Nguyễn Văn Lục
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Sống sót về nay an nhờ phúc phận…
Nguyễn Chí Thiện
Tác giả Hoa Địa Ngục ở Westminster, CA (2005)Nguồn/Ảnh: vietamreview.blogharbor.com/Jean Libby
Nguyễn Văn Lục: (NVL) Thưa anh Nguyễn Chí Thiện, xin nói thật, tôi đã cố công tìm hiểu anh, qua bạn bè, qua nhiều nguồn tài liệu trước khi có buổi mạn đàm này. Thứ nhất là hình ảnh chụp với các bạn tù sĩ quan biệt kích miền Nam bị bắt trước năm 1975. Hình chụp với các bạn tù ở trại Phong Quang, hình chụp với các nhà thơ Phùng Cung, Phùng Quán, Lê Dũng tại Hà Nội vào mùa hè 1993, hình chụp với các sĩ quan trong quân đội QGVN bị tập trung cải tạo sau 1954 như quý ông Cựu Trung úy phi công Phan Hữu Văn (15 năm tù), cựu trung úy Vương Long (8 năm tù) và cựu đại úy Kiều Duy Vĩnh (15 năm tù). Riêng ông Kiều Duy Vĩnh đã viết một đôi bài về đời sống trại tù trên trại Cổng Trời đăng trên thế kỷ 21 như nhân chứng hàng đầu. Nhưng điều làm tôi thêm xác tín về anh, chính là lá thư trao đổi anh viết từ Hà Nội đề ngày 20/02/1992, gửi cho anh Trần Tam Tiệp, tức Đạo Cù. Đối với tôi, như vậy kể đã tạm đủ về con người anh.
Nguyễn Chí Thiện: (NCT) Anh nhắc tôi mới nhớ và chắc tôi chẳng bao giờ có thể quên được những nghĩa cử của anh Trần Tam Tiệp dành cho chúng tôi.
NVL: Tôi xin vắn tắt hỏi anh, vì lý do gì anh bị cộng sản bắt giam để rồi thêm hai lần nữa bị giam tù. Cộng lại trên 27 năm. Gần nửa đời người. Mất trọn vẹn tuổi trẻ?
NCT: Lý do đi tù đơn giản thôi anh ạ. Năm 1956, tôi bị bệnh lao. Tôi về Hải Phòng để chữa bệnh. Tôi có người bạn dạy trường Bổ túc văn hóa. Anh ấy ốm nhờ tôi dạy thế. Nhằm vào môn sử, tôi có nói nguyên nhân Nhật đầu hàng là do hai trái bom của Mỹ bỏ xuống đất Nhật. Như thế la phản tuyên truyền đáng lẽ phải nói là do Hồng quân Liên Xô đánh thắng Nhật. Tôi bị công an theo dõi và bị đem ra tòa án Hải Phòng xử với hai năm tù. Nói là hai năm, nhưng thật ra tôi bị giam đến 3 năm rưỡi. Nghĩa là giữa năm 1964 mới được thả về. Trong tù, tôi đã làm cả thảy khoảng 100 bài thơ.
NVL: Điều gì làm anh thấy khổ nhất trong nhà tù cộng sản?
NCT: Con người trong nhà tù cộng sản bị rẻ rúng và cái khổ nhất là bị bỏ đói. Bữa ăn độn sắn , độn khoai, bạ gì ăn nấy, ngay cả lá cây… Đói làm con người mất nhân cách. Chẳng hạn, ăn cắp của nhau. Cái khổ thứ hai là phải đi lao động. Ăn đã không đủ no. Lại phải cuốc đất, lao động cực nhọc. Mùa hè thì nạn rệp, giết không kịp. Mùa đông thì chấy giận. Chúng toa rập nhau làm khổ người tù. Nước không có nên có khi cả tháng tôi mới rửa mặt. Mỗi lần được tắm sông là một ân huệ. Có những điều ở ngoài dời coi là chuyện thường thì trong tù coi là một niềm hạnh phúc, một ước mơ. Hạnh phúc đôi khi nhỏ nhoi lắm anh ạ. Một chút nắng dọi, một cục đường, một chia xẻ nhỏ nhoi. Tất cả đều mang một giá trị.
NVL: Đúng ra, thưa anh, có một bực thang giá trị trong tù, không giống đời thường. Ta gọi là thế giới tù, thế giới của nhũng người cùng khổ mà giá trị thời gian là bất tận, tương giao người với người là hận oán. Không ở trong tù, không là người tù không bao giờ hiểu được người tù. Phải không anh?
NCT: Có thể là như vậy, nhưng tù cộng sản thì anh cần nhân lên nhiều lần nỗi khốn khổ thể xác và tinh thần.
NVL: Vì thế, nhiều người đi tù cộng sản đả chết trong tù?
NCT: Hầu hết đều chết vì bệnh tật và đói ăn. Cái đói hành hạ con người đêm ngày. Đói là kẻ thù số một của người đi tù cộng sản.
NVL: Anh bị giam chung với những thành phần nào trong tù?
NCT: Thứ nhất là loại địa chủ. Hầu hết bọn họ đều lớn tuổi nên chết trong tù. Ít thấy ai được về. Ngay cả những thành phần buôn bán như ông Tộ, quán Mụ Béo, hay ông Mẫn bán kem cũng bị giam tù đến chết. Tiếp đến là thành phần thanh niên Hà Nội, Hải Phòng trốn vào Nam. Ngàn người không chắc lấy được vài người trốn thoát. Nhiều thanh niên chỉ ngồi bàn tán trong quán cà phê toan tính vượt biên cũng đủ bị đi tù. Loại này, họ xử theo lý lịch. Tôi lấy trường hợp tu sĩ Cao Ngân, người Hà Tĩnh. Ông bị bắt vào cuối năm 1954 vì tội trốn đi Nam, ông bị kết án 5 năm tù. Nhưng thực tế, ông bị giam từ năm 1954 cho đến 1977 mới được tha. Tôi đã gặp ông trong trại tù Phong Quang, Lào Cay. Thay vì 5 năm, ông ngồi tù đếm lịch 27 năm. Năm 1980, ông vượt biên và ngụ ở bang Louisana. Sau đó, ông được thụ phong linh mục. Tôi đã có dịp đến thăm ông. Sau này, ông bị bệnh thận và qua đời được vài năm nay.
NVL: Sau đợt đi tù này thì anh làm gì để sinh sống?
NCT: Tôi về lại Hải Phòng anh ạ. Lúc này đời sống khó khăn, mọi ngành nghề đều phải vào Hợp tác xã, ngay cả nghề hớt tóc đến bán bún chả. Tôi bắt buộc làm đủ thứ nghề để kiếm sống như đi gánh gạch, đào hầm trú ẩn, phu thợ hồ.
NVL: Đào hầm trú ẩn để làm gì?
NCT: Lúc đó Mỹ đã ném bom miền Bắc nên người ta phải lo đào hầm trú ẩn.
NVL: Anh có sáng tác được gì trong thời gian này không?
NCT: Lúc này, tôi phải lo kiếm sống nên sáng tác không được bao nhiêu. Mà đâu có dám viết ra giấy. Chỉ đọc cho bạn bè nghe, rồi họ thích thì họ thuộc, người này truyền đọc cho người kia. Nhưng rồi đến tai công an anh ạ. Nó bắt tôi vào khoảng đầu năm 1966 và tra vấn tôi có phải tôi là tác giả những bài thơ ấy không? Tôi chối hết anh ạ. Nó hỏi cung như thế cũng 3, 4 tháng, sau đó bắt tôi đi tập trung cải tạo.
NVL: Tập trung cải tạo là chế độ như thế nào?
NCT: Trước nay, tôi còn bị đem ra xử ở tòa án. Còn tập trung cải tạo thì không có tòa án nên thời gian giam giữ vô thời hạn. Tôi đã bị giam hết trại này đến trại khác.
Tôi có bị giam ở trại tù Phong Quang, Lào cay và tôi đã gặp Vũ Thư Hiên trong vòng ba năm. Sau đó, Vũ Thư Hiên được thả ra về trước tôi. Tôi đã nếm đủ mùi gian khổ.
NVL: Tôi cũng đã có dịp gặp anh Vũ Thư Hiên và được nghe anh kể nhiều chi tiết, sự việc lý thú mà những người như chúng tôi ở trong Nam không có cách gì có thể biết được. Trong đó, điều tôi thấy khó chấp nhận chế độ ấy là sự lừa bịp. Tôi không tin được điều gì cả. Chúng tôi không tin, người dân trong nước không tin, mọi người không tin nhau... Chúng ta sống triền miên trong sự lừa phỉnh.
Tôi gọi là thời của sự ngờ vực.
NCT: Anh nói không sai. Như mới đây, ông Nguyễn Minh Triết nói rằng 99% dân chúng đi bầu cử Quốc Hội chứng tỏ lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với nhà nước Việt Nam... Con số biết nói này là câu trã lời rõ ràng nhất. Nhưng ai cũng biết rằng, đó chỉ là một cuộc đi bầu cử có giàn dựng sắp xếp trước. Họ biết là gian trá, không đúng sự thật mà họ vẫn có đủ cái can đảm nói dối trá. Nói không biết ngượng.
Xin tiếp nối lại câu chuyện của tôi là, nhiều lúc tôi tưởng mình chết không sống nổi anh ạ. Đây cũng là thời gian tôi làm được 300 bài thơ, trong đó có bài Đồng Lầy. Mãi đến năm 1977, tôi mới được thả về. Khi được thả về thì mẹ tôi đã mất năm 1970, còn ông cụ mất năm 1976. Bố mẹ chết, tôi không được gặp. Tháng 6/1977 khi được thả về thì chỉ còn là hai cái mả.
NVL: Anh có biết ông bà cụ thân sinh chết vì bệnh gì không?
NCT: Chết vì đói anh ạ. Nói không ai tin, nhưng đúng lá đói ăn mà chết anh ạ. Tôi nói thật như thế. Đói lắm anh ạ.
NVL: Theo anh thì vì lý do gì họ thả anh vào tháng 6/1977?
NCT: Theo tôi thì họ phải tha tôi, vì họ không có chỗ giam nữa. Bởi vì sĩ quan miền Nam bị bắt đi cải tạo gửi ra đông quá, không có chỗ mà giam họ nữa.
NVL: Vậy lý do chỉ đơn giản là không đủ chỗ giam mà anh được thả ra về?
NCT: Đơn giản là như vậy, tha bắt là quyền của họ. Muốn giam, muốn thả cũng là quyền của họ, không hạn định năm tháng. Có thể 5 năm, 10 năm, tùy họ.
NVL: Trong số sĩ quan miền Nam đi học tập cải tạo, anh có gặp ai trong bọn họ không, anh có thể kể cho biết một vài tên?
NCT: Tôi không có gặp sĩ quan đi học tập cải tạo anh ạ. Vì lúc đó, tôi đã được thả ra. Nhưng tôi có gặp một số người bị bắt từ hồi tết Mậu Thân, năm 1968, rồi được gửi ra Bắc. Tôi còn nhớ các anh Thuần, Tiệp.
NVL: Anh có thể cho biết tên họ và chức vụ của họ lúc bị bắt không?
NCT: Tôi không biết tên họ của họ, cũng không hề biết chức vụ của họ. Những chuyện như thế, không tiện hỏi và có hỏi chắc họ cũng không tiện nói ra. Anh nhớ là chúng tôi đang ở trong tù cộng sản. Sau này, khi có Hiệp định Paris thì họ được thả về.
NVL: Còn lần bị bắt lần thứ ba thì vì lý do gì?
NCT: Chẳng vì lý do gì cả anh ạ. Hay lý do là vì tôi không có con đường chọn lựa nào khác. Câu chuyện nó như thế này. Tháng 2/79, Trung Quốc tấn công 6 tỉnh miền Bắc. Lúc đó tôi đang ở Hải Phòng. Phó Thủ Tướng Phạm Hùng ra lệnh tập trung một lần nữa những loại người được tạm tha như tôi. Tôi tính nay đã đến bước đường cùng rồi. Đi tù một lần nữa là chọn con đường chết, mà đằng nào cũng chết.
Tôi tính phải gửi cho bằng được tập thơ của tôi ra nước ngoài qua con đường của sứ quán.
NVL: Tại sao, anh chọn sứ quán Anh quốc mà không phải là sứ quán Pháp chẳng hạn?
NCT: Chỉ vì lý do ra vào sứ quán Anh tương đối dễ hơn sứ quán khác. Tôi đã vào được tận trong sứ quán Anh quốc và được 3 người trong sứ quán đón tiếp, trong đó có ông Đại diện lâm thời. Họ cho biết không thể cho tôi cư trú trong sứ quán được. Nhưng họ hứa 3 điều sau đây:
Thứ nhất, gửi tập bản thảo ra ngoại quốc. Thứ hai, bênh vực và tìm cách bảo vệ cũng như tranh đấu cho sự an toàn của tôi sau này. Thứ ba, cho tôi một số tiền. Tôi đồng ý tất cả, trừ việc cho tiền, vì biết rằng, ra khỏi sứ quán là tôi bị công an bắt rồi và tiền sẽ bị họ lấy hết.
Sau đó, tôi đã bị công an bắt và lần này đặc biệt được giam ở Hỏa Lò.
Chuyến này, tôi bị giam 6 năm ở Hỏa Lò và và viết cuốn về Hỏa Lò, in năm 2001.
NVL: Anh có thể nói đầy đủ chi tiết về số phận tập bản thảo khi lọt vào tòa Đai sứ Anh không?
NCT: Thưa anh, khi đã đưa được tập bản thảo vào trong tòa đại sứ, tôi hy vọng ngày đêm nó được xuất bản ở Hải ngoại như lời hứa của nhân viên tòa Đại sứ Anh quốc. Theo tôi được biết, tập bản thảo mới đầu được trao cho ông học giả, giáo sư Patrick. J. Honey. Theo lời giáo sư Honey khi đọc tập thơ này, đó là những cảm xúc ông chưa từng có bao giờ khi đọc thơ văn Việt Nam... Giáo sư Honey đã trao tập thơ này cho ông Đỗ Văn ở đài BBC. Tám tháng trời đã trôi qua, sau đó được trao cho ông Châu Kim Nhân và được đăng từng bài trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Sau đó bản thảo lọt vào tay anh Viên Linh, báo Khởi Hành. Sau đó, như mọi người được biết, nó đã được in ra và đối với tôi, nó đã cứu sống tôi, tôi mong đợi đêm ngày và khi nó được in ra, tôi coi như bố mẹ mình sống lại.
NVL: Anh có thể cho biết ảnh hưởng trực tiẽp của tập thơ này như thế nào khi anh còn ngồi trong tù không?
NCT: Tập thơ được in ở Hải ngoại rất có lợi cho tôi, vì cộng sản cũng ngại dư luận. Thoạt tiên khi được biết tập bản thảo được in ra, chúng mời tôi lên làm việc. 15 tháng sau, 4,5 tên đã đưa ra trước mặt tôi tập thơ đã được in, đồng thời cũng đưa ra một bức thơ in bằng tiếng Pháp. Họ hỏi tôi có nhận ra tập thơ này là của tôi không? Tôi nhận ngay là của tôi sau khi đọc mấy bài. Sau đó, bọn họ yêu cầu tôi viết lại tất cả các bài thơ tôi đã viết.
NVL: Họ làm thế mục đích để làm gì? Để biết chính xác anh là tác giả tập thơ đó?
NCT: Theo tôi thì họ nhắm nhiều mục đích. Trước hết, họ nghi tập thơ do nhiều người viết... Nếu do nhiều người viết, họ sẽ tìn cách truy lùng những người khác đã viết. Cho nên, bằng cách nào, họ cũng muốn tôi viết lại... Tôi tìm cách trì hoãn nói rằng nay sức yếu, thiếu ăn uống, không đủ sức để ngồi tập trung tinh thần để nhớ hết... Tôi xin họ cho gia đình tiếp tế. Sau đó, tôi đã nhận được sự tiếp tế của gia đình gồm một bao lớn, chỉ có chăn màn và mấy kí lô mì rang và đường đen. Phần họ, họ chấp thuận cho bồi dưỡng tôi mỗi ngày có chè tầu, thuốc lá hai bữa cơm ăn tươm tất có thịt, giò chả. Đấy là món chi tiêu khá lớn cho một tên tù. Trà hai đồng một ngày, thuốc lá Sông Cầu hai đồng nữa, vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày.
Nếu viết nhanh, tập trung mà viết, chỉ mất một tuần. Tôi đã kéo dài ra hai tháng rưỡi, cũng chỉ xong được một nửa. Nó thúc dục, tôi cũng ì ra kéo dài thời gian để được cấp dưởng đầy đủ. Sau tết thì họ bảo tôi ngưng viết, trở lại với cơm tù. Nhưng cũng nhờ truyện viết lại này mà tôi lên được khoảng 5 ki lô.
Sau đó bị giam ở B14, cách Hà Nội 16 ki lô mét. Chính ở B14, tôi có dịp gặp Võ Đại Tôn và ông Võ Đại Tôn cùng được thả với tôi trong dịp bức tường cộng sản Liên Xô sụp đổ.
Và tính đến lúc tôi được thả trong đợt này, tôi đã ở tù 12 năm, 3 tháng, 12 ngày. Ngày tôi được thả là ngày 28 tháng 1 năm 1991.
NVL: Anh nhớ kỹ?
NCT: Làm sao quên được anh ạ? Nhớ suốt đời.
NVL: Nếu tính cả ba lần ở tù thì thời gian là bao nhiêu?
NCT: Hơn 27 năm.
NVL: 27 năm, cứ nghĩ tới thời gian đó không khỏi rùng mình, ghê sợ. Phần anh, anh nghĩ gì về thời gian ở tù?
NCT: Chính tôi cũng ngạc nhiên mình có thế sống còn sau một thời gian ở tù lâu như vậy. Nhưng nhiều lúc, tôi cũng không thể tưởng mình có thề tồn tại được. Nhiều lần, tôi tưởng tôi sẽ chết trong tù. Có lần, tôi ho ra máu. Nếu không có thuốc thì không khỏi được. Tôi phải nhịn ăn, đổi cơm, lấy thuốc rét Liên Xô. Uống vài viên là khỏi bệnh. Tôi phải nhận rằng sống có số phận anh ạ, có lần tự nhiên khỏi.
NVL: Ngoài Võ Đại Tôn, anh còn có cơ hội gặp ai khác nữa không?
NCT: Có chứ anh. Không ai khác hơn là linh mục Nguyễn Văn Lý.
NVL: Anh gặp linh mục Lý vào thời gian nào?
NCT: Vào năm 1990 anh ạ.
NVL: Anh có thể nói rõ hơn về tình trạng các trại tù vào năm 1990 so với thời gian trước 1990.
NCT: Phải nói là khá hơn trước nhiều. Khá đây không có nghĩa là đời sống tù nhân được cải thiện hơn. Nhưng nay thì đã có cantine bán đủ thứ, miễn là có tiền. Có thể mua được thực phẩm, ngay cả bia, cá tươi, coi vidéo thuê.
NVL: Tôi nghĩ rằng, có lẽ anh cần nói rõ hơn về con người linh mục Lý. Đã không có mấy người trực tiếp biết linh mục Lý khi ông ở trong tù. Những tin tức, lời đồn chung quanh vụ linh mục Lý mà ngay những người cầm bút như tôi đôi lúc cũng cảm thấy khó nghĩ.
NCT: Tôi sẽ chỉ nói về con người này trong hơn một năm sống chung trong trại tù với tôi, đã cùng ăn, cùng chia xẻ số phận người tù. Thưa anh, tôi nghĩ rằng trong tù là thước đo mọi thứ. Trong đó có thể nói nhân cách một người tù là điều quan trọng nhất. Người tù ở bên ngoài có thể là ông nọ bà kia, nhưng trong tù, tù này khác tù kia, chính là do nhân cách người ấy.
Trong trại tù lúc bấy giờ, có hai linh mục cùng bị giam chung. Linh mục kia, tôi thấy không tiện để nói ra. Nhưng cả hai được coi như giầu nhất trại tù, vì các cha được giáo dân tiếp tế. Llinh mục Lý, nếu muốn ăn gì, có đủ cả. Nhưng ông chỉ ăn mỗi ngày chút lạc rang, muối vừng. Tiền ông có, thực phẩm cũng vậy như thuốc lào, trà tàu, bích quy, ông giúp người khác. Giúp mọi người, cả bọn lưu manh. Ở trong tù, mỗi chút đều quý, không dễ gì chia xẻ với người khác như thế đâu. Cho nên, mọi người đều quý và nể linh mục, ngay cả bọn cán bộ và bọn lưu manh.
Bạn tù đau ốm bị bắt đi lao động, linh mục Lý dám đứng lên phản đối và can thiệp. Bọn cán bộ sai bọn lưu manh đánh ông. Chúng chỉ đánh giả vờ. Trong trại, có một viên trung úy tham ô, bớt xén của tù nhân. Linh mục Lý tổ chức, xách động biểu tình. Tôi khuyên linh mục đừng làm như vậy, vì tham ô thì cả nước nó tham ô. Linh mục lại sắp mãn hạn tù. Linh mục cần kiên nhẫn để được thả, rồi muốn tranh đấu gì thì tranh đấu. Mới đầu ông nói tôi không cần ra tù, tranh đấu trong tù cũng là tranh đấu. Phải nói, linh mục Lý tính tình dễ nóng giận, không dễ kìm giữ, lại thiếu kinh nghiệm đấu tranh với cộng sản. Có những việc không đáng làm thì không nên làm, linh mục cần dành cho việc lớn. Nói mãi linh mục mới chịu nghe.
Sau đó, tôi ra tù, không được gặp linh mục nữa. Năm 1992, linh mục Lý được tha, ông có đến nhà tôi. Tôi biếu một món tiền để giúp ông về Huế.
NVL: Sau này, anh có dịp liên lạc với linh mục Lý không?
NCT: Tôi vẫn giữ liên lạc và theo dõi những hoạt động của linh mục Lý.
NVL: Cụ thể là trước khi linh mục Lý bị bắt tù, anh có liên lạc không?
NCT: Có, liên lạc với cả linh mục Lý và linh mục Lợi. Và tôi vẫn nghĩ rằng linh mục Lý vẫn là người khởi xướng và là linh hồn của một số hoạt động đấu tranh trong nước.
NVL: Có một số dư luận không tốt về đời tư của linh mục Lý, anh nghĩ thế nào về chuyện này.
NCT: Nói huỵch toẹt ra, người ta nói linh mục Lý có đến bốn bà vợ. Cá nhân tôi, tôi đã sống gần linh mục Lý trong tù, vẫn liên lạc với ông, tôi không tin những điều như thế. Vả lại, giả dụ, nếu linh mục Lý có đời sống bê bối, chính quyền cộng sản sẽ không để yên, sẽ tìm cách bôi nhọ trên báo chí. Đó là trường hợp ông Võ Đại Tôn. Chúng đưa ra tất cả những gì ông viết trong tù. Trường hợp ông Đoàn Viết Hoạt chỉ xin đoàn tụ gia đnh, chúng cũng đưa ra. Và rồi trường hợp ông Hà Sĩ Phu cũng vậy. Chuyện gì cũng vậy, nói ông bê bối, phải đưa được bằng cớ ra. Về tiền bạc, cha nhận được 70 ngàn, cha nói đã nhận đủ. Chi tiêu về số tiền này thì người giáo dân xứ An Truyền hẳn rõ. Giáo dân thì đang từ 200 nay lên trên 500. Điều đó muốn nói gì?
NVL: Xin anh xác nhận rõ hơn, đã có bao giờ anh đặt vấn đè với linh mục Lý về những dư luận nói xấu cha không?
NCT: Trước hết, cho dù trong đời sống của ông có vấn đề gì, tôi vẫn phục và kính nể những hoạt động của linh mục. Nhưng đã có lần tôi đã hỏi thẳng: linh mục nói thật đi, linh mục có những liên hệ tình dục với những người đàn bà như lời đồn thổi ở hải ngoại không? Ông trả lời tôi là hoàn toàn không có.
Phần tôi, tôi tin ông nói sự thật. Nhân cách trong tù của linh mục Lý bắt buộc tôi phải tin như vậy.
NCT: Tôi cần nói thêm là, trong lúc này, những người như linh mục Lý là biểu tượng cho tranh đấu tự do dân chủ với cộng sản. Không vì lẽ gì chúng ta bôi nhọ những biểu tượng đấu tranh dân chủ.
NVL: Tôi cũng không nghĩ khác anh. Một câu hỏi chót, xin anh cho biết, bài học hơn 27 năm tù đã giúp cho anh bài học gì và cho những người Việt đang đấu tranh cho dân chủ và tự do trong nước?
NCT: Hơn nửa đời người sống dưới chế độ cộng sản và trong lao tù của họ. Số phận của tôi cũng là số phận của người Việt Nam nói chung. Bài học của tôi cũng là bài học của họ. Chúng ta cần làm thế nào để cho tương lai con cháu chúng ta không còn phải sống dưới chế độ cộng sản nữa. Đó là mong ước của tôi và công cuộc tranh đấu của tôi cùng với người Việt khắp nơi trên thế giới cũng chỉ nhằm mục đích đó. Xin cám ơn anh đã trích dẫn bài thơ cho phần mở đầu bài trao đổi này. Đó là niềm mơ ước của tôi.
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng
Vất cùm
Vất cờ
Vất đảng
Đội lại khăn tang
Đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Sống sót về nay an nhờ phúc phận…
Nguyễn Chí Thiện
Tác giả Hoa Địa Ngục ở Westminster, CA (2005)Nguồn/Ảnh: vietamreview.blogharbor.com/Jean Libby
Nguyễn Văn Lục: (NVL) Thưa anh Nguyễn Chí Thiện, xin nói thật, tôi đã cố công tìm hiểu anh, qua bạn bè, qua nhiều nguồn tài liệu trước khi có buổi mạn đàm này. Thứ nhất là hình ảnh chụp với các bạn tù sĩ quan biệt kích miền Nam bị bắt trước năm 1975. Hình chụp với các bạn tù ở trại Phong Quang, hình chụp với các nhà thơ Phùng Cung, Phùng Quán, Lê Dũng tại Hà Nội vào mùa hè 1993, hình chụp với các sĩ quan trong quân đội QGVN bị tập trung cải tạo sau 1954 như quý ông Cựu Trung úy phi công Phan Hữu Văn (15 năm tù), cựu trung úy Vương Long (8 năm tù) và cựu đại úy Kiều Duy Vĩnh (15 năm tù). Riêng ông Kiều Duy Vĩnh đã viết một đôi bài về đời sống trại tù trên trại Cổng Trời đăng trên thế kỷ 21 như nhân chứng hàng đầu. Nhưng điều làm tôi thêm xác tín về anh, chính là lá thư trao đổi anh viết từ Hà Nội đề ngày 20/02/1992, gửi cho anh Trần Tam Tiệp, tức Đạo Cù. Đối với tôi, như vậy kể đã tạm đủ về con người anh.
Nguyễn Chí Thiện: (NCT) Anh nhắc tôi mới nhớ và chắc tôi chẳng bao giờ có thể quên được những nghĩa cử của anh Trần Tam Tiệp dành cho chúng tôi.
NVL: Tôi xin vắn tắt hỏi anh, vì lý do gì anh bị cộng sản bắt giam để rồi thêm hai lần nữa bị giam tù. Cộng lại trên 27 năm. Gần nửa đời người. Mất trọn vẹn tuổi trẻ?
NCT: Lý do đi tù đơn giản thôi anh ạ. Năm 1956, tôi bị bệnh lao. Tôi về Hải Phòng để chữa bệnh. Tôi có người bạn dạy trường Bổ túc văn hóa. Anh ấy ốm nhờ tôi dạy thế. Nhằm vào môn sử, tôi có nói nguyên nhân Nhật đầu hàng là do hai trái bom của Mỹ bỏ xuống đất Nhật. Như thế la phản tuyên truyền đáng lẽ phải nói là do Hồng quân Liên Xô đánh thắng Nhật. Tôi bị công an theo dõi và bị đem ra tòa án Hải Phòng xử với hai năm tù. Nói là hai năm, nhưng thật ra tôi bị giam đến 3 năm rưỡi. Nghĩa là giữa năm 1964 mới được thả về. Trong tù, tôi đã làm cả thảy khoảng 100 bài thơ.
NVL: Điều gì làm anh thấy khổ nhất trong nhà tù cộng sản?
NCT: Con người trong nhà tù cộng sản bị rẻ rúng và cái khổ nhất là bị bỏ đói. Bữa ăn độn sắn , độn khoai, bạ gì ăn nấy, ngay cả lá cây… Đói làm con người mất nhân cách. Chẳng hạn, ăn cắp của nhau. Cái khổ thứ hai là phải đi lao động. Ăn đã không đủ no. Lại phải cuốc đất, lao động cực nhọc. Mùa hè thì nạn rệp, giết không kịp. Mùa đông thì chấy giận. Chúng toa rập nhau làm khổ người tù. Nước không có nên có khi cả tháng tôi mới rửa mặt. Mỗi lần được tắm sông là một ân huệ. Có những điều ở ngoài dời coi là chuyện thường thì trong tù coi là một niềm hạnh phúc, một ước mơ. Hạnh phúc đôi khi nhỏ nhoi lắm anh ạ. Một chút nắng dọi, một cục đường, một chia xẻ nhỏ nhoi. Tất cả đều mang một giá trị.
NVL: Đúng ra, thưa anh, có một bực thang giá trị trong tù, không giống đời thường. Ta gọi là thế giới tù, thế giới của nhũng người cùng khổ mà giá trị thời gian là bất tận, tương giao người với người là hận oán. Không ở trong tù, không là người tù không bao giờ hiểu được người tù. Phải không anh?
NCT: Có thể là như vậy, nhưng tù cộng sản thì anh cần nhân lên nhiều lần nỗi khốn khổ thể xác và tinh thần.
NVL: Vì thế, nhiều người đi tù cộng sản đả chết trong tù?
NCT: Hầu hết đều chết vì bệnh tật và đói ăn. Cái đói hành hạ con người đêm ngày. Đói là kẻ thù số một của người đi tù cộng sản.
NVL: Anh bị giam chung với những thành phần nào trong tù?
NCT: Thứ nhất là loại địa chủ. Hầu hết bọn họ đều lớn tuổi nên chết trong tù. Ít thấy ai được về. Ngay cả những thành phần buôn bán như ông Tộ, quán Mụ Béo, hay ông Mẫn bán kem cũng bị giam tù đến chết. Tiếp đến là thành phần thanh niên Hà Nội, Hải Phòng trốn vào Nam. Ngàn người không chắc lấy được vài người trốn thoát. Nhiều thanh niên chỉ ngồi bàn tán trong quán cà phê toan tính vượt biên cũng đủ bị đi tù. Loại này, họ xử theo lý lịch. Tôi lấy trường hợp tu sĩ Cao Ngân, người Hà Tĩnh. Ông bị bắt vào cuối năm 1954 vì tội trốn đi Nam, ông bị kết án 5 năm tù. Nhưng thực tế, ông bị giam từ năm 1954 cho đến 1977 mới được tha. Tôi đã gặp ông trong trại tù Phong Quang, Lào Cay. Thay vì 5 năm, ông ngồi tù đếm lịch 27 năm. Năm 1980, ông vượt biên và ngụ ở bang Louisana. Sau đó, ông được thụ phong linh mục. Tôi đã có dịp đến thăm ông. Sau này, ông bị bệnh thận và qua đời được vài năm nay.
NVL: Sau đợt đi tù này thì anh làm gì để sinh sống?
NCT: Tôi về lại Hải Phòng anh ạ. Lúc này đời sống khó khăn, mọi ngành nghề đều phải vào Hợp tác xã, ngay cả nghề hớt tóc đến bán bún chả. Tôi bắt buộc làm đủ thứ nghề để kiếm sống như đi gánh gạch, đào hầm trú ẩn, phu thợ hồ.
NVL: Đào hầm trú ẩn để làm gì?
NCT: Lúc đó Mỹ đã ném bom miền Bắc nên người ta phải lo đào hầm trú ẩn.
NVL: Anh có sáng tác được gì trong thời gian này không?
NCT: Lúc này, tôi phải lo kiếm sống nên sáng tác không được bao nhiêu. Mà đâu có dám viết ra giấy. Chỉ đọc cho bạn bè nghe, rồi họ thích thì họ thuộc, người này truyền đọc cho người kia. Nhưng rồi đến tai công an anh ạ. Nó bắt tôi vào khoảng đầu năm 1966 và tra vấn tôi có phải tôi là tác giả những bài thơ ấy không? Tôi chối hết anh ạ. Nó hỏi cung như thế cũng 3, 4 tháng, sau đó bắt tôi đi tập trung cải tạo.
NVL: Tập trung cải tạo là chế độ như thế nào?
NCT: Trước nay, tôi còn bị đem ra xử ở tòa án. Còn tập trung cải tạo thì không có tòa án nên thời gian giam giữ vô thời hạn. Tôi đã bị giam hết trại này đến trại khác.
Tôi có bị giam ở trại tù Phong Quang, Lào cay và tôi đã gặp Vũ Thư Hiên trong vòng ba năm. Sau đó, Vũ Thư Hiên được thả ra về trước tôi. Tôi đã nếm đủ mùi gian khổ.
NVL: Tôi cũng đã có dịp gặp anh Vũ Thư Hiên và được nghe anh kể nhiều chi tiết, sự việc lý thú mà những người như chúng tôi ở trong Nam không có cách gì có thể biết được. Trong đó, điều tôi thấy khó chấp nhận chế độ ấy là sự lừa bịp. Tôi không tin được điều gì cả. Chúng tôi không tin, người dân trong nước không tin, mọi người không tin nhau... Chúng ta sống triền miên trong sự lừa phỉnh.
Tôi gọi là thời của sự ngờ vực.
NCT: Anh nói không sai. Như mới đây, ông Nguyễn Minh Triết nói rằng 99% dân chúng đi bầu cử Quốc Hội chứng tỏ lòng tin và sự ủng hộ của nhân dân đối với nhà nước Việt Nam... Con số biết nói này là câu trã lời rõ ràng nhất. Nhưng ai cũng biết rằng, đó chỉ là một cuộc đi bầu cử có giàn dựng sắp xếp trước. Họ biết là gian trá, không đúng sự thật mà họ vẫn có đủ cái can đảm nói dối trá. Nói không biết ngượng.
Xin tiếp nối lại câu chuyện của tôi là, nhiều lúc tôi tưởng mình chết không sống nổi anh ạ. Đây cũng là thời gian tôi làm được 300 bài thơ, trong đó có bài Đồng Lầy. Mãi đến năm 1977, tôi mới được thả về. Khi được thả về thì mẹ tôi đã mất năm 1970, còn ông cụ mất năm 1976. Bố mẹ chết, tôi không được gặp. Tháng 6/1977 khi được thả về thì chỉ còn là hai cái mả.
NVL: Anh có biết ông bà cụ thân sinh chết vì bệnh gì không?
NCT: Chết vì đói anh ạ. Nói không ai tin, nhưng đúng lá đói ăn mà chết anh ạ. Tôi nói thật như thế. Đói lắm anh ạ.
NVL: Theo anh thì vì lý do gì họ thả anh vào tháng 6/1977?
NCT: Theo tôi thì họ phải tha tôi, vì họ không có chỗ giam nữa. Bởi vì sĩ quan miền Nam bị bắt đi cải tạo gửi ra đông quá, không có chỗ mà giam họ nữa.
NVL: Vậy lý do chỉ đơn giản là không đủ chỗ giam mà anh được thả ra về?
NCT: Đơn giản là như vậy, tha bắt là quyền của họ. Muốn giam, muốn thả cũng là quyền của họ, không hạn định năm tháng. Có thể 5 năm, 10 năm, tùy họ.
NVL: Trong số sĩ quan miền Nam đi học tập cải tạo, anh có gặp ai trong bọn họ không, anh có thể kể cho biết một vài tên?
NCT: Tôi không có gặp sĩ quan đi học tập cải tạo anh ạ. Vì lúc đó, tôi đã được thả ra. Nhưng tôi có gặp một số người bị bắt từ hồi tết Mậu Thân, năm 1968, rồi được gửi ra Bắc. Tôi còn nhớ các anh Thuần, Tiệp.
NVL: Anh có thể cho biết tên họ và chức vụ của họ lúc bị bắt không?
NCT: Tôi không biết tên họ của họ, cũng không hề biết chức vụ của họ. Những chuyện như thế, không tiện hỏi và có hỏi chắc họ cũng không tiện nói ra. Anh nhớ là chúng tôi đang ở trong tù cộng sản. Sau này, khi có Hiệp định Paris thì họ được thả về.
NVL: Còn lần bị bắt lần thứ ba thì vì lý do gì?
NCT: Chẳng vì lý do gì cả anh ạ. Hay lý do là vì tôi không có con đường chọn lựa nào khác. Câu chuyện nó như thế này. Tháng 2/79, Trung Quốc tấn công 6 tỉnh miền Bắc. Lúc đó tôi đang ở Hải Phòng. Phó Thủ Tướng Phạm Hùng ra lệnh tập trung một lần nữa những loại người được tạm tha như tôi. Tôi tính nay đã đến bước đường cùng rồi. Đi tù một lần nữa là chọn con đường chết, mà đằng nào cũng chết.
Tôi tính phải gửi cho bằng được tập thơ của tôi ra nước ngoài qua con đường của sứ quán.
NVL: Tại sao, anh chọn sứ quán Anh quốc mà không phải là sứ quán Pháp chẳng hạn?
NCT: Chỉ vì lý do ra vào sứ quán Anh tương đối dễ hơn sứ quán khác. Tôi đã vào được tận trong sứ quán Anh quốc và được 3 người trong sứ quán đón tiếp, trong đó có ông Đại diện lâm thời. Họ cho biết không thể cho tôi cư trú trong sứ quán được. Nhưng họ hứa 3 điều sau đây:
Thứ nhất, gửi tập bản thảo ra ngoại quốc. Thứ hai, bênh vực và tìm cách bảo vệ cũng như tranh đấu cho sự an toàn của tôi sau này. Thứ ba, cho tôi một số tiền. Tôi đồng ý tất cả, trừ việc cho tiền, vì biết rằng, ra khỏi sứ quán là tôi bị công an bắt rồi và tiền sẽ bị họ lấy hết.
Sau đó, tôi đã bị công an bắt và lần này đặc biệt được giam ở Hỏa Lò.
Chuyến này, tôi bị giam 6 năm ở Hỏa Lò và và viết cuốn về Hỏa Lò, in năm 2001.
NVL: Anh có thể nói đầy đủ chi tiết về số phận tập bản thảo khi lọt vào tòa Đai sứ Anh không?
NCT: Thưa anh, khi đã đưa được tập bản thảo vào trong tòa đại sứ, tôi hy vọng ngày đêm nó được xuất bản ở Hải ngoại như lời hứa của nhân viên tòa Đại sứ Anh quốc. Theo tôi được biết, tập bản thảo mới đầu được trao cho ông học giả, giáo sư Patrick. J. Honey. Theo lời giáo sư Honey khi đọc tập thơ này, đó là những cảm xúc ông chưa từng có bao giờ khi đọc thơ văn Việt Nam... Giáo sư Honey đã trao tập thơ này cho ông Đỗ Văn ở đài BBC. Tám tháng trời đã trôi qua, sau đó được trao cho ông Châu Kim Nhân và được đăng từng bài trên tờ Văn Nghệ Tiền Phong. Sau đó bản thảo lọt vào tay anh Viên Linh, báo Khởi Hành. Sau đó, như mọi người được biết, nó đã được in ra và đối với tôi, nó đã cứu sống tôi, tôi mong đợi đêm ngày và khi nó được in ra, tôi coi như bố mẹ mình sống lại.
NVL: Anh có thể cho biết ảnh hưởng trực tiẽp của tập thơ này như thế nào khi anh còn ngồi trong tù không?
NCT: Tập thơ được in ở Hải ngoại rất có lợi cho tôi, vì cộng sản cũng ngại dư luận. Thoạt tiên khi được biết tập bản thảo được in ra, chúng mời tôi lên làm việc. 15 tháng sau, 4,5 tên đã đưa ra trước mặt tôi tập thơ đã được in, đồng thời cũng đưa ra một bức thơ in bằng tiếng Pháp. Họ hỏi tôi có nhận ra tập thơ này là của tôi không? Tôi nhận ngay là của tôi sau khi đọc mấy bài. Sau đó, bọn họ yêu cầu tôi viết lại tất cả các bài thơ tôi đã viết.
NVL: Họ làm thế mục đích để làm gì? Để biết chính xác anh là tác giả tập thơ đó?
NCT: Theo tôi thì họ nhắm nhiều mục đích. Trước hết, họ nghi tập thơ do nhiều người viết... Nếu do nhiều người viết, họ sẽ tìn cách truy lùng những người khác đã viết. Cho nên, bằng cách nào, họ cũng muốn tôi viết lại... Tôi tìm cách trì hoãn nói rằng nay sức yếu, thiếu ăn uống, không đủ sức để ngồi tập trung tinh thần để nhớ hết... Tôi xin họ cho gia đình tiếp tế. Sau đó, tôi đã nhận được sự tiếp tế của gia đình gồm một bao lớn, chỉ có chăn màn và mấy kí lô mì rang và đường đen. Phần họ, họ chấp thuận cho bồi dưỡng tôi mỗi ngày có chè tầu, thuốc lá hai bữa cơm ăn tươm tất có thịt, giò chả. Đấy là món chi tiêu khá lớn cho một tên tù. Trà hai đồng một ngày, thuốc lá Sông Cầu hai đồng nữa, vị chi 4 đồng trong khi lương cán bộ chỉ có 2 đồng một ngày.
Nếu viết nhanh, tập trung mà viết, chỉ mất một tuần. Tôi đã kéo dài ra hai tháng rưỡi, cũng chỉ xong được một nửa. Nó thúc dục, tôi cũng ì ra kéo dài thời gian để được cấp dưởng đầy đủ. Sau tết thì họ bảo tôi ngưng viết, trở lại với cơm tù. Nhưng cũng nhờ truyện viết lại này mà tôi lên được khoảng 5 ki lô.
Sau đó bị giam ở B14, cách Hà Nội 16 ki lô mét. Chính ở B14, tôi có dịp gặp Võ Đại Tôn và ông Võ Đại Tôn cùng được thả với tôi trong dịp bức tường cộng sản Liên Xô sụp đổ.
Và tính đến lúc tôi được thả trong đợt này, tôi đã ở tù 12 năm, 3 tháng, 12 ngày. Ngày tôi được thả là ngày 28 tháng 1 năm 1991.
NVL: Anh nhớ kỹ?
NCT: Làm sao quên được anh ạ? Nhớ suốt đời.
NVL: Nếu tính cả ba lần ở tù thì thời gian là bao nhiêu?
NCT: Hơn 27 năm.
NVL: 27 năm, cứ nghĩ tới thời gian đó không khỏi rùng mình, ghê sợ. Phần anh, anh nghĩ gì về thời gian ở tù?
NCT: Chính tôi cũng ngạc nhiên mình có thế sống còn sau một thời gian ở tù lâu như vậy. Nhưng nhiều lúc, tôi cũng không thể tưởng mình có thề tồn tại được. Nhiều lần, tôi tưởng tôi sẽ chết trong tù. Có lần, tôi ho ra máu. Nếu không có thuốc thì không khỏi được. Tôi phải nhịn ăn, đổi cơm, lấy thuốc rét Liên Xô. Uống vài viên là khỏi bệnh. Tôi phải nhận rằng sống có số phận anh ạ, có lần tự nhiên khỏi.
NVL: Ngoài Võ Đại Tôn, anh còn có cơ hội gặp ai khác nữa không?
NCT: Có chứ anh. Không ai khác hơn là linh mục Nguyễn Văn Lý.
NVL: Anh gặp linh mục Lý vào thời gian nào?
NCT: Vào năm 1990 anh ạ.
NVL: Anh có thể nói rõ hơn về tình trạng các trại tù vào năm 1990 so với thời gian trước 1990.
NCT: Phải nói là khá hơn trước nhiều. Khá đây không có nghĩa là đời sống tù nhân được cải thiện hơn. Nhưng nay thì đã có cantine bán đủ thứ, miễn là có tiền. Có thể mua được thực phẩm, ngay cả bia, cá tươi, coi vidéo thuê.
NVL: Tôi nghĩ rằng, có lẽ anh cần nói rõ hơn về con người linh mục Lý. Đã không có mấy người trực tiếp biết linh mục Lý khi ông ở trong tù. Những tin tức, lời đồn chung quanh vụ linh mục Lý mà ngay những người cầm bút như tôi đôi lúc cũng cảm thấy khó nghĩ.
NCT: Tôi sẽ chỉ nói về con người này trong hơn một năm sống chung trong trại tù với tôi, đã cùng ăn, cùng chia xẻ số phận người tù. Thưa anh, tôi nghĩ rằng trong tù là thước đo mọi thứ. Trong đó có thể nói nhân cách một người tù là điều quan trọng nhất. Người tù ở bên ngoài có thể là ông nọ bà kia, nhưng trong tù, tù này khác tù kia, chính là do nhân cách người ấy.
Trong trại tù lúc bấy giờ, có hai linh mục cùng bị giam chung. Linh mục kia, tôi thấy không tiện để nói ra. Nhưng cả hai được coi như giầu nhất trại tù, vì các cha được giáo dân tiếp tế. Llinh mục Lý, nếu muốn ăn gì, có đủ cả. Nhưng ông chỉ ăn mỗi ngày chút lạc rang, muối vừng. Tiền ông có, thực phẩm cũng vậy như thuốc lào, trà tàu, bích quy, ông giúp người khác. Giúp mọi người, cả bọn lưu manh. Ở trong tù, mỗi chút đều quý, không dễ gì chia xẻ với người khác như thế đâu. Cho nên, mọi người đều quý và nể linh mục, ngay cả bọn cán bộ và bọn lưu manh.
Bạn tù đau ốm bị bắt đi lao động, linh mục Lý dám đứng lên phản đối và can thiệp. Bọn cán bộ sai bọn lưu manh đánh ông. Chúng chỉ đánh giả vờ. Trong trại, có một viên trung úy tham ô, bớt xén của tù nhân. Linh mục Lý tổ chức, xách động biểu tình. Tôi khuyên linh mục đừng làm như vậy, vì tham ô thì cả nước nó tham ô. Linh mục lại sắp mãn hạn tù. Linh mục cần kiên nhẫn để được thả, rồi muốn tranh đấu gì thì tranh đấu. Mới đầu ông nói tôi không cần ra tù, tranh đấu trong tù cũng là tranh đấu. Phải nói, linh mục Lý tính tình dễ nóng giận, không dễ kìm giữ, lại thiếu kinh nghiệm đấu tranh với cộng sản. Có những việc không đáng làm thì không nên làm, linh mục cần dành cho việc lớn. Nói mãi linh mục mới chịu nghe.
Sau đó, tôi ra tù, không được gặp linh mục nữa. Năm 1992, linh mục Lý được tha, ông có đến nhà tôi. Tôi biếu một món tiền để giúp ông về Huế.
NVL: Sau này, anh có dịp liên lạc với linh mục Lý không?
NCT: Tôi vẫn giữ liên lạc và theo dõi những hoạt động của linh mục Lý.
NVL: Cụ thể là trước khi linh mục Lý bị bắt tù, anh có liên lạc không?
NCT: Có, liên lạc với cả linh mục Lý và linh mục Lợi. Và tôi vẫn nghĩ rằng linh mục Lý vẫn là người khởi xướng và là linh hồn của một số hoạt động đấu tranh trong nước.
NVL: Có một số dư luận không tốt về đời tư của linh mục Lý, anh nghĩ thế nào về chuyện này.
NCT: Nói huỵch toẹt ra, người ta nói linh mục Lý có đến bốn bà vợ. Cá nhân tôi, tôi đã sống gần linh mục Lý trong tù, vẫn liên lạc với ông, tôi không tin những điều như thế. Vả lại, giả dụ, nếu linh mục Lý có đời sống bê bối, chính quyền cộng sản sẽ không để yên, sẽ tìm cách bôi nhọ trên báo chí. Đó là trường hợp ông Võ Đại Tôn. Chúng đưa ra tất cả những gì ông viết trong tù. Trường hợp ông Đoàn Viết Hoạt chỉ xin đoàn tụ gia đnh, chúng cũng đưa ra. Và rồi trường hợp ông Hà Sĩ Phu cũng vậy. Chuyện gì cũng vậy, nói ông bê bối, phải đưa được bằng cớ ra. Về tiền bạc, cha nhận được 70 ngàn, cha nói đã nhận đủ. Chi tiêu về số tiền này thì người giáo dân xứ An Truyền hẳn rõ. Giáo dân thì đang từ 200 nay lên trên 500. Điều đó muốn nói gì?
NVL: Xin anh xác nhận rõ hơn, đã có bao giờ anh đặt vấn đè với linh mục Lý về những dư luận nói xấu cha không?
NCT: Trước hết, cho dù trong đời sống của ông có vấn đề gì, tôi vẫn phục và kính nể những hoạt động của linh mục. Nhưng đã có lần tôi đã hỏi thẳng: linh mục nói thật đi, linh mục có những liên hệ tình dục với những người đàn bà như lời đồn thổi ở hải ngoại không? Ông trả lời tôi là hoàn toàn không có.
Phần tôi, tôi tin ông nói sự thật. Nhân cách trong tù của linh mục Lý bắt buộc tôi phải tin như vậy.
NCT: Tôi cần nói thêm là, trong lúc này, những người như linh mục Lý là biểu tượng cho tranh đấu tự do dân chủ với cộng sản. Không vì lẽ gì chúng ta bôi nhọ những biểu tượng đấu tranh dân chủ.
NVL: Tôi cũng không nghĩ khác anh. Một câu hỏi chót, xin anh cho biết, bài học hơn 27 năm tù đã giúp cho anh bài học gì và cho những người Việt đang đấu tranh cho dân chủ và tự do trong nước?
NCT: Hơn nửa đời người sống dưới chế độ cộng sản và trong lao tù của họ. Số phận của tôi cũng là số phận của người Việt Nam nói chung. Bài học của tôi cũng là bài học của họ. Chúng ta cần làm thế nào để cho tương lai con cháu chúng ta không còn phải sống dưới chế độ cộng sản nữa. Đó là mong ước của tôi và công cuộc tranh đấu của tôi cùng với người Việt khắp nơi trên thế giới cũng chỉ nhằm mục đích đó. Xin cám ơn anh đã trích dẫn bài thơ cho phần mở đầu bài trao đổi này. Đó là niềm mơ ước của tôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét