Thứ Ba, 10 tháng 7, 2007

Hà Nội chơi trò đánh lừa Hoa Kỳ

Hanoi Plays America for a Sucker
New America Media, News Analysis, Thai A. Nguyen Khoa, Posted: Jul 06, 2007
Lê Minh Úc lược dịch

LTS: Trong cái dư âm sau chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của Chủ tịch Việt Nam Nguyễn Minh Triết, cộng tác viên Thai A. Nguyen Khoa của NAM (New America Media), viết rằng một Việt Nam dân chủ có thể làm được nhiều hơn cho vấn đề ổn định trong vùng Đông Nam Á. Ý muốn ngăn ngừa Trung quốc của chế độ Hà Nội còn lớn hơn cả Hoa Kỳ, cho nên Hoa Kỳ không nên làm ngơ về sự cần thiết cho việc đổi mới dân chủ tại Việt Nam trên danh nghĩa "Ảnh hưởng Trung hoa"




Trong khi chuyến viếng thăm hữu nghị của Chủ tịch Nguyễn Minh Triết - chuyến đi chính thức đầu tiên đến Hoa Kỳ của một lãnh đạo Cộng sản Việt Nam - mang đến nhiều bàn cãi, lại bị phản đối với các cuộc biểu tình xuống đường và sự tra vấn nặng nề của các nhà lập pháp cao cấp Hoa Kỳ về các vụ bắt giữ các nhà tranh đấu nhân quyền và dân chủ mới đây, thì thực chất chính trị đằng sau cái lối Hoa Kỳ ve vãn Hà Nội -- ảnh hưởng Trung hoa -- có vẻ thoát khỏi sự chú ý của giới truyền thông báo chí. Nhưng sự hiểu biết của Hà Nội thì không khá gì hơn trước đây.

Chính sách địa-chính-trị của Mỹ luôn nắm phần lợi thế ngay cả khi những nguyên tắc rất căn bản về dân chủ và tự do được ưa thích hơn là việc ngăn ngừa Trung quốc. Nhưng để có một cách giải quyết thực tế và lâu dài, Hoa Thịnh Đốn không được quên rằng một Việt Nam dân chủ đặt căn bản trên sự ủng hộ của toàn dân thì thích hợp hơn cho vấn đề ổn định khu vực Đông Nam Á, hơn là một chế độ công an trị xuống dốc với sự đàn áp hỗn loạn.

Một lúc nào đó khi chế độ CSVN không còn có thể dựa vào đường lối đàn áp tàn bạo để đè nén những nguyện vọng chính đáng của người dân, hoặc dựa vào cái “chiến thắng huyền thoại” với một giá quá đắt trong cuộc chiến chống Mỹ (và Pháp), như một cái quyền để được phép cai trị thay vì được sự ủng hộ của toàn dân, thì Hoa Kỳ về mặt quân sự lại cố đẩy chế độ Hà Nội lên như một bức màn chắn để chống lại chính sách bành trướng của Trung quốc. Biết rõ sự ve vãn này của Hoa Kỳ, chế độ Hà Nội đang chơi tối đa lá bài Trung quốc.

Hồi tháng Ba, sau buổi họp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice, Bộ trưởng ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đã đi vòng sang Bắc kinh trước khi trở về Hà Nội. Cũng giống như vậy, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã đi sang Bắc kinh trước khi thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử Hoa Kỳ.

Việc này không tránh khỏi sự chú ý của Hoa Thịnh Đốn, nơi chuyến viếng thăm hữu nghị lúc có lúc không của Chủ tịch Triết đã được đồn đãi sẽ bị huỷ bỏ hoặc giảm thiểu tính chính thức về sự thăm viếng dinh thự Blair House. Đồng thời, buổi hội kiến tại Phòng Bầu Dục của Tổng thống Bush với 4 nhà lãnh đạo của các nhóm tranh đấu nhân quyền và dân chủ Việt Nam, tiếp theo đó là một buổi họp khác của Cố vấn An ninh Quốc gia với nhóm dân chủ được lựa chọn đặc biệt hơn, ngay sau chuyến viếng thăm của ông Triết được coi như là một lời nhắc nhở đến Hà Nội đừng coi Hoa Kỳ như một thành phần dự bị.

Nhưng chính phủ của ông Bush nên được nhắc nhở là hành động đu dây của chế độ Hà Nội là một hình thức của quan hệ "tiểu quốc triều cống thiên triều" của thế kỷ 21. Trong cuộc chiến chống Mỹ, để làm sao có lợi cho họ, chế độ Hà Nội thường chơi trò đi dây thăng bằng rất nhuần nhuyễn giữa Trung quốc và Liên Sô, nhưng cái thế đại quân bình đó đã biến mất sau khi Liên bang Sô Viết bị sụp đổ vào năm 1991, cho đến khi Hoa Kỳ bước chân vào.

Vào tháng 5/2006, trong môt buổi họp với các lãnh tụ Hà Nội, ông phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ Robert Zoellick đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vấn đề hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là về những liên quan đến an ninh khu vực (xem: Sự đe doạ bành trướng của Trung quốc). Vào tháng Sáu 2006, theo sau người tiền nhiệm và 4 năm liên tục nơi mà Hải quân Hoa Kỳ dùng Việt Nam như một bến dừng chân, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Donald Rumsfeld đã gặp người đồng chức vụ với ông ta là Phạm Văn Trà khi hai phía tái xác nhận hiệp ước Huấn luyện và Giáo dục Quân sự Quốc tế.

Lẽ dĩ nhiên là Hoa Kỳ rất chú ý đến lịch sử đầy thăng trầm giữa Việt Nam và Trung quốc. Năm 1974. Trung quốc và Nam Việt Nam đã đánh một trận hải chiến về Quần đảo Hoàng Sa. Vào tháng Hai năm 1979, Trung quốc xâm chiếm nhiều tỉnh thuộc vùng biên giới phía Bắc của Việt Nam để dạy cho Hà Nội một bài học sau khi nhà nước Việt Nam thắt chặt quan hệ với Liên Sô và xâm lăng Lào và Kampuchea. Từ 1984 đến 1988, Việt Nam đã có những đụng chạm với Trung quốc trên đất liền và trên Biển Đông, đưa đến kết quả là Việt Nam phải nhường 800 cây số vuông lãnh thổ cho Trung quốc. Năm 2005, sau khi vẽ lại đường biên giới lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ, hải quân Trung quốc đã tấn công và giết chết 9 ngư phủ Việt Nam.

Vấn đề mất đất và biển cho Trung quốc đã là đề tài của một bài tiểu luận của nhà báo Nguyễn Vũ Bình; và anh Bình đã bị bắt năm 2003 khi tiết lộ sự thương lượng đầy mờ ám của Hà Nội trong một bài báo được phát hành (trên mạng internet). Anh Bình, và sau đó là luật sư Lê Quốc Quân, là người được Cơ quan Hỗ trợ Dân chủ Quốc gia cấp học bổng, được trả tự do như những món hàng đổi chác trước chuyến đi của ông Triết đến Hoa Kỳ.

Trong phần phân tích cuối cùng, thì việc Hà Nội chạy theo Hoa Kỳ và thái độ đu dây của Hà Nội giữa - người bạn "môi hở răng lạnh" có cùng chung lý tưởng là -Trung quốc và Hoa Thịnh Đốn chứng tỏ một điều là về mặt chính trị thì Hà Nội cần Mỹ hơn là Mỹ cần Hà Nội.

Do đó, Tổng thống Bush nên biết rằng việc giúp đỡ Hà Nội thiết lập một nền kinh tế thị trường thiếu trật tự, như một bài thuốc trị bá bệnh cho một xã hội bị đàn áp và tước đoạt mất sự thoải mái về vật chất lẫn tinh thần thì không phải là một lá bài chắc ăn cho một di sản lâu dài.

Xây dựng và bồi đắp cho những tiến triển bên trong Việt Nam và không có sự dính dáng của Đảng Cộng sản là chìa khóa cho một di sản như vậy. Một Việt Nam tự do dân chủ sẽ cung cấp một thế quân bình thích hợp cho khu vực Đông Nam Á, để phục vụ quyền lợi của toàn dân Việt Nam cũng như quyền lợi của Hoa Kỳ.


Hanoi Plays America for a Sucker
New America Media, News Analysis, Thai A. Nguyen Khoa, Posted: Jul 06, 2007

Editor's Note: In the wake of the Vietnamese President Nguyen Minh Triet’s first state visit to the United States, NAM contributor Thai A. Nguyen Khoa writes that a democratic Vietnam can do more for the stability of Southeast Asia. Hanoi has an even greater interest in containing China than the United States , so the United States should not turn a blind eye to the need for democratic reform in Vietnam in the name of the "China Factor".

