“Tôi không coi là những kẻ thù nữa khi họ đã khốn khổ” (Victor Hugo)
Những người lớn tuổi ở hải ngoại vẫn nhớ tới câu chuyện ngày xưa trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư khi nói về lòng thù hận: “Một hôm một người hào phú có chuyện lôi thôi với một người thợ. Đang cơn tức giận, người hào phú lấy hòn đá ném người thợ. Người thợ nhặt hòn đá, cất vào một chỗ, nghĩ bụng rằng: “Thế nào cũng có lúc tao lấy hòn đà này ném vào đầu mày”. Cách ít lâu, người hào phú chẳng may cửa nhà sa sút, của sạch không phải đi ăn xin. Một hôm, người thợ trông thấy người ấy đi ngang trước cửa, vội vàng chạy đi nhặt hòn đá ngày xưa, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù là dại, bây giờ người ấy quá khổ sở mà ta báo thù là hèn. Rồi quẳng hòn đá xuống ao”.
Bây giờ anh hào phú là nước Mỹ gặp cơn tai biến, không đủ sức trả thù, lại nói lời mỉa mai cay đắng, thật đúng là đồ hèn. Chúng ta nhớ lại một chuyện cũ: trận bão Katrina vào cuối tháng 9 năm 2005 đã tàn phá bốn tiểu bang nước Mỹ trong vùng Vịnh Mexico, để lại nhiều thảm họa, tổn thất nặng nhất là cho thành phố New Orleans với hơn 1,000 người chết. Trước nỗi đau của đồng loại, không những chỉ riêng nước Mỹ bàng hoàng mà tất cả thế giới đều quan tâm theo dõi và tùy khả năng tìm cách giúp đỡ nhất là chia sẻ mối tình cảm đối với những người bất hạnh trong vùng thiên tai. Nhưng cũng chính trong lúc ấy, vẻ rạng rỡ và thỏa mãn, một giới chức Hồi Giáo đã “phán” rằng: “Tai họa đó là do Thánh Allad trừng phạt”. Cũng trong thời gian đó, tại nước Anh, ông Rupert Murdoch, Chủ Tịch Tổ Hợp truyền thông News Corporation, đã than phiền rằng đài phát thanh BBC đã có ác ý và thành kiến khi nói về trận bão Katrina. Ông đã cho rằng BBC chứa đầy lòng thù ghét nước Mỹ và có vẻ vui thích về những khó khăn mà nước Mỹ đang gặp phải.
Người quân tử, dù là đối với kẻ thù, khi gặp hoạn nạn chúng ta còn đem lòng thương hại và giúp đỡ, không thể cảm thấy lòng hả hê như những người Hồi Giáo vô lương tâm này, huống gì là phát xuất từ một nước bạn bè như nước Anh. Như vậy ngay nước Mỹ đã là nạn nhân của thảm họa 9/11 cũng không thể mang lòng hớn hở khi nếu có tai họa xẩy đến cho những người Hồi Giáo quá khích, đầy lòng thù hận. Ngay trong thiên tai Tsunami năm ngoái xẩy ra ở bốn nước Đông Nam Á phần đông là các nước đông dân Hồi Giáo, giết chết 175,000 người, nhiều kẻ ghét Hồi Giáo đã cho đó là do “Trời phạt”.
Cũng như không phải vì lòng căm thùø đối với chế độ Cộng Sản bạc ác đã xô đẩy hằng triệu người bỏ nước ra đi, làm cho dân đen khốn khổ, mà mỗi lần nghe tin thiên tai hay dịch bệnh đến cho đất nước Việt Nam, chúng ta lại cho đó là “Trời phạt”, mà không phân biệt giữa chế độ, nhà cầm quyền và dân chúng. Nếu có thiên tai đổ xuống thì người dân khốn khổ lầm than chịu đựng, còn những cán bộ chính quyền thì vẫn phè phỡn. Hình như mỗi lần trong nước có thảm hoạ vì thiên tai, thì cán bộ ở mỗi địa phương thay vì xót xa vì nỗi đau chung, lại mừng rỡ vì sắp có tiền đút túi.
Theo thói đời, hễ ai gặp tai ương, bất hạnh đều là những người ít phước, vụng tu, ăn gian, ở ác. Theo quan niệm này, những gia đình toàn vẹn được qua các cuộc chiến, di tản sang ngoại quốc được từ năm 1975 hoặc vượt biên thành công, sang đây con cái học hành đỗ đạt... đều là những người có phước đức, phúc hậu. Trái ngược với những trường hợp trên như gia đình có người tử trận, kẹt lại Việt Nam, mất tích ngoài biển, sang đây con cái không học hành đến nơi đến chốn... khi giao tiếp, tuy không nói ra, nhưng rõ ràng là những người phải được hiểu ngược lại là “vô phước” hay “thất đức”. Sự hãnh diện về những gì mình có, may mắn hơn người khác thay vì để cho mình mở rộng tấm lòng chia sẻ hạnh phúc với những người khốn khó, thì người ta lại cười mỉm khinh khi những kẻ khốn cùng thiếu may mắn hơn mình.
Không khác gì khi nước Mỹ bị tấn công ngày 9/11, cả thế giới bàng hoàng vì đòn thù ghê gớm, tàn ác của bọn khủng bố, thì qua các cuộc phỏng vấn, nhiều người trong nước đã phát biểu những lời lẽ bất thường, vì lòng thù hận đối với nước Mỹ chưa nguôi, và vì vậy họ đã xúc phạm tới những nạn nhân thiếu may mắn trong biến cố này. Trong bài báo “Bài Học Khó Thuộc” ký tên Hà Văn Thuỳ trên báo VietWeekly ngày 24 tháng 5-2007 đã có những dòng chữ cay nghiệt đối với toàn nhân dân Hoa kỳ như sau: “Nói ra người ta cho mình là kẻ ác, sự kiện 11 tháng 9 là cái giá đích đáng mà người Mỹ phải trả vì những gì họ đã gây ra cho thế giới”. Người viết những dòng này không những “là kẻ ác” là gì, và nếu ở một quốc gia khác không có tự do như nước Mỹ, liệu những lời hằn học, thù hận người dân và quốc gia ấy có được cơ hội phổ biến trên mặt báo chí hay không?
Huy Phương
Những người lớn tuổi ở hải ngoại vẫn nhớ tới câu chuyện ngày xưa trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư khi nói về lòng thù hận: “Một hôm một người hào phú có chuyện lôi thôi với một người thợ. Đang cơn tức giận, người hào phú lấy hòn đá ném người thợ. Người thợ nhặt hòn đá, cất vào một chỗ, nghĩ bụng rằng: “Thế nào cũng có lúc tao lấy hòn đà này ném vào đầu mày”. Cách ít lâu, người hào phú chẳng may cửa nhà sa sút, của sạch không phải đi ăn xin. Một hôm, người thợ trông thấy người ấy đi ngang trước cửa, vội vàng chạy đi nhặt hòn đá ngày xưa, định để ném lại. Nhưng khi tay đã cầm hòn đá, anh ta lại nghĩ rằng: Người ấy lúc còn giàu sang mà ta báo thù là dại, bây giờ người ấy quá khổ sở mà ta báo thù là hèn. Rồi quẳng hòn đá xuống ao”.
Bây giờ anh hào phú là nước Mỹ gặp cơn tai biến, không đủ sức trả thù, lại nói lời mỉa mai cay đắng, thật đúng là đồ hèn. Chúng ta nhớ lại một chuyện cũ: trận bão Katrina vào cuối tháng 9 năm 2005 đã tàn phá bốn tiểu bang nước Mỹ trong vùng Vịnh Mexico, để lại nhiều thảm họa, tổn thất nặng nhất là cho thành phố New Orleans với hơn 1,000 người chết. Trước nỗi đau của đồng loại, không những chỉ riêng nước Mỹ bàng hoàng mà tất cả thế giới đều quan tâm theo dõi và tùy khả năng tìm cách giúp đỡ nhất là chia sẻ mối tình cảm đối với những người bất hạnh trong vùng thiên tai. Nhưng cũng chính trong lúc ấy, vẻ rạng rỡ và thỏa mãn, một giới chức Hồi Giáo đã “phán” rằng: “Tai họa đó là do Thánh Allad trừng phạt”. Cũng trong thời gian đó, tại nước Anh, ông Rupert Murdoch, Chủ Tịch Tổ Hợp truyền thông News Corporation, đã than phiền rằng đài phát thanh BBC đã có ác ý và thành kiến khi nói về trận bão Katrina. Ông đã cho rằng BBC chứa đầy lòng thù ghét nước Mỹ và có vẻ vui thích về những khó khăn mà nước Mỹ đang gặp phải.
Người quân tử, dù là đối với kẻ thù, khi gặp hoạn nạn chúng ta còn đem lòng thương hại và giúp đỡ, không thể cảm thấy lòng hả hê như những người Hồi Giáo vô lương tâm này, huống gì là phát xuất từ một nước bạn bè như nước Anh. Như vậy ngay nước Mỹ đã là nạn nhân của thảm họa 9/11 cũng không thể mang lòng hớn hở khi nếu có tai họa xẩy đến cho những người Hồi Giáo quá khích, đầy lòng thù hận. Ngay trong thiên tai Tsunami năm ngoái xẩy ra ở bốn nước Đông Nam Á phần đông là các nước đông dân Hồi Giáo, giết chết 175,000 người, nhiều kẻ ghét Hồi Giáo đã cho đó là do “Trời phạt”.
Cũng như không phải vì lòng căm thùø đối với chế độ Cộng Sản bạc ác đã xô đẩy hằng triệu người bỏ nước ra đi, làm cho dân đen khốn khổ, mà mỗi lần nghe tin thiên tai hay dịch bệnh đến cho đất nước Việt Nam, chúng ta lại cho đó là “Trời phạt”, mà không phân biệt giữa chế độ, nhà cầm quyền và dân chúng. Nếu có thiên tai đổ xuống thì người dân khốn khổ lầm than chịu đựng, còn những cán bộ chính quyền thì vẫn phè phỡn. Hình như mỗi lần trong nước có thảm hoạ vì thiên tai, thì cán bộ ở mỗi địa phương thay vì xót xa vì nỗi đau chung, lại mừng rỡ vì sắp có tiền đút túi.
Theo thói đời, hễ ai gặp tai ương, bất hạnh đều là những người ít phước, vụng tu, ăn gian, ở ác. Theo quan niệm này, những gia đình toàn vẹn được qua các cuộc chiến, di tản sang ngoại quốc được từ năm 1975 hoặc vượt biên thành công, sang đây con cái học hành đỗ đạt... đều là những người có phước đức, phúc hậu. Trái ngược với những trường hợp trên như gia đình có người tử trận, kẹt lại Việt Nam, mất tích ngoài biển, sang đây con cái không học hành đến nơi đến chốn... khi giao tiếp, tuy không nói ra, nhưng rõ ràng là những người phải được hiểu ngược lại là “vô phước” hay “thất đức”. Sự hãnh diện về những gì mình có, may mắn hơn người khác thay vì để cho mình mở rộng tấm lòng chia sẻ hạnh phúc với những người khốn khó, thì người ta lại cười mỉm khinh khi những kẻ khốn cùng thiếu may mắn hơn mình.
Không khác gì khi nước Mỹ bị tấn công ngày 9/11, cả thế giới bàng hoàng vì đòn thù ghê gớm, tàn ác của bọn khủng bố, thì qua các cuộc phỏng vấn, nhiều người trong nước đã phát biểu những lời lẽ bất thường, vì lòng thù hận đối với nước Mỹ chưa nguôi, và vì vậy họ đã xúc phạm tới những nạn nhân thiếu may mắn trong biến cố này. Trong bài báo “Bài Học Khó Thuộc” ký tên Hà Văn Thuỳ trên báo VietWeekly ngày 24 tháng 5-2007 đã có những dòng chữ cay nghiệt đối với toàn nhân dân Hoa kỳ như sau: “Nói ra người ta cho mình là kẻ ác, sự kiện 11 tháng 9 là cái giá đích đáng mà người Mỹ phải trả vì những gì họ đã gây ra cho thế giới”. Người viết những dòng này không những “là kẻ ác” là gì, và nếu ở một quốc gia khác không có tự do như nước Mỹ, liệu những lời hằn học, thù hận người dân và quốc gia ấy có được cơ hội phổ biến trên mặt báo chí hay không?
Huy Phương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét