sợ cọp, không dám lên tiếng. Không ai nói cho họ nghe rằng, rác và nước thải từ nhà máy hóa chất rất nguy hiểm, hễ ở gần chúng là phải tự đề phòng. Không ai nói cho họ biết rằng, họ có quyền bắt buộc các nhà máy phải đem rác và nước thải đi biến hóa cho nó hết độc, hoặc đem chôn thật xa. Dù nhà máy đó là của một công ty tư bản hay của nhà nước cộng sản thì người dân cũng có quyền đó! Không phải vì nhà nước lúc nào cũng nói, “Ðảng ta chỉ có một mục đích là phục vụ nhân dân” mà cái hóa chất do công ty nhà nước thải ra nó cũng sinh ra tử tế, không làm nhân dân bị nhiễm độc đâu!
Trường hợp các xã Kim Thành, xã Nam Sơn, làng Cờ Ðỏ ở Nghệ An cũng vậy. Chỉ khi hàng trăm người chết vì ung thư một cách bất thường, lúc đó mới làm các quan trên động tâm. Mà nguyên nhân thì cũng vì môi trường sống bị nhiễm độc. Nguồn gốc gây nhiễm độc là những kho hóa chất trừ sâu DDT đã bỏ từ lâu mà không ai quan tâm đến việc làm cho sạch. Chất DDT đã được biết là gây độc hại cho sức khỏe con người ngay từ khi loài người còn dùng để trừ sâu. Từ nửa thế kỷ nay nhiều quốc gia đã cấm dùng DDT vì nó di hại mùa màng, cây cỏ, cầm thú và hại cho sức khỏe con người. Ở các nước tự do dân chủ thì khi tin tức đó được loan truyền ra, người dân thấy ai còn dùng chất DDT là họ lập tức phản đối. Ai chứa chất DDT gần nơi họ sống, ai để cho mặt đất bị nhiễm chất DDT là họ phản đối. Nói không nghe, họ đi kiện! Các nhà báo thấy một vụ kiện có thể là một đề tài báo động cho hàng ngàn nạn nhân khác của chất DDT, thế nào cũng tới điều tra, viết bài. Những hội bảo vệ người tiêu thụ, bảo vệ môi trường sống sẽ gây phong trào buộc nhà nước phải kiểm tra nơi nào còn bị chất DDT tác hại thì lo ngăn ngừa.
Nhưng ở nước ta thì suốt bao nhiêu năm người dân Nghệ An không được nghe nhà báo nào đến hỏi tại sao giếng nước làng có màu vàng, tại sao nhiều người trong một gia đình cùng chết vì bệnh ung thư. Không ai nói cho họ biết rằng, nhà nước có bổn phận giữ nguồn nước sạch sẽ cho dân chúng sử dụng. Cho tới khi một tỉnh Nghệ An có hàng chục xóm với số người chết vì ung thư tăng lên đến kinh ngạc, mới có người báo động. Mà ngay trong loại tin tức nóng hổi này, nhà báo biết cũng không được nói. Khi phát hiện một xóm ung thư ở thị xã Tân An, chỉ cách Sài Gòn bốn chục cây số, một tờ báo tiến bộ và năng động như tờ Thanh Niên ở Sài Gòn cũng chỉ đăng lại một bản tin của thông tấn xã nhà nước chứ không được phép đưa phóng viên đi điều tra riêng!
Nhà máy sản xuất nhôm ở Tân An cũng thải chất độc ra sông Nhân Hòa không khác gì nhà máy hóa chất Lâm Thao ở Phú Thọ. Trong suốt bao nhiêu năm “lãnh đạo đất nước” đảng cộng sản đã không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô người dân Nga mới biết đất nước họ ô nhiễm nhất thế giới.
Tại sao lại không có ai lên tiếng báo động về những mối nguy trong môi trường sống? Vì trong chế độ độc tài đảng trị xã hội không tạo khung cảnh cho những tiếng nói như vậy được phát lên một cách tự nhiên. Ở các nước tự do dân chủ người ta tạo được một khung cảnh như vậy. Nếu nhà báo đi qua một nơi thấy hóa chất thải bừa bãi, họ thấy ngay đây là một đề tài đáng viết để báo động độc giả. Nếu một phụ huynh thấy con em mình bị bệnh lạ họ sẽ đi hô hào những phụ huynh khác cùng đi tìm hiểu nguyên nhân. Có những hội bảo vệ môi trường mọc lên khắp nơi để gìn giữ không cảnh sống lành mạnh cho mình và cho người khác. Hiện tượng này cũng giống như trong cơ thể chúng ta có những hệ thống tự phòng, tự chữa bệnh. Nếu có chất độc nhiễm vô phổi, vô bao tử, thân thể người ta bèn bị ngứa, phải ho ra, phải nôn ra cho hết chất độc, rồi người ta biết cái gì phải tránh, phải ngăn ngừa. Một xã hội tự do cũng có những phản ứng tự nhiên như cơ thể để tự chữa trị, đông y gọi là kinh mạch điều hóa, khí huyết lưu thông. Một xã hội độc tài ngăn không cho cơ thể được sống tự nhiên, hệ thống tự chữa bệnh bị bế tắc!
Trong nước chắc chắn rất nhiều người biết các nhà máy hóa chất có thể gây tai hại cho đất đai và nguồn nước, mạch nước. Tại sao trong bao nhiêu năm không có những phong trào lên tiếng đòi phải có luật lệ bảo vệ môi trường sống? Khi đã có luật rồi, tại sao không có phong trào đòi thi hành luật đứng đắn để bảo vệ người dân lành?
Vì kinh mạch đã bế tác. Báo chí không được thông tin tự do. Việt Nam không có những hội tư nhân lo việc bảo vệ môi trường sống. Những người lo lắng cho môi trường không có chỗ họp nhau lại để cùng lên tiếng báo động đồng bào. Ở nước tự do dân chủ nào người ta cũng có những phong trào bảo vệ môi trường. Ở một nước độc tài toàn trị thì đảng cầm quyền muốn bao thầu hết mọi chuyện; những người quan tâm về một vấn đề gì cũng không được phép tự họp nhau lo chung. Ðến tôn giáo mà đảng cầm quyền cũng chỉ công nhận một giáo hội Phật Giáo, giáo hội khác đã sinh hoạt từ bao đời nhưng không theo đảng thì cũng bị cấm. Không có quyền tự do lập hội nên người ta cũng mất luôn quyền thông tin, báo động khi thấy những triệu chứng nguy hiểm. Giống như một cơ thể sinh vật mất khả năng chế tạo bạch huyết cầu, mất khả năng tự kháng độc. Chế độ độc tài gây ra bệnh “liệt kháng” (aids) cho thân thể của xã hội.
Trong tuần này Ngân Hàng Thế Giới phát hành bản phúc trình về nạn ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Bản báo cáo cho biết có chừng 750,000 người Trung Hoa chết mỗi năm do tình trạng không khí ô nhiễm gây nên. Ðây là kết quả của những cuộc nghiên cứu của các chuyên viên quốc tế và của chính phủ Trung Quốc. Nhờ bản phúc trình đó người bên ngoài biết có những làng bị nhiễm độc vì hóa chất suốt năm này sang năm khác, từ nửa thế kỷ nay. Dân làng ăn rau, trái cây, gạo, sinh bệnh. Nhiều thứ trái cây và rau còn được đóng hộp bán ra nước ngoài. Hiện nay Trung Quốc chiếm 12% thị trường rau và trái cây xuất cảng. Những chất độc thông thường nhất là do kim loại như chì, cadmium và thiếc, nhiễm trong đất, trong nguồn nước. Trong số 20 thành phố bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, có 16 thành phố thuộc Trung Quốc. Bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới đã bị cắt bớt một phần ba trước khi ấn hành, theo lời yêu cầu của chính phủ Bắc Kinh. Vì họ sợ những chi tiết “gây ấn tượng” quá có thể làm mất ổn định trong xã hội! Như đã trình bày trong mục này tuần trước, dân chúng Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến môi trường sống rất nhiều. Hàng chục ngàn dân ở Hạ Môn đã biểu tình phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất trị giá hàng tỷ Mỹ kim, vì lo môi trường sẽ bị nhiễm độc. Ðiều mà chính phủ Bắc Kinh lo ngại là sẽ có những phong trào bảo vệ môi trường chống lại chính sách bưng bít của đảng cộng sản! Sau Thiên An Môn, sau Pháp Luân Công, nay lại đến môi trường, cơ thể xã hội Trung Quốc vẫn còn bất an! Ðảng cộng sản có thể chấp nước và không khí bị nhiễm độc gây chết người, miễn là người ta chết một cách thầm lặng!
Chế độ cộng sản đã làm chết hàng triệu người chỉ vì người dân không được tự do thông tin, dù những tin tức phi chính trị như bệnh tật, dịch cúm, ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, quyền được nói đi đôi với quyền tự do hội họp. Vì có nhiều chuyện hơi phức tạp, có khi khó hiểu, một người nói không đủ khiến mọi người phải nghe. Phải tụ họp nhau lại, cùng lên tiếng mới, người này làm chứng cho người kia, lúc đó mới được lắng nghe. Khi có những chuyện không hiển nhiên nhưng đe dọa tới sức khỏe, mạng sống của nhiều người, càng cần phải khua chiêng gióng trống để đánh thức đồng loại. Tức là phải có nhiều người họp nhau lại mà nói. Hai quyền tự do, ngôn luận tự do và hội họp tự do không thể tách rời nhau được. Một nước muốn tiến bộ cần rất nhiều hội đoàn tư nhân tự động đứng ra lo cho những nhu cầu chung, của từng nhóm người hay của cả xã hội. Cần phải có một xã hội công dân năng động, cần báo chí tự do. Trong khung cảnh tự do dân chủ, dân được hưởng những quyền bình thường như thế. Ðó là một điểm khác nhau giữa tự do với độc tài.
Ngô Nhân Dụng (@Người Việt)
Nhưng trên thế giới này có bao người tu theo phương pháp bớt nói bớt nghe. Có người còn nhập thất, tịnh khẩu để tâm hồn được trong sạch và bình an hơn, tại sao lại than phiền về chuyện nhà nước kiểm soát báo chí? Thưa bởi vì những người tu hành họ tự nguyện sống như vậy, còn dân chúng một nước sống dưới chế độ độc tài không được tự do lựa chọn mà bị bắt buộc sống như thế. Hơn nữa, khác với nhà tu kín, một xã hội kiểm soát thông tin gây rất nhiều tai hại. Có thể làm chết người.
Bữa trước mục này đã trình bày về những “làng ung thư” ở Việt Nam. Ðó là một thí dụ. Nhà máy hóa chất Lâm Thao bỏ rác và chất thải ra cánh đồng, không đường mương, không ống cống từ năm 1959 đến nay. Ở làng Thạch Sơn, tỉnh Phú Thọ mùa màng bị hư, cá sống không nổi, dân cư ngụ chung quanh đã bị nhiều thứ bệnh gần nửa thế kỷ. Tại sao tình trạng đó cứ kéo dài mãi cho đến nay, khi thấy hơn một trăm người chết vì bệnh ung thư, mới được báo động?
Nếu trả lời rằng, chỉ vì chế độ độc tài gây nên, nhiều người sẽ chê là mình thiên vị, động cái gì cũng đổ tội cho chế độ! Người ta sẽ giải thích chẳng qua vì nước mình nghèo, rằng, vì dân trí mình thấp, vân vân. Nhưng nghĩ cho kỹ đi thì thấy nguyên do lớn nhất là vì dân không được nghe thông tin đầy đủ. Hãy khoan nói chuyện dân sợ chính quyền như sợ cọp, không dám lên tiếng. Không ai nói cho họ nghe rằng, rác và nước thải từ nhà máy hóa chất rất nguy hiểm, hễ ở gần chúng là phải tự đề phòng. Không ai nói cho họ biết rằng, họ có quyền bắt buộc các nhà máy phải đem rác và nước thải đi biến hóa cho nó hết độc, hoặc đem chôn thật xa. Dù nhà máy đó là của một công ty tư bản hay của nhà nước cộng sản thì người dân cũng có quyền đó! Không phải vì nhà nước lúc nào cũng nói, “Ðảng ta chỉ có một mục đích là phục vụ nhân dân” mà cái hóa chất do công ty nhà nước thải ra nó cũng sinh ra tử tế, không làm nhân dân bị nhiễm độc đâu!
Trường hợp các xã Kim Thành, xã Nam Sơn, làng Cờ Ðỏ ở Nghệ An cũng vậy. Chỉ khi hàng trăm người chết vì ung thư một cách bất thường, lúc đó mới làm các quan trên động tâm. Mà nguyên nhân thì cũng vì môi trường sống bị nhiễm độc. Nguồn gốc gây nhiễm độc là những kho hóa chất trừ sâu DDT đã bỏ từ lâu mà không ai quan tâm đến việc làm cho sạch. Chất DDT đã được biết là gây độc hại cho sức khỏe con người ngay từ khi loài người còn dùng để trừ sâu. Từ nửa thế kỷ nay nhiều quốc gia đã cấm dùng DDT vì nó di hại mùa màng, cây cỏ, cầm thú và hại cho sức khỏe con người. Ở các nước tự do dân chủ thì khi tin tức đó được loan truyền ra, người dân thấy ai còn dùng chất DDT là họ lập tức phản đối. Ai chứa chất DDT gần nơi họ sống, ai để cho mặt đất bị nhiễm chất DDT là họ phản đối. Nói không nghe, họ đi kiện! Các nhà báo thấy một vụ kiện có thể là một đề tài báo động cho hàng ngàn nạn nhân khác của chất DDT, thế nào cũng tới điều tra, viết bài. Những hội bảo vệ người tiêu thụ, bảo vệ môi trường sống sẽ gây phong trào buộc nhà nước phải kiểm tra nơi nào còn bị chất DDT tác hại thì lo ngăn ngừa.
Nhưng ở nước ta thì suốt bao nhiêu năm người dân Nghệ An không được nghe nhà báo nào đến hỏi tại sao giếng nước làng có màu vàng, tại sao nhiều người trong một gia đình cùng chết vì bệnh ung thư. Không ai nói cho họ biết rằng, nhà nước có bổn phận giữ nguồn nước sạch sẽ cho dân chúng sử dụng. Cho tới khi một tỉnh Nghệ An có hàng chục xóm với số người chết vì ung thư tăng lên đến kinh ngạc, mới có người báo động. Mà ngay trong loại tin tức nóng hổi này, nhà báo biết cũng không được nói. Khi phát hiện một xóm ung thư ở thị xã Tân An, chỉ cách Sài Gòn bốn chục cây số, một tờ báo tiến bộ và năng động như tờ Thanh Niên ở Sài Gòn cũng chỉ đăng lại một bản tin của thông tấn xã nhà nước chứ không được phép đưa phóng viên đi điều tra riêng!
Nhà máy sản xuất nhôm ở Tân An cũng thải chất độc ra sông Nhân Hòa không khác gì nhà máy hóa chất Lâm Thao ở Phú Thọ. Trong suốt bao nhiêu năm “lãnh đạo đất nước” đảng cộng sản đã không quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Sau khi chế độ cộng sản sụp đổ ở Liên Xô người dân Nga mới biết đất nước họ ô nhiễm nhất thế giới.
Tại sao lại không có ai lên tiếng báo động về những mối nguy trong môi trường sống? Vì trong chế độ độc tài đảng trị xã hội không tạo khung cảnh cho những tiếng nói như vậy được phát lên một cách tự nhiên. Ở các nước tự do dân chủ người ta tạo được một khung cảnh như vậy. Nếu nhà báo đi qua một nơi thấy hóa chất thải bừa bãi, họ thấy ngay đây là một đề tài đáng viết để báo động độc giả. Nếu một phụ huynh thấy con em mình bị bệnh lạ họ sẽ đi hô hào những phụ huynh khác cùng đi tìm hiểu nguyên nhân. Có những hội bảo vệ môi trường mọc lên khắp nơi để gìn giữ không cảnh sống lành mạnh cho mình và cho người khác. Hiện tượng này cũng giống như trong cơ thể chúng ta có những hệ thống tự phòng, tự chữa bệnh. Nếu có chất độc nhiễm vô phổi, vô bao tử, thân thể người ta bèn bị ngứa, phải ho ra, phải nôn ra cho hết chất độc, rồi người ta biết cái gì phải tránh, phải ngăn ngừa. Một xã hội tự do cũng có những phản ứng tự nhiên như cơ thể để tự chữa trị, đông y gọi là kinh mạch điều hóa, khí huyết lưu thông. Một xã hội độc tài ngăn không cho cơ thể được sống tự nhiên, hệ thống tự chữa bệnh bị bế tắc!
Trong nước chắc chắn rất nhiều người biết các nhà máy hóa chất có thể gây tai hại cho đất đai và nguồn nước, mạch nước. Tại sao trong bao nhiêu năm không có những phong trào lên tiếng đòi phải có luật lệ bảo vệ môi trường sống? Khi đã có luật rồi, tại sao không có phong trào đòi thi hành luật đứng đắn để bảo vệ người dân lành?
Vì kinh mạch đã bế tác. Báo chí không được thông tin tự do. Việt Nam không có những hội tư nhân lo việc bảo vệ môi trường sống. Những người lo lắng cho môi trường không có chỗ họp nhau lại để cùng lên tiếng báo động đồng bào. Ở nước tự do dân chủ nào người ta cũng có những phong trào bảo vệ môi trường. Ở một nước độc tài toàn trị thì đảng cầm quyền muốn bao thầu hết mọi chuyện; những người quan tâm về một vấn đề gì cũng không được phép tự họp nhau lo chung. Ðến tôn giáo mà đảng cầm quyền cũng chỉ công nhận một giáo hội Phật Giáo, giáo hội khác đã sinh hoạt từ bao đời nhưng không theo đảng thì cũng bị cấm. Không có quyền tự do lập hội nên người ta cũng mất luôn quyền thông tin, báo động khi thấy những triệu chứng nguy hiểm. Giống như một cơ thể sinh vật mất khả năng chế tạo bạch huyết cầu, mất khả năng tự kháng độc. Chế độ độc tài gây ra bệnh “liệt kháng” (aids) cho thân thể của xã hội.
Trong tuần này Ngân Hàng Thế Giới phát hành bản phúc trình về nạn ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Bản báo cáo cho biết có chừng 750,000 người Trung Hoa chết mỗi năm do tình trạng không khí ô nhiễm gây nên. Ðây là kết quả của những cuộc nghiên cứu của các chuyên viên quốc tế và của chính phủ Trung Quốc. Nhờ bản phúc trình đó người bên ngoài biết có những làng bị nhiễm độc vì hóa chất suốt năm này sang năm khác, từ nửa thế kỷ nay. Dân làng ăn rau, trái cây, gạo, sinh bệnh. Nhiều thứ trái cây và rau còn được đóng hộp bán ra nước ngoài. Hiện nay Trung Quốc chiếm 12% thị trường rau và trái cây xuất cảng. Những chất độc thông thường nhất là do kim loại như chì, cadmium và thiếc, nhiễm trong đất, trong nguồn nước. Trong số 20 thành phố bị coi là ô nhiễm nhất thế giới, có 16 thành phố thuộc Trung Quốc. Bản phúc trình của Ngân Hàng Thế Giới đã bị cắt bớt một phần ba trước khi ấn hành, theo lời yêu cầu của chính phủ Bắc Kinh. Vì họ sợ những chi tiết “gây ấn tượng” quá có thể làm mất ổn định trong xã hội! Như đã trình bày trong mục này tuần trước, dân chúng Trung Quốc bắt đầu quan tâm đến môi trường sống rất nhiều. Hàng chục ngàn dân ở Hạ Môn đã biểu tình phản đối việc xây dựng một nhà máy hóa chất trị giá hàng tỷ Mỹ kim, vì lo môi trường sẽ bị nhiễm độc. Ðiều mà chính phủ Bắc Kinh lo ngại là sẽ có những phong trào bảo vệ môi trường chống lại chính sách bưng bít của đảng cộng sản! Sau Thiên An Môn, sau Pháp Luân Công, nay lại đến môi trường, cơ thể xã hội Trung Quốc vẫn còn bất an! Ðảng cộng sản có thể chấp nước và không khí bị nhiễm độc gây chết người, miễn là người ta chết một cách thầm lặng!
Chế độ cộng sản đã làm chết hàng triệu người chỉ vì người dân không được tự do thông tin, dù những tin tức phi chính trị như bệnh tật, dịch cúm, ô nhiễm. Trong nhiều trường hợp, quyền được nói đi đôi với quyền tự do hội họp. Vì có nhiều chuyện hơi phức tạp, có khi khó hiểu, một người nói không đủ khiến mọi người phải nghe. Phải tụ họp nhau lại, cùng lên tiếng mới, người này làm chứng cho người kia, lúc đó mới được lắng nghe. Khi có những chuyện không hiển nhiên nhưng đe dọa tới sức khỏe, mạng sống của nhiều người, càng cần phải khua chiêng gióng trống để đánh thức đồng loại. Tức là phải có nhiều người họp nhau lại mà nói. Hai quyền tự do, ngôn luận tự do và hội họp tự do không thể tách rời nhau được. Một nước muốn tiến bộ cần rất nhiều hội đoàn tư nhân tự động đứng ra lo cho những nhu cầu chung, của từng nhóm người hay của cả xã hội. Cần phải có một xã hội công dân năng động, cần báo chí tự do. Trong khung cảnh tự do dân chủ, dân được hưởng những quyền bình thường như thế. Ðó là một điểm khác nhau giữa tự do với độc tài.
Ngô Nhân Dụng (@Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét