“Vợ chồng người bạn Việt kiều tốt bụng của chúng ta đã trở lại nơi định cư là đất nước Mỹ, không lưu lại đất nước mình, ăn Tết ở quê hương à?”
Một người bạn cà phê vỉa hè hỏi vậy, khi thấy cả tuần lễ rồi, vắng mặt vợ chồng người bạn Việt Kiều. Vợ chồng anh Ch. đều là bạn học cũ của chúng tôi, từ gần bốn mươi năm trước, ở đại học Văn Khoa Sài Gòn. Người thì gật đầu thay câu trả lời, người thì nói:
“Ðất nước mình bị ‘người nước mình’ chiếm mất từ trên ba mươi năm rồi, còn đâu nữa để mà ăn Tết ở quê hương?!
Anh Ch. từng “học tập cải tạo tập trung”, quá thấu hiểu, đầy trải nghiệm ở các miệt rừng-rú-học-đường của “thiên đường cộng sản”. Ấy tuy nhiên anh Ch. không can dự vào ý tưởng của “bà xã”, còn nguyên vẹn trong lành về quê hương đất nước. Nên “bà xã” anh Ch. hồn nhiên bực bội khi biết mấy ông Mỹ leo lên nóc nhà bảo tàng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn để bảo vệ an ninh cho tổng thống Mỹ tới đây, dịp hội nghị cấp cao APEC. Và chị còn nói: “Bây giờ chống cộng là lỗi thời rồi. Ở bên Mỹ, chả ai còn chú ý, để tâm vào cái việc chống cộng gì nữa. Nhà nước nào, phương Tây, đất Mỹ hay cộng sản cũng đều phải lo cho dân là chính.”
Anh em chúng tôi, kể cả anh Ch., đều phải chào thua nhận định của phụ nữ. Và chỉ còn biết bàn luận bên bàn cà phê với nhau, cho đỡ tức:
“Nói cái chuyện lo cho dân, phải nói hệt như vô số các ông Việt cộng, tức là những ông cộng-sản-thứ-thiệt, nguồn gốc xuất thân từ nông thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa (tràn ngập Hà Nội ngàn năm văn hiến đã mất): “Bà con chớ ‘no’, để nhà nước ‘no’.” Ðúng vậy, nhà nước no rồi (không cần nói ngọng), nên con cháu đích tôn của bác-và-đảng không cần ăn cái món ăn tinh thần là tư tưởng ‘Bác Hồ’. Vô số ‘con cháu đích tôn’ ấy du học bên Mỹ, để lại trọn vẹn món ăn tinh thần ấy cho người dân trong xứ sở được no. Chả biết những con cháu chúng ta, học các ngành chuyên môn ở trường lớp, ''được'' nhà nước bắt học cái môn lịch sử đảng cộng sản và chính trị các thứ (có ''tính cộng sản'' 100%) , tính vào điểm thi cuối năm và ra trường, thì nó sẽ tốt hay nó sẽ chỉ tệ hại cho việc học hành, kết quả chuyên môn của sinh viên?
Ở các nơi trên thế giới, nơi nào cũng hiểu được rằng, học giỏi là giỏi cái môn chính mà mình theo học, chứ không phải là giỏi cả những môn phụ. Các ông cộng sản, dù thôi nhai lại như con vẹt chỉ nói một câu ‘vừa hồng vừa chuyên’, nhưng thực tế, bây giờ (và đến bao giờ?), vẫn y như vậy. Sinh viên có đạt điểm cao về ngành học chuyên môn, mà không đạt điểm về môn chính trị lịch sử “bác và đảng” thì ‘tiêu’. Ðấy là no (ứ hơi) về tinh thần. Còn về thực phẩm để nuôi dưỡng thân thể, thì cứ dân cứ tha hồ mà no với vô số thứ thực phẩm chứa chất đầy hiểm họa: Thịt heo từ con heo có chích thuốc tăng trọng, rau quả có phun thuốc trừ sâu, thuốc cho trái to đẹp và được mùa thu hoạch...
Mới đây, ngành chức năng kiểm nghiệm chất độc hại của rau quả có phun thuốc trong khi trồng trọt, đưa ra thị trường tiêu thụ, lắc đầu: không thể rửa hết dư lượng thuốc phun ở rau xanh. Và chỉ còn kêu gọi nông dân hạn chế tối đa một số thuốc phun cho rau quả! Thế thì cũng phải chào thua, bởi người nông dân cũng phải có đồng tiền nuôi thân. Không có những thuốc phun (độc hại) ấy, rau quả nào đạt tiêu chuẩn để người tiêu dùng tiêu thụ, người nông dân lấy đâu đủ tiền để sống? Thôi thì chúng ta chấp nhận nói ngọng vậy: chúng ta vẫn luôn luôn ‘no’!”
Liêu Tú
Một người bạn cà phê vỉa hè hỏi vậy, khi thấy cả tuần lễ rồi, vắng mặt vợ chồng người bạn Việt Kiều. Vợ chồng anh Ch. đều là bạn học cũ của chúng tôi, từ gần bốn mươi năm trước, ở đại học Văn Khoa Sài Gòn. Người thì gật đầu thay câu trả lời, người thì nói:
“Ðất nước mình bị ‘người nước mình’ chiếm mất từ trên ba mươi năm rồi, còn đâu nữa để mà ăn Tết ở quê hương?!
Anh Ch. từng “học tập cải tạo tập trung”, quá thấu hiểu, đầy trải nghiệm ở các miệt rừng-rú-học-đường của “thiên đường cộng sản”. Ấy tuy nhiên anh Ch. không can dự vào ý tưởng của “bà xã”, còn nguyên vẹn trong lành về quê hương đất nước. Nên “bà xã” anh Ch. hồn nhiên bực bội khi biết mấy ông Mỹ leo lên nóc nhà bảo tàng ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn để bảo vệ an ninh cho tổng thống Mỹ tới đây, dịp hội nghị cấp cao APEC. Và chị còn nói: “Bây giờ chống cộng là lỗi thời rồi. Ở bên Mỹ, chả ai còn chú ý, để tâm vào cái việc chống cộng gì nữa. Nhà nước nào, phương Tây, đất Mỹ hay cộng sản cũng đều phải lo cho dân là chính.”
Anh em chúng tôi, kể cả anh Ch., đều phải chào thua nhận định của phụ nữ. Và chỉ còn biết bàn luận bên bàn cà phê với nhau, cho đỡ tức:
“Nói cái chuyện lo cho dân, phải nói hệt như vô số các ông Việt cộng, tức là những ông cộng-sản-thứ-thiệt, nguồn gốc xuất thân từ nông thôn miền Bắc xã hội chủ nghĩa (tràn ngập Hà Nội ngàn năm văn hiến đã mất): “Bà con chớ ‘no’, để nhà nước ‘no’.” Ðúng vậy, nhà nước no rồi (không cần nói ngọng), nên con cháu đích tôn của bác-và-đảng không cần ăn cái món ăn tinh thần là tư tưởng ‘Bác Hồ’. Vô số ‘con cháu đích tôn’ ấy du học bên Mỹ, để lại trọn vẹn món ăn tinh thần ấy cho người dân trong xứ sở được no. Chả biết những con cháu chúng ta, học các ngành chuyên môn ở trường lớp, ''được'' nhà nước bắt học cái môn lịch sử đảng cộng sản và chính trị các thứ (có ''tính cộng sản'' 100%) , tính vào điểm thi cuối năm và ra trường, thì nó sẽ tốt hay nó sẽ chỉ tệ hại cho việc học hành, kết quả chuyên môn của sinh viên?
Ở các nơi trên thế giới, nơi nào cũng hiểu được rằng, học giỏi là giỏi cái môn chính mà mình theo học, chứ không phải là giỏi cả những môn phụ. Các ông cộng sản, dù thôi nhai lại như con vẹt chỉ nói một câu ‘vừa hồng vừa chuyên’, nhưng thực tế, bây giờ (và đến bao giờ?), vẫn y như vậy. Sinh viên có đạt điểm cao về ngành học chuyên môn, mà không đạt điểm về môn chính trị lịch sử “bác và đảng” thì ‘tiêu’. Ðấy là no (ứ hơi) về tinh thần. Còn về thực phẩm để nuôi dưỡng thân thể, thì cứ dân cứ tha hồ mà no với vô số thứ thực phẩm chứa chất đầy hiểm họa: Thịt heo từ con heo có chích thuốc tăng trọng, rau quả có phun thuốc trừ sâu, thuốc cho trái to đẹp và được mùa thu hoạch...
Mới đây, ngành chức năng kiểm nghiệm chất độc hại của rau quả có phun thuốc trong khi trồng trọt, đưa ra thị trường tiêu thụ, lắc đầu: không thể rửa hết dư lượng thuốc phun ở rau xanh. Và chỉ còn kêu gọi nông dân hạn chế tối đa một số thuốc phun cho rau quả! Thế thì cũng phải chào thua, bởi người nông dân cũng phải có đồng tiền nuôi thân. Không có những thuốc phun (độc hại) ấy, rau quả nào đạt tiêu chuẩn để người tiêu dùng tiêu thụ, người nông dân lấy đâu đủ tiền để sống? Thôi thì chúng ta chấp nhận nói ngọng vậy: chúng ta vẫn luôn luôn ‘no’!”
Liêu Tú
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét