Phải nói chuyến du Mỹ của thủ tướng Nguyễn Minh Triết là một cơ hội tốt giúp cho đồng bào tỵ nạn nhìn rõ hơn bản chất của nghị quyết 36 và diễn biến hoà bình ngày càng lộ rõ nét qua những sự dàn dựng vụng về của chính phủ Hoa Kỳ chọn lọc một số người Việt để tham khảo ý kiến về đối sách của Hoa kỳ với Việt Nam, trước và sau chuyến đi của ông Triết.
Nguyễn Minh Triết qua Mỹ với 2 mục đích chính: ký hợp đồng thương mại với Mỹ và hô hào cổ võ nghị quyết 36. Cái bắt tay trị giá 7 tỉ đô la hẳn làm cho cả đôi bên đối tác đều hài lòng về những quyền lợi béo bở riêng tư. Riêng người dân Việt phải chờ xem những hợp đồng thương mại vừa ký là điều may hay lại vẫn là một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam . Nếu đó chỉ là những loại hợp đồng đại loại kiểu mua máy bay du lịch giống như Phan Văn Khải đã ký thuở nào, thì đó quả là đại hoạ cho dân tộc ta phải cưu mang thêm những món nợ lớn ngày càng chồng chất biết bao giờ con cháu mới trả hết cho ngoại bang. Nói như thế có nghiã là con nợ là chính quyền phải khom lưng chịu sự sai bảo của chủ nợ để được ngồi yên trên chiếc ghế quyền lực của họ.
Ý đồ thứ hai của ông Triết trong chuyến công du này là muốn hợp thức hoá sự có mặt của nhà nước và phổ biến rộng rãi nghị quyết 36 qua sự việc lên tiếng kêu gọi đồng bào hải ngoại " khép quá khứ hướng về tương lai để trở về đầu tư xây dựng đất nước vì Việt Nam có nhiều gái đẹp. Câu nói trên tự nó đã làm mất đi "chính nghĩa" lẫn tư cách của kẻ "lãnh đạo" một quốc gia. Thêm vào đó trong khi Nguyễn Minh Triết rêu rao đánh bóng chế độ thì ở quê nhà cả ngàn người dân đang phẫn nộ biểu tình ở nhiều nơi, khiếu kiện đòi nhà nước phải trả lại đất đai cướp giật của dân. Những chuyện khiếu kiện này đâu phải chỉ có mới xảy ra ngày hôm nay. Nó đã xảy ra từ hơn mấy chục năm rồi. Người dân khiếu kiện nhiều đến nỗi nhà nước phải tung ra chiến dịch "giải quyết khiếu kiện" để giải quyết cho một triệu hai trăm ngàn gia đình đã bị cán bộ tham ô ăn cướp nhà đất, vườn tược của họ. Giải quyết đâu chưa ai thấy mà chỉ thấy ngày hôm nay con số người bất mãn đi khiếu kiện ngày càng gia tăng. Còn những kẻ cầm quyền ngày càng tàn bạo hơn. Thí dụ gần đây nhất cho thấy cụ bà Võ Thị Thu, 84 tuổi trong đoàn biểu tình đã bị công an đánh trọng thương phải đem cụ gấp vào nhà thương cấp cứu. Cụ nay hồi sinh và được bà con biểu tình đến bệnh viện săn sóc cụ. Chỉ nội sự việc trên cũng đủ cho đồng bào nhìn thấy là làm sao người Việt hải ngoại có thể trở về canh tân đất nước và xây dựng một xã hội dân sự khi mà những kẻ nắm quyền vẫn tiếp tục bao che nhau, cướp của dân và coi mạng sống người dân như cỏ rác.
