Thứ Hai, 9 tháng 7, 2007

Từ Biểu Tình đến Cách Mạng

Vũ Nhân Phong
Tâm Thức Việt Nam

Trong những năm gần đây đã có những luận điệu cho rằng công cuộc đấu tranh của người Việt hải ngoại đang bế tắc, tinh thần chống cộng đang suy yếu và chỉ trong vài thế hệ kế tiếp sẽ bị dập tắt hoàn toàn. Trên tiền đề này, một số nhà chính trị thời cơ đã quyết định chuyển hướng, sẵn sàng “bỏ 3 triệu người hải ngoại để lấy 80 triệu người quốc nội” và nhắm đến việc “xoá làn ranh Quốc-Cộng” với hy vọng rằng sẽ có chỗ ngồi trong Quốc Hội bù nhìn của Cộng Sản.

Cuối cùng thì ước vọng vào Quốc Hội đã trở thành thất vọng, sau những xoay trở chính trị nhắm vào cuộc bầu cử quốc hội 2007, mà kết quả là như cũ. Nhưng những tư tưởng thời cơ vẫn còn dó, sau những thất bại của kế hoạch làm mờ đi tính chất tị nạn CS của người Việt hải ngoại, các lời kêu gọi giới trẻ hải ngoại giải quyết các tệ nạn xã hội tại Việt Nam hay những lý luận để đồng hoá cộng cuộc đấu tranh với nỗ lực xây dựng một xã hội công dân. Tất cả để đưa hải ngoại vào vị thế dưới cơ, phải “xin phép” tức là mặc nhiên công nhận vai trò lãnh đạo đất nước và quyền “cho phép” của đảng Cộng Sản. Bên cạnh đó cũng có hiện tượng vô số các tổ chức, đảng phái, tập hợp, liên minh, phong trào, khối, v.v… cả trong lẫn ngoài nước ra đời trên hệ thống internet như trăm hoa đua nở. Đến mức ngưòi theo dõi tin tức cũng không nhớ hết tên chứ không nói tới sự phân biệt những khác biệt trong đường lối và chủ trương của từng nhóm. Trong khi đó thì thay vì giúp đồng bào hiểu rõ từng nhóm để có sự chọn lựa, thì có người được xem là nhà đấu tranh lại xúi đồng bào ủng hộ đại cả đám, vì “ủng hộ lầm có mất gì đâu?”

Những sự kiện đã diễn ra quanh chuyến viếng thăm Mỹ của Nguyễn Minh Triết mới đây, cho thấy tinh thần chống cộng của hải ngoại chẳng có dấu gì có thể gọi là suy yếu. Từ New York sang Washington đến Nam Cali, ông Triết tới đâu thì bị hàng ngàn người Việt đuổi theo biểu tình. Đặc biệt, trong những cuộc biểu tình này đã có sự tham gia tích cực và ngay cả sự chủ động của những người trẻ, cho thấy những người tị nạn và nạn nhân cộng sản sẽ có một thế hệ kế thừa tiếp nối công cuộc đấu tranh cho một Việt Nam tự do dân chủ. Hơn nữa, điều này cũng chứng minh rằng những vị yếu bóng viá tin rằng tinh thần đấu tranh tại hải ngoại sẽ tan dần đã đánh giá sai và thiếu bản lãnh hướng dẫn công cuộc đấu tranh chung này.

Cũng vì thiếu bản lãnh, những người này đã đặt câu hỏi, “Biểu tình thì được gì? Biểu tình sẽ giứp ích gì cho người dân ở Việt ?” Vì chỉ nhìn mỗi cuộc biểu tình một cách rất giới hạn như là một nhóm người bỏ công, bỏ tiền và bỏ thời gian ra để đứng la ó cho nhau nghe. Nhìn rộng hơn vào phản ứng của đa số thầm lăng trước những cuộc biểu tình này thì sẽ thấy là Hà Nội đã không thể bình thường hoá sự hiện diện của họ tại hải ngoại và chính thức hoá tư cách đại diện của họ cho người Việt khắp nơi.

Dù đồng cảm với công cuộc đấu tranh của người Việt hay không, những chính quyền các nước mà Việt đang cố thắt chặt bang giao cũng không thể không đặt vấn đề nhân quyền để làm khó dễ Hà Nội. Đây là cái kim chọc vào cạnh sườn Hà Nội, lúc nào cũng có thể làm độc, nghĩa là những lãnh đạo Cộng Sản dù có tỏ dấu trung thành luốn cúi ngoại quốc tới đâu, họ cũng không thề có sự ủng hộ vô điều kiện.

Trở lại vấn đề toàn cảnh của công cuộc đấu tranh, sẽ có những người cho rằng việc biểu tình là lỗi thời, và kiếm những cách đấu tranh “hợp thời” và “sáng tạo” hơn. Một trong những cách “sáng tạo” này là thổi phòng lên tất cả những việc lớn nhỏ có liên quan một chút đến đấu tranh và tạo ấn tượng công cuộc đấu tranh đang có biến chuyển liên tục để lôi kéo những người dễ tin. Nhưng khi không còn ai tin thì họ sẽ đi tìm khán giả ở những nơi khác hay bằng những cách khác để có thể tiếp tục thấy tên mình trên mặt báo. Thế nhưng trong thực tế thì công cuộc đấu tranh này thành công hay không sẽ không dựa vào nhiều biến chuyển liên tục, mà vào một biến chuyển lớn và đột ngột do đại đa số quần chúng Việt chủ động. Còn bao lâu nữa biến chuyển lớn đó mới đến thật khó nói, nhưng một điều chắc chắn là ngày đó sẽ không đến vì những nỗ lực cải thiện chế độ, sửa sai cho chế độ, hay “qua mặt” chế độ bằng cách dùng ngả đầu tư hay từ thiện để về nước kêu gọi người dân đấu tranh. Một biến chuyển lớn và đột ngột – một cuộc cách mạng – có xẩy ra hay không tại Việt Nam sẽ tùy theo quyết tâm loại bỏ độc tài đảng trị của hải ngoại cộng với những phản ứng quốc nội trước những vấn nạn xã hội kinh tế không thể nào giải quyết vì sự đầu tư toa rập làm ăn của tài phiệt thế giói chỉ để kiếm lợi nhưng được khoác chiêu bài phát triển cho đất nước.

Mỗi lần đi biểu tình là một tát mạnh vào mặt đảng CSVN, cho thế giới thấy họ không có tính cách đại diện cho những ai họ không dùng bạo lực để cai trị được. Gây được ấn tượng này là một chiến thắng lớn vì nó phá hẳn một trong những trọng kế của CSVN, và trên nền tảng này đồng bào hải ngoại và quốc nội có thể lấn tới phá tiếp những kế hoạch khác của Hà Nội. Cho nên chúng ta cần phát huy tinh thần này, vì biểu tình là cách đơn giản, dễ dàng nhất để bày tỏ tiếng nói của lương tâm mình. Khỏi cần nghĩ đến chuyện xa vời, ngày nào còn người Việt tham gia biểu tình chống CSVN thì công cuộc đấu tranh sẽ còn nguyên.

July 9, 2007