Không có tư tưởng Hồ Chí Minh, không có chủ nghĩa khoa học Maxist Leninist?
Nguồn: panoramaproductions.net
Những năm sau 75, tất cả các trường học tư miến Nam đều bị đưa vào quản lý nhà nước. Các trường học của giáo hội, thậm chí những trường mẫu giáo mầm non cũng chung số phận. Nhà nước quản lý giáo dục là quản lý máy cái sản xuất ra con người mới xã hội chủ nghĩa (XHCN). Máy cái nầy bắt đầu bằng các lớp mầm non và đầu kia là ngỏ ra các trường đại học. Khâu giáo dục là then chốt; dứt khoát không để tư nhân hay đoàn thể làm được.
Kết quả sau 30 năm, những con người mới càng ngày càng tệ; Đảng có khối người sẵn sàng bán linh hồn để bon chen vào hệ thống quyền lực, nhưng thiếu những con người trung thực, dám suy nghĩ độc lập để thực sự có ích cho đất nước. Một trong các nguyên nhân là bệnh thành tích, như tác giả Hoàng Xuân Ba phân tích, tuy nhiên ở đây tôi chú ý đến cách trả lời của bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân để thử thẩm định nỗ lực của ông trong cải cách giáo dục.
Trong lá thư đăng báo Tuổi Trẻ ngày 02/07/2007, ông Nhân cho rằng nguyên nhân gây ra không chỉ ở ngành giáo dục, ở nhà trường, ở thày cô giáo mà còn ở hằng chục triệu phụ huynh là đồng tác giả. Ông dẫn chứng chuyện buôn lậu: Vì có người thích mua hàng rẻ, nên mới có người buôn lậu. Tương tự như thế, vì phụ huynh muốn con em học giỏi, vì xã hội tạo sức ép nên mới có bệnh thành tích (?). Tôi không hiểu có phải ý ông kết luận rằng muốn chống buôn lậu, phải chống người chuộng hàng tốt, rẻ; muốn chống bệnh thành tích, phải cải tạo tâm lý xã hội, điều chỉnh lại ước mơ của các cháu học sinh?
Phụ huynh nào chẳng muốn con em học giỏi, nhưng họ muốn con em mình thực sự được rèn luyện, đạt thành tích có chất lượng, không ai muốn các em mang về một thành tích gian dối, một tấm bằng giả mạo. Lẽ đơn giản chính phụ huynh là người bỏ tiền thật cho con em ăn học và mai đây chúng không thể dùng khả năng giả đánh đố với cuộc sống.
Cách nói của ông Nhân phản ánh một não trạng rất cộng sản: Đảng lãnh đạo không có gì sai. Căn bịnh thành tích là xấu, nhưng không hoàn toàn do cơ chế mà còn do lỗi ở xã hội. Cách nói nầy chứng tỏ ông Nhân không can đảm nhận khuyết điểm; đẩy trái bóng qua chân người khác; không đụng vào cơ chế độc tài ngành ông lãnh đạo. Việc trả lời thư độc giả trên báo Tuổi Trẻ chỉ thực sự "vô tiến khoáng hậu" khi nào ông ta nhận lỗi cơ chế, và đưa ra phương cách sửa chữa cụ thể. Không làm việc nầy, hứa hẹn 10 năm giáo dục Việt Nam sẽ cất cánh chỉ là hưa hẹn suông, nếu không nói là láo.
Bệnh thành tích có mọi nơi, không riêng gì ngành giáo dục. Nó cùng tuổi với cuộc cách mạng vô sản Xô Viết, khi người ta muốn thay thế hiệu quả cạnh tranh bằng thi đua. Để tăng năng suất, lãnh đạo phát động các đợt thi đua; để ấn định mức độ phải làm, người ta đặt ra chỉ tiêu hoàn thành.Thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, thi đua lập công dâng Đảng. Trong thời chiến tranh, đến gần ngày 2/9 hay 19/5, mức độ chém giết trên chiến trường càng khốc liệt do những đợt phát động lập công chào mừng ngày độc lập hay mừng ngày sinh nhật bác.
Hệ thống bình chọn 5 năm tiên tiến, chiến sĩ thi đua... kèm tiền thưởng chính là áp lực cấp dưới nói dối hàng loạt. Cá nhân nào báo cáo thật, sẽ ảnh hưởng tất cả những thành viên còn lại. Một người không đạt "tiên tiến", cả đơn vị bị cắt tiền thưởng. Nhiều thày cô giáo có lương tâm không muốn nói dối, nhưng không thể không nghĩ đến món tiền thưởng bù đắp vào đồng lương ít ỏi, hoặc nguy cơ bị cho thôi việc vì làm hại tập thể. Rõ ràng đó là hệ thống phản động và tàn nhẫn nhất mà người cộng sản có thể nghĩ ra, chỉ để đánh bóng cho tài lãnh đạo và hoàn toàn có hại cho xã hội.
Dù được chú ý thế nào, tôi không tin tưởng ông Nhân làm ra phép lạ; nhưng tôi lạc quan vào hệ thống giáo dục song song như tác giả gợi ý. Hệ thống nầy nằm ngoài tầm kiểm soát của Đảng. Học sinh/sinh viên đang cố gắng trau dồi chuyên môn thay vì phấn đấu lập thành tích với Đoàn, với Đảng. Không có tư tưởng Hồ Chí Minh, không có chủ nghĩa khoa học Maxist Leninist. Những con người mới đang được tạo ra, nhưng không phải để xây dựng cái chủ nghĩa không tưởng, bịp bợm mà là để đánh dấu chấm hết vào chuyện dài những giấc mơ của người cộng sản.
1 nhận xét:
supreme hoodie
pandora charms
longchamp handbags
yeezy
nike off white
kobe shoes
nike kyrie 7
golden goose
pandora
hermes handbags
Đăng nhận xét