While the state visit of President Nguyen Minh Triet – the first official trip to America by a leader of Communist Vietnam -- is controversial, marred with protests and critical questioning by senior United States lawmakers regarding his government's recent arrests of human rights and democracy activists, the real politik behind the way America coddles Hanoi --the China factor – seems to escape most press radar screens. But Hanoi is none the wiser.

It seems American geopolitics trumps even its very founding tenets of democracy and freedom in favor of the containment of China. Yet for a viable and long-term solution, Washington must not forget a democratic Vietnam based on popular support is more suited for the stability of Southeast Asia than a declining police state with oppressive turmoil.

At a time when communist Vietnam can no longer rely on brutal oppression to keep the lid on its people's legitimate aspirations nor count on its hallowed and pyrrhic victory against the United States (and France) as the mandate to rule in lieu of popular support, the United States is trying to prop up the Hanoi regime militarily as buffer against an expanding China. Aware of this American courtship, Hanoi is playing the China card to the hilt.

This March, after his Washington meeting with Secretary of State Condoleezza Rice, Vietnam Foreign Minister Pham Gia Khiem made a detour to Beijing before returning home. Likewise, President Nguyen Minh Triet also paid a visit to Beijing before making this historic trip to America.

This did not go unnoticed by Washington, where the off-and-on again state visit by President Triet was rumored to be cancelled or even reduced to an unofficial visit at Blair House. Meanwhile, President Bush's Oval Office meeting with four leaders of the Vietnamese human rights and democracy groups followed by another NSA meeting with the more inclusive democracy group after Triet’s visit serve as a reminder to Hanoi not to play America as second fiddle.

Yet the Bush administration should be reminded that Hanoi's tight rope act is a form of suzerainty-tributary kowtow relationship of the 21st century. During the American war, Hanoi often played a skillful balancing act between China and the Soviet Union to her advantage, but that big counterbalance is gone after the break-up of the Soviet Union in 1991 until the United States steps in.

In May 2006, in a meeting with Hanoi leaders, U.S. Assistant Secretary of State Robert Zoellick stressed the importance of cooperation between the two countries, particularly with regards to regional security (read: China expansion threat). In June 2006, following his predecessor and the four-year running where the U.S. Navy made Vietnam its port of call, Secretary of Defense Donald Rumsfeld met with his counterpart Pham van Tra when the two sides reaffirmed the International Military Education and Training pact.

The United States, certainly, is keen on Vietnam's tumultuous history with China. In 1974, China and South Vietnam fought a naval battle over the Spratley island chain. In February 1979, China invaded several of Vietnam's northern border provinces to teach Hanoi a lesson after the Vietnam strengthened its ties with the Soviet Union and occupied Laos and Kampuchea. From 1984 to 1988, Vietnam had border clashes with China on land and in the South Sea, which resulted in the ceding of 800 square kilometers of territory by Vietnam to China. In January 2005, after the redrawing of maritime demarcation in the Tonkin Gulf, Chinese navy attacked and killed nine Vietnamese fishermen.

The loss of Vietnamese land and sea to China was the subject of journalist Nguyen Vu Binh’s essay; he was arrested in 2003 when he revealed Hanoi's shady deal in a published article. Binh, then Le Quoc Quan, a recipient of the National Endowment for Democracy scholarship, were released as bargaining chips just before Triet’s trip to America.

In the final analysis, Hanoi's overture to America and its high-wire act between Beijing - Hanoi's ideological soul mate - and Washington demonstrate politically that it needs America more than vice-versa.

Thus President Bush should know that helping Hanoi forge ahead with its free-wheeling market economy as a cure-all for an oppressed society deprived of material and spiritual comfort is no sure bet for a lasting legacy.

Cultivating the progressives within and without the Communist Party is the key to such legacy. A democratic Vietnam will provide a fitting counter balance in Southeast Asia that serves its people's interest as well as the United States'.

2 nhận xét:

Jamesterra nói...

We are authorized Financial consulting firm that work directly with
A rated banks eg Lloyds Bank,Barclays Bank,hsbc bank etc

We provide BG, SBLC, LC, LOAN and lots more for client all over the world.

Equally,we are ready to work with Brokers and financial
consultants/consulting firms in their respective countries.

We are equally ready to pay commission to those Brokers and financial
consultants/consulting firms.

Awaiting a favourable response from you.

Best regards
WALSH SMITH, ROBERT
email : info.iqfinanceplc@gmail.com
skype: cpt_young1
Tel contact: +447031968934

yanmaneee nói...

lebron 10
jordan sneakers
nike x off white
hermes
hermes belts for men
nike vapormax
air max 97
off white
kd shoes
nike vapormax