Về phiá chính quyền Mỹ, thì phải nói là vở tuồng diễn biến hoà bình vào giai đoạn chót lần này Hoa Kỳ đóng khá vụng về. Vụng đến độ dớ dẩn khiến người xem phải phì cười. Ai đời một siêu cường quốc như Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng chính trị trên toàn thế giới, vậy mà trước khi Nguyễn Minh Triết qua, tổng thống Bush lại phải mời một số nhân vật chính trị trong cộng đồng để xin tham vấn ý kiến của họ về việc đối sách với Việt Nam. Nếu quả thật tổng thống của một cường quốc mà đại dốt như thế thì vị ấy nên từ chức đi là vừa để cho khỏi nhục quốc sỉ. Nào đã hết, toà Bạch Ốc lại phong chức cho 4 nhân vật đó là đại diện cho cộng đồng tỵ nạn ở Mỹ. Ô hay, thật là dớ dẩn chưa kìa! Tổng thống Bush thừa biết là nhờ ông được toàn dân bầu nên ông mới được là đại diện của dân Mỹ. Còn cộng đồng người Việt tỵ nạn bên Mỹ có bao giờ bầu những người đó làm đại diện cho họ đâu mà sao ông lại lấy quyền tổng thống của mình phong chức đại diện cho họ mà không hề tham khảo ý kiến người dân Mỹ gốc Việt?!
Nếu chỉ nghĩ phớt qua như thế rồi hồ đồ kết luận là tổng thống Bush ngu dốt, thì qủa là lầm to. Chính phủ Mỹ thông minh và nhiều mưu mô lắm cơ. Này nhé trong diễn biến hoà bình bước vào giai đoạn chót, Mỹ và CSVN cần phải vẽ ra một quốc hội đa nguyên đa đảng trên hình thức. Họ cần sự tham gia của những chính trị gia sa lông ở hải ngoại để cho cái quốc hội hình thức đó thêm màu sắc sặc sỡ. Bởi thế cho nên tổng thống Bush mới có nhu cầu đánh bóng một số người mà họ nghĩ có thể chỉ bảo dễ dàng để chuẩn bị cho những người đó vào ngồi trong những chiếc ghế chính trị sa lông đẹp như chậu kiểng, và dĩ nhiên với sự thoả thuận ngầm của Cộng sản Việt Nam.
Đối với những ai thích chạy theo chủ nghiã thời cơ thì đây là một cơ hội ngàn vàng được bắt tay tổng thống Bush. Thái độ khúm núm chắp hai tay ngồi tiếp chuyện với tổng thống Bush tự nó nói lên tinh thần xin cho của một người. Còn đối với những kẻ sĩ đã từng thấu đau bài học Mỹ bỏ rơi Saigon, cũng như chứng kiến Mỹ vắt chanh bỏ vỏ những đồng minh của họ như Sadam Hussein, tổng thống Marcos, v.v.., thì tất nhiên những người đó sẽ không bao giờ cảm thấy hân hạnh được chơi trong ván bài diễn biến hoà bình này, vì họ hiểu rằng chỉ có người dân Việt mới biết thương dân Việt mà thôi. Những ai thực tâm yêu nước đều hiểu rằng trên chặng đường đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam , để thắng địch thì phải biết "Lấy sức mạnh dân tộc làm chính". Có như thế mới giải quyết được tận gốc bài toán Việt Nam trong quá khứ đã và ngày hôm nay đang bị ngoại bang tranh giành xâu xé nhau vì quyền lợi kinh tế.
Thời gian 30 năm cũng khá đủ dài để làm nhụt chí những con người đi đấu tranh muốn nhìn thấy kết qủa đến với mình. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta, lại đi chọn thái độ từ bỏ con đường chông gai lấy sức mạnh dân tộc làm chính để chạy theo xin ngoại bang giúp giải quyết chuyện Việt Nam dùm cho dân tộc mình. Một vấn đề lương tâm rất nhức nhối cần đặt ra cho những ai đang hí hửng mơ được lọt vào mắt xanh của tổng thống Bush, cần phải suy gẫm về lời tuyên bố của ông khi mới đắc cử: "Những ai đang sống dưới bạo quyền và trong niềm tuyệt vọng hãy nhớ rằng Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ không quên quý vị đang bị đàn áp hoặc tha thứ cho kẻ đàn áp quý vị. Khi quý vị tranh đấu cho Tự do, Hoa Kỳ đứng bên cạnh quý vị". Và cũng xin đừng quên thông điệp của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, trong 1 cuộc phỏng vấn với một nhà báo ngoại quốc liên quan đến tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, Ngài đã nhắc lại câu nói bất hủ trên của tổng thống Bush rồi kết luận rằng: "Nhưng thực tại hôm nay trái ngược hẳn, Tổng thống (Bush) không đến đây đứng vào hàng ngũ chúng tôi, những kẻ bị áp bức, mà lại đứng bên cạnh những kẻ đàn áp chúng tôi".
Sự thật phũ phàng như thế đó. Người Mỹ đặt quyền lợi kinh tế cuả họ trên hết là chuyện bình thường. Khi hiểu được như thế thì chúng ta mới thấy rõ đường đi nước bước của tổng thống Bush là ngày hôm nay cái bắt tay trị giá 7 tỉ đô la, tự nó cũng đủ nói lên ông Bush cần những đồng minh có chủ trương "xin, cho" mà CSVN muốn, nhảy vào sân chơi đa đảng hình thức để Mỹ khỏi xấu hổ trước dư luận quốc tế về sự thờ ơ của Hoa Kỳ trước những vị phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ở hải ngoại, chúng ta có một căn nhà rạng ngời chính nghiã cần phải bảo vệ. Chúng ta là chủ của căn nhà này, cho nên không có lý do gì một kẻ lạ Cộng sản Việt Nam khi đặt chân lên đất của chúng ta lại bắt chúng ta phải có thái độ "xin cho" với họ. Nhất là kè thù đó chả có gì tốt để cho người Việt tỵ nạn chúng ta, cũng như họ chả có làm điều gì hay để mà chúng ta phải hãnh diện qụy lụy xin. Mọi nỗ lực đối thoại trong tinh thần "xin cho" chỉ làm cản trở công cuộc đấu tranh và kéo dài ngày đau thương cho dân tộc mà thôi. Cũng vì thế mà người Việt tỵ nạn chúng ta phải quyết đập tan những ý đồ "đối thoại, xin-cho" mà CSVN thâm độc tung ra để hợp thức hoá sự có mặt dan h chính ngôn thuận của họ ở hải ngoại. Không những thế chúng ta phải nhất quyết đồng tâm triển dương chính nghiã "đối đầu" để lật đổ chế độ độc tài tàn bạo. Đây mới chính là con đường đấu tranh đúng đắn nhất để đem lại tự do dân chủ đích thực cho Việt Nam . Ngày nào những tư bản đỏ CSVN còn nắm quyền lực thì ngày đó quốc hội đa đảng vẫn chỉ là một chậu kiểng để cho CSVN và những nhà tư bản trắng khai thác rêu rao Việt Nam nay đã có dân chủ hầu xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận thế giới về sự chà đạp dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Hạnh Quỳnh
Nguyễn Minh Triết qua Mỹ với 2 mục đích chính: ký hợp đồng thương mại với Mỹ và hô hào cổ võ nghị quyết 36. Cái bắt tay trị giá 7 tỉ đô la hẳn làm cho cả đôi bên đối tác đều hài lòng về những quyền lợi béo bở riêng tư. Riêng người dân Việt phải chờ xem những hợp đồng thương mại vừa ký là điều may hay lại vẫn là một sự bất hạnh cho dân tộc Việt Nam . Nếu đó chỉ là những loại hợp đồng đại loại kiểu mua máy bay du lịch giống như Phan Văn Khải đã ký thuở nào, thì đó quả là đại hoạ cho dân tộc ta phải cưu mang thêm những món nợ lớn ngày càng chồng chất biết bao giờ con cháu mới trả hết cho ngoại bang. Nói như thế có nghiã là con nợ là chính quyền phải khom lưng chịu sự sai bảo của chủ nợ để được ngồi yên trên chiếc ghế quyền lực của họ.
Ý đồ thứ hai của ông Triết trong chuyến công du này là muốn hợp thức hoá sự có mặt của nhà nước và phổ biến rộng rãi nghị quyết 36 qua sự việc lên tiếng kêu gọi đồng bào hải ngoại " khép quá khứ hướng về tương lai để trở về đầu tư xây dựng đất nước vì Việt Nam có nhiều gái đẹp. Câu nói trên tự nó đã làm mất đi "chính nghĩa" lẫn tư cách của kẻ "lãnh đạo" một quốc gia. Thêm vào đó trong khi Nguyễn Minh Triết rêu rao đánh bóng chế độ thì ở quê nhà cả ngàn người dân đang phẫn nộ biểu tình ở nhiều nơi, khiếu kiện đòi nhà nước phải trả lại đất đai cướp giật của dân. Những chuyện khiếu kiện này đâu phải chỉ có mới xảy ra ngày hôm nay. Nó đã xảy ra từ hơn mấy chục năm rồi. Người dân khiếu kiện nhiều đến nỗi nhà nước phải tung ra chiến dịch "giải quyết khiếu kiện" để giải quyết cho một triệu hai trăm ngàn gia đình đã bị cán bộ tham ô ăn cướp nhà đất, vườn tược của họ. Giải quyết đâu chưa ai thấy mà chỉ thấy ngày hôm nay con số người bất mãn đi khiếu kiện ngày càng gia tăng. Còn những kẻ cầm quyền ngày càng tàn bạo hơn. Thí dụ gần đây nhất cho thấy cụ bà Võ Thị Thu, 84 tuổi trong đoàn biểu tình đã bị công an đánh trọng thương phải đem cụ gấp vào nhà thương cấp cứu. Cụ nay hồi sinh và được bà con biểu tình đến bệnh viện săn sóc cụ. Chỉ nội sự việc trên cũng đủ cho đồng bào nhìn thấy là làm sao người Việt hải ngoại có thể trở về canh tân đất nước và xây dựng một xã hội dân sự khi mà những kẻ nắm quyền vẫn tiếp tục bao che nhau, cướp của dân và coi mạng sống người dân như cỏ rác.
Về phiá chính quyền Mỹ, thì phải nói là vở tuồng diễn biến hoà bình vào giai đoạn chót lần này Hoa Kỳ đóng khá vụng về. Vụng đến độ dớ dẩn khiến người xem phải phì cười. Ai đời một siêu cường quốc như Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng chính trị trên toàn thế giới, vậy mà trước khi Nguyễn Minh Triết qua, tổng thống Bush lại phải mời một số nhân vật chính trị trong cộng đồng để xin tham vấn ý kiến của họ về việc đối sách với Việt Nam. Nếu quả thật tổng thống của một cường quốc mà đại dốt như thế thì vị ấy nên từ chức đi là vừa để cho khỏi nhục quốc sỉ. Nào đã hết, toà Bạch Ốc lại phong chức cho 4 nhân vật đó là đại diện cho cộng đồng tỵ nạn ở Mỹ. Ô hay, thật là dớ dẩn chưa kìa! Tổng thống Bush thừa biết là nhờ ông được toàn dân bầu nên ông mới được là đại diện của dân Mỹ. Còn cộng đồng người Việt tỵ nạn bên Mỹ có bao giờ bầu những người đó làm đại diện cho họ đâu mà sao ông lại lấy quyền tổng thống của mình phong chức đại diện cho họ mà không hề tham khảo ý kiến người dân Mỹ gốc Việt?!
Nếu chỉ nghĩ phớt qua như thế rồi hồ đồ kết luận là tổng thống Bush ngu dốt, thì qủa là lầm to. Chính phủ Mỹ thông minh và nhiều mưu mô lắm cơ. Này nhé trong diễn biến hoà bình bước vào giai đoạn chót, Mỹ và CSVN cần phải vẽ ra một quốc hội đa nguyên đa đảng trên hình thức. Họ cần sự tham gia của những chính trị gia sa lông ở hải ngoại để cho cái quốc hội hình thức đó thêm màu sắc sặc sỡ. Bởi thế cho nên tổng thống Bush mới có nhu cầu đánh bóng một số người mà họ nghĩ có thể chỉ bảo dễ dàng để chuẩn bị cho những người đó vào ngồi trong những chiếc ghế chính trị sa lông đẹp như chậu kiểng, và dĩ nhiên với sự thoả thuận ngầm của Cộng sản Việt Nam.
Đối với những ai thích chạy theo chủ nghiã thời cơ thì đây là một cơ hội ngàn vàng được bắt tay tổng thống Bush. Thái độ khúm núm chắp hai tay ngồi tiếp chuyện với tổng thống Bush tự nó nói lên tinh thần xin cho của một người. Còn đối với những kẻ sĩ đã từng thấu đau bài học Mỹ bỏ rơi Saigon, cũng như chứng kiến Mỹ vắt chanh bỏ vỏ những đồng minh của họ như Sadam Hussein, tổng thống Marcos, v.v.., thì tất nhiên những người đó sẽ không bao giờ cảm thấy hân hạnh được chơi trong ván bài diễn biến hoà bình này, vì họ hiểu rằng chỉ có người dân Việt mới biết thương dân Việt mà thôi. Những ai thực tâm yêu nước đều hiểu rằng trên chặng đường đấu tranh giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam , để thắng địch thì phải biết "Lấy sức mạnh dân tộc làm chính". Có như thế mới giải quyết được tận gốc bài toán Việt Nam trong quá khứ đã và ngày hôm nay đang bị ngoại bang tranh giành xâu xé nhau vì quyền lợi kinh tế.
Thời gian 30 năm cũng khá đủ dài để làm nhụt chí những con người đi đấu tranh muốn nhìn thấy kết qủa đến với mình. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta, lại đi chọn thái độ từ bỏ con đường chông gai lấy sức mạnh dân tộc làm chính để chạy theo xin ngoại bang giúp giải quyết chuyện Việt Nam dùm cho dân tộc mình. Một vấn đề lương tâm rất nhức nhối cần đặt ra cho những ai đang hí hửng mơ được lọt vào mắt xanh của tổng thống Bush, cần phải suy gẫm về lời tuyên bố của ông khi mới đắc cử: "Những ai đang sống dưới bạo quyền và trong niềm tuyệt vọng hãy nhớ rằng Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ không quên quý vị đang bị đàn áp hoặc tha thứ cho kẻ đàn áp quý vị. Khi quý vị tranh đấu cho Tự do, Hoa Kỳ đứng bên cạnh quý vị". Và cũng xin đừng quên thông điệp của Hoà Thượng Thích Quảng Độ, trong 1 cuộc phỏng vấn với một nhà báo ngoại quốc liên quan đến tự do tín ngưỡng ở Việt Nam, Ngài đã nhắc lại câu nói bất hủ trên của tổng thống Bush rồi kết luận rằng: "Nhưng thực tại hôm nay trái ngược hẳn, Tổng thống (Bush) không đến đây đứng vào hàng ngũ chúng tôi, những kẻ bị áp bức, mà lại đứng bên cạnh những kẻ đàn áp chúng tôi".
Sự thật phũ phàng như thế đó. Người Mỹ đặt quyền lợi kinh tế cuả họ trên hết là chuyện bình thường. Khi hiểu được như thế thì chúng ta mới thấy rõ đường đi nước bước của tổng thống Bush là ngày hôm nay cái bắt tay trị giá 7 tỉ đô la, tự nó cũng đủ nói lên ông Bush cần những đồng minh có chủ trương "xin, cho" mà CSVN muốn, nhảy vào sân chơi đa đảng hình thức để Mỹ khỏi xấu hổ trước dư luận quốc tế về sự thờ ơ của Hoa Kỳ trước những vị phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam.
Ở hải ngoại, chúng ta có một căn nhà rạng ngời chính nghiã cần phải bảo vệ. Chúng ta là chủ của căn nhà này, cho nên không có lý do gì một kẻ lạ Cộng sản Việt Nam khi đặt chân lên đất của chúng ta lại bắt chúng ta phải có thái độ "xin cho" với họ. Nhất là kè thù đó chả có gì tốt để cho người Việt tỵ nạn chúng ta, cũng như họ chả có làm điều gì hay để mà chúng ta phải hãnh diện qụy lụy xin. Mọi nỗ lực đối thoại trong tinh thần "xin cho" chỉ làm cản trở công cuộc đấu tranh và kéo dài ngày đau thương cho dân tộc mà thôi. Cũng vì thế mà người Việt tỵ nạn chúng ta phải quyết đập tan những ý đồ "đối thoại, xin-cho" mà CSVN thâm độc tung ra để hợp thức hoá sự có mặt dan h chính ngôn thuận của họ ở hải ngoại. Không những thế chúng ta phải nhất quyết đồng tâm triển dương chính nghiã "đối đầu" để lật đổ chế độ độc tài tàn bạo. Đây mới chính là con đường đấu tranh đúng đắn nhất để đem lại tự do dân chủ đích thực cho Việt Nam . Ngày nào những tư bản đỏ CSVN còn nắm quyền lực thì ngày đó quốc hội đa đảng vẫn chỉ là một chậu kiểng để cho CSVN và những nhà tư bản trắng khai thác rêu rao Việt Nam nay đã có dân chủ hầu xoa dịu sự phẫn nộ của dư luận thế giới về sự chà đạp dân chủ nhân quyền ở Việt Nam.
Hạnh Quỳnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét