“… Cuộc đấu tranh giành lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam tuy chưa thành công nhưng tình hình cũng đã có những thay đổi đáng kể so với 32 năm về trước …”
Vào nửa đêm ngày mùng 3 tháng Mười năm 1990, Đông Đức và Tây Đức tái thống nhất sau 45 năm bị chia cắt thành hai quốc gia riêng biệt. Nhiều nghìn người Đức đã tụ tập trên các đường phố của thủ đô Berlin tham gia các lễ hội chào mừng sự kiện này. Trên ảnh là quang cảnh trước toà nhà Reichstag (nghị viện Đức) ở Berlin. Trước đó, ngày mùng 9 tháng Mười Một năm 1989, Bức Tường Berlin – biểu tượng vật lý của Chiến Tranh Lạnh – đã được chính quyền Đông Đức cho phép dỡ bỏ; và từ tháng Bẩy năm 1990, hai miền Đông và Tây đã hợp nhất các hệ thống tài chính. Nước Đức đã tái thống nhất hoàn toàn trong trật tự và hoà bình, với sự cáo chung của chế độ toàn trị cộng sản ở Đông Đức. Phải chăng “diễn biến hoà bình” này đã đi ngược lại ý nguyện của nhân dân Đức?
Biến cố Đông Âu (1989) đã xảy ra cách đây 18 năm. Tài liệu sách vở ngoại ngữ nhất là tiếng Anh viết về biến cố lớn lao này rất nhiều. Tài liệu tiếng Việt phần lớn được trình bày qua báo chí hải ngoại. Tài liệu in thành sách vở nếu người viết không lầm thì rất ít, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Chúng tôi ghi nhận:
Năm 1990, tác giả Đằng Sơn đã thu thập tài liệu và hình ảnh viết cuốn Biến Cố Đông Âu do Ngàn Lau xuất bản.
Mười sáu năm sau (2006), ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân cho ấn hành cuốn Đông Âu Tại Việt Nam.
Biến Cố Đông Âu của Đằng Sơn được ấn hành ngay khi biến cố Đông Âu và Liên Xô đã (1989) và đang (1990) xẩy ra một cách sôi động. Sách dày 120 trang, được viết rất cô đọng, ngắn gọn cùng với những hình ảnh thật sống động về các cuộc xuống đường biểu tình của dân chúng chống lại nhà cầm quyền Cộng sản độc tài tại các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, Nga Xô; cảnh bức tường ô nhục Bá Linh bị phá sập; tượng đồng Lênin bị hạ bệ đang treo lơ lửng trên xe cần cẩu, vân vân. Lối viết của Đằng Sơn tuy ngắn gọn, nhưng khá súc tích, lập luận mạnh bạo, đanh thép, hấp dẫn ngưới đọc. Người viết xin ghi lại đây những dòng giới thiệu tác phẩm ở bìa sau:
"Chỉ trong vòng 30 phút bạn sẽ nắm vững hết mọi biến chuyển liên quan đến phong trào dân chủ Đông Âu khiến thành trì cộng sản sụp đổ năm 1989:
- Cuộc "đảo chánh" ôn hòa ở Ba Lan
- Cuộc cách mạng "nhung" ở Tiệp Khắc
- Sự sụp đổ của Bức Tường Ô Nhục Bá Linh
- Cuộc nổi dậy đẫm máu ở Lỗ Ma Ni
- Những thay đổi ở Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Albania
- Cuộc đời của các nhân vật lịch sử: Anh hùng áo vải Lech Walesa (Ba Lan), nhà trí thức can đảm Vaclav Havel (Tiệp Khắc), nhà độc tài mù quan1g Nicolae Ceausescu (Lỗ Ma Ni)...
Từ đó bạn có thể tự kết luận về những điểm dị đồng giữa Đông Âu và Việt Nam.
Tràn ngập hình ảnh, đầy đủ dữ kiện, trình bày giản dị và dễ hiểu, Biến Cố Đông Âu là một tài liệu quý giá không thể thiếu trong tủ sách gia đình."
Đông Âu Tại Việt Nam của Lý Thái Hùng được ấn hành 16 năm sau (2006). Vì có thời gian lâu dài để nghiên cứu, thâu thập, tổng hợp, đúc kết nên tác phẩm của ông Lý Thái Hùng có bề dày đồ sộ hơn với trên 600 trang. Hình thức: Sách được in rất công phu, bìa cứng có bao, trình bày trang nhã, đẹp mắt. Nội dung gồm hai phần: Phần (1) Đông Âu, trình bày đầy đủ chi tiết biến cố tại Đông Âu trong 8 chương (trên 330 trang) với bảy nước: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, và Nam Tư. Phần (2) Việt Nam trước cơn bão dân chủ tại Đông Âu trong 2 chương (khoảng 220 trang). Phần còn lại là hình ảnh và các lời giới thiệu, lời bạt, nhận định của một số nhân vật cộng đồng.
Nói chung về phần tài liệu thì tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của ông Lý Thái Hùng rất là phong phú. Nếu quý độc giả không có thì giờ đọc sách ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) thì cuốn Đông Âu Tại Việt Nam là tài liệu giúp quý độc giả tiết kiệm được rất nhiều thì giờ. Điểm đặc biệt là phần trình bày tài liệu về Việt Nam khá chi tiết. Nhờ công lao thu thập sắp xếp, trình bày ngắn gọn, tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam vẽ lại trước mắt độc giả cuộc tranh đấu kiên trì dũng cảm với muôn vàn khó khăn của nhân dân Việt Nam trong suốt 32 năm qua kể từ ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản (30-04-1975) cho đến nay. Thật ra, trong phần này tác giả chưa nắm vững hay chưa có đủ tài liệu về công cuộc đấu tranh tại Việt Nam trong 10 năm đầu (1975-1985) vì tác giả du học trước 1975. Vả lại trong giai đoạn đó, việc thông tin liên lạc giữa trong và ngoài nước còn muôn vàn khó khăn, vẫn chưa có quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Cộng, cuộc cách mạng thông tin điện tử chưa nở rộ ra như sau này nên các tin tức còn bị bưng bít hoặt ít lọt ra được bên ngoài. Từ 1985 cho tới nay thì nhờ kỹ thuật thông tin điện tử, nhất là sau khi biến cố Đông Âu xẩy ra (1989) nên tác giả có nhiều điều kiện thuận lợi thu thập tài liệu đầy đủ, đúc kết và trình bày lại trên các trang sách.
Đọc cái tựa của tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam, có lẽ phần lớn chúng ta có thể mường tượng ra được nội dung tác giả muốn trình bày những điều gì, nhất là chủ trương đấu tranh cho Việt Nam của chính tác giả hay của Đảng Việt Tân mà tác giả là Tổng Bí Thư. Chính cách trình bày của tác giả cho người ta cái cảm tưởng rằng tác giả muốn chuyện xẩy ra tại Đông Âu cũng sẽ xẩy ra tại Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam cũng sẽ có những biến chuyển chính trị như Đông Âu, nghĩa là dân chúng sẽ vùng lên đánh đổ chế độ Cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, và nhân quyền như dân chúng Đông Âu đã làm. Nhưng muốn là một chuyện và thực tế có xẩy ra như mình mong muốn hay không lại là chuyện khác vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và nhất là sách lược đấu tranh.
Biến cố Đông Âu có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không?
Câu trả lời tất nhiên là có:
- Năm 1981, lúc người viết còn ở Việt Nam thì được tin Trường Chinh vội vã bay vào Sài Gòn họp các linh mục Công Giáo thuộc Tổng Giáo Khu Sàigòn ở số 6 Cuờng Để (Đại Chủng Viện Thánh Giuse) hăm dọa: "Nhất định Việt Nam không thể là Ba Lan thứ hai". Lúc ấy, tại hải cảng Gdank Ba Lan, các công nhân bắt đầu cuộc đấu tranh gây chấn động dư luận thế giới. Rõ ràng là tập đoàn Cộng Sản Hà Nội rất sợ một biến cố tương tự như Ba Lan sẽ xẩy ra tại Việt Nam, mà Trường Chinh và cả tập đoàn đều nghĩ rằng Khối Công Giáo Việt Nam có thể phát động tại Sài Gòn, Miền Nam Việt Nam.
- Tám năm sau (1989) biến cố Đông Âu mới thật sự bùng nổ tại 7 nước (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Nam Tư), rồi lan sang cả Liên Xô khiến Đế Quốc Cộng Sản sụp đổ cách thê thảm (1991). Nói là "bùng nổ" vì thật sự nó đã âm ỉ và tích lũy từ hàng chục năm về trước. Mới đầu là cái mầm, sau lớn dần và bùng lên dữ dội. Nguyên nhân chính là chế độ độc tài toàn trị Cộng sản chẳng những tước đoạt quyền tự do của người dân mà còn làm cho cuộc sống của họ mỗi ngày thêm chật vật, đói khổ khiến họ phải vùng lên tranh đấu chống lại chính sách bóc lột, chống nạn tăng giá thực phẩm của nhà cầm quyền.
- Những biến động âm ỉ rồi bộc phát mạnh mẽ đó nói lên điều gì? Thưa rằng, đó chính là sự phá sản của chủ nghĩa Mác-Lê. Như Lênin từng viết: "Không có lý luận cách mạng thì không có Đảng cách mạng. Không có Đảng cách mạng thì không có cách mạng." Toàn bộ sách lược của Cộng sản nằm gọn trong hai câu đó. Lênin đã thực hiện sách lược đó tại Nga. Các Đảng Cộng sản khác trên thế giới đều rập khuôn theo mẫu sách lược này của Nga Xô mà hành động. Nhưng vì chính sách cai trị tàn ác của nhà nước Cộng Sản khiến dân chúng trở thành đói nghèo khổ cực. Mà "đói thi đầu gối phải bò", nên trong thế cùng họ phải vùng lên đấu tranh đòi cơm áo, tự do và hoà bình, những mục tiêu cao đẹp mà Đảng Cộng sản từng hứa hẹn mà chẳng bao giờ thực hiện. Sự kiện đó chứng minh rằng lập luận của Lênin trật đường rầy cách thê thảm. Lý luận Cách Mạng của Mác Lê là lý luận lừa bịp, láo khoét. Đảng Cách Mạng của Mác-Lê là thứ Đảng cướp, là Mafia trá hình. Cách mạng của Mác-Lê là đói nghèo lạc hậu, là biến nhân dân đang có cơm no, áo ấm thành "vô sản chuyên chính: khố rách áo ôm" để làm công cụ cho giai cấp mới: Giai cấp Tư Bản Đỏ! Nói rõ hơn, (1) Lý luận cách mạng (tư tưởng) sai lầm. (2) Đảng Cách Mạng là thứ (tổ chức) phản động, thoái hóa. (3) Cách Mạng Vô Sản (hành động) đưa nhân loại vào vòng đói nghèo, lạc hậu, đàn áp, bất công.
Năm 1990, tác giả Đằng Sơn đã thu thập tài liệu và hình ảnh viết cuốn Biến Cố Đông Âu do Ngàn Lau xuất bản.
Mười sáu năm sau (2006), ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân cho ấn hành cuốn Đông Âu Tại Việt Nam.
Biến Cố Đông Âu của Đằng Sơn được ấn hành ngay khi biến cố Đông Âu và Liên Xô đã (1989) và đang (1990) xẩy ra một cách sôi động. Sách dày 120 trang, được viết rất cô đọng, ngắn gọn cùng với những hình ảnh thật sống động về các cuộc xuống đường biểu tình của dân chúng chống lại nhà cầm quyền Cộng sản độc tài tại các nước Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, Nga Xô; cảnh bức tường ô nhục Bá Linh bị phá sập; tượng đồng Lênin bị hạ bệ đang treo lơ lửng trên xe cần cẩu, vân vân. Lối viết của Đằng Sơn tuy ngắn gọn, nhưng khá súc tích, lập luận mạnh bạo, đanh thép, hấp dẫn ngưới đọc. Người viết xin ghi lại đây những dòng giới thiệu tác phẩm ở bìa sau:
"Chỉ trong vòng 30 phút bạn sẽ nắm vững hết mọi biến chuyển liên quan đến phong trào dân chủ Đông Âu khiến thành trì cộng sản sụp đổ năm 1989:
- Cuộc "đảo chánh" ôn hòa ở Ba Lan
- Cuộc cách mạng "nhung" ở Tiệp Khắc
- Sự sụp đổ của Bức Tường Ô Nhục Bá Linh
- Cuộc nổi dậy đẫm máu ở Lỗ Ma Ni
- Những thay đổi ở Hung Gia Lợi, Bảo Gia Lợi, Albania
- Cuộc đời của các nhân vật lịch sử: Anh hùng áo vải Lech Walesa (Ba Lan), nhà trí thức can đảm Vaclav Havel (Tiệp Khắc), nhà độc tài mù quan1g Nicolae Ceausescu (Lỗ Ma Ni)...
Từ đó bạn có thể tự kết luận về những điểm dị đồng giữa Đông Âu và Việt Nam.
Tràn ngập hình ảnh, đầy đủ dữ kiện, trình bày giản dị và dễ hiểu, Biến Cố Đông Âu là một tài liệu quý giá không thể thiếu trong tủ sách gia đình."
Đông Âu Tại Việt Nam của Lý Thái Hùng được ấn hành 16 năm sau (2006). Vì có thời gian lâu dài để nghiên cứu, thâu thập, tổng hợp, đúc kết nên tác phẩm của ông Lý Thái Hùng có bề dày đồ sộ hơn với trên 600 trang. Hình thức: Sách được in rất công phu, bìa cứng có bao, trình bày trang nhã, đẹp mắt. Nội dung gồm hai phần: Phần (1) Đông Âu, trình bày đầy đủ chi tiết biến cố tại Đông Âu trong 8 chương (trên 330 trang) với bảy nước: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Bảo Gia Lợi, Đông Đức, và Nam Tư. Phần (2) Việt Nam trước cơn bão dân chủ tại Đông Âu trong 2 chương (khoảng 220 trang). Phần còn lại là hình ảnh và các lời giới thiệu, lời bạt, nhận định của một số nhân vật cộng đồng.
Nói chung về phần tài liệu thì tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam của ông Lý Thái Hùng rất là phong phú. Nếu quý độc giả không có thì giờ đọc sách ngoại ngữ (tiếng Anh, tiếng Pháp) thì cuốn Đông Âu Tại Việt Nam là tài liệu giúp quý độc giả tiết kiệm được rất nhiều thì giờ. Điểm đặc biệt là phần trình bày tài liệu về Việt Nam khá chi tiết. Nhờ công lao thu thập sắp xếp, trình bày ngắn gọn, tác phẩm Đông Âu tại Việt Nam vẽ lại trước mắt độc giả cuộc tranh đấu kiên trì dũng cảm với muôn vàn khó khăn của nhân dân Việt Nam trong suốt 32 năm qua kể từ ngày Miền Nam rơi vào tay Cộng Sản (30-04-1975) cho đến nay. Thật ra, trong phần này tác giả chưa nắm vững hay chưa có đủ tài liệu về công cuộc đấu tranh tại Việt Nam trong 10 năm đầu (1975-1985) vì tác giả du học trước 1975. Vả lại trong giai đoạn đó, việc thông tin liên lạc giữa trong và ngoài nước còn muôn vàn khó khăn, vẫn chưa có quan hệ ngoại giao Mỹ - Việt Cộng, cuộc cách mạng thông tin điện tử chưa nở rộ ra như sau này nên các tin tức còn bị bưng bít hoặt ít lọt ra được bên ngoài. Từ 1985 cho tới nay thì nhờ kỹ thuật thông tin điện tử, nhất là sau khi biến cố Đông Âu xẩy ra (1989) nên tác giả có nhiều điều kiện thuận lợi thu thập tài liệu đầy đủ, đúc kết và trình bày lại trên các trang sách.
Đọc cái tựa của tác phẩm Đông Âu Tại Việt Nam, có lẽ phần lớn chúng ta có thể mường tượng ra được nội dung tác giả muốn trình bày những điều gì, nhất là chủ trương đấu tranh cho Việt Nam của chính tác giả hay của Đảng Việt Tân mà tác giả là Tổng Bí Thư. Chính cách trình bày của tác giả cho người ta cái cảm tưởng rằng tác giả muốn chuyện xẩy ra tại Đông Âu cũng sẽ xẩy ra tại Việt Nam. Nói cách khác, Việt Nam cũng sẽ có những biến chuyển chính trị như Đông Âu, nghĩa là dân chúng sẽ vùng lên đánh đổ chế độ Cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam tự do, dân chủ, và nhân quyền như dân chúng Đông Âu đã làm. Nhưng muốn là một chuyện và thực tế có xẩy ra như mình mong muốn hay không lại là chuyện khác vì nó tùy thuộc vào nhiều yếu tố chủ quan, khách quan và nhất là sách lược đấu tranh.
Biến cố Đông Âu có ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không?
Câu trả lời tất nhiên là có:
- Năm 1981, lúc người viết còn ở Việt Nam thì được tin Trường Chinh vội vã bay vào Sài Gòn họp các linh mục Công Giáo thuộc Tổng Giáo Khu Sàigòn ở số 6 Cuờng Để (Đại Chủng Viện Thánh Giuse) hăm dọa: "Nhất định Việt Nam không thể là Ba Lan thứ hai". Lúc ấy, tại hải cảng Gdank Ba Lan, các công nhân bắt đầu cuộc đấu tranh gây chấn động dư luận thế giới. Rõ ràng là tập đoàn Cộng Sản Hà Nội rất sợ một biến cố tương tự như Ba Lan sẽ xẩy ra tại Việt Nam, mà Trường Chinh và cả tập đoàn đều nghĩ rằng Khối Công Giáo Việt Nam có thể phát động tại Sài Gòn, Miền Nam Việt Nam.
- Tám năm sau (1989) biến cố Đông Âu mới thật sự bùng nổ tại 7 nước (Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Đông Đức, Bảo Gia Lợi, Lỗ Ma Ni, Nam Tư), rồi lan sang cả Liên Xô khiến Đế Quốc Cộng Sản sụp đổ cách thê thảm (1991). Nói là "bùng nổ" vì thật sự nó đã âm ỉ và tích lũy từ hàng chục năm về trước. Mới đầu là cái mầm, sau lớn dần và bùng lên dữ dội. Nguyên nhân chính là chế độ độc tài toàn trị Cộng sản chẳng những tước đoạt quyền tự do của người dân mà còn làm cho cuộc sống của họ mỗi ngày thêm chật vật, đói khổ khiến họ phải vùng lên tranh đấu chống lại chính sách bóc lột, chống nạn tăng giá thực phẩm của nhà cầm quyền.
- Những biến động âm ỉ rồi bộc phát mạnh mẽ đó nói lên điều gì? Thưa rằng, đó chính là sự phá sản của chủ nghĩa Mác-Lê. Như Lênin từng viết: "Không có lý luận cách mạng thì không có Đảng cách mạng. Không có Đảng cách mạng thì không có cách mạng." Toàn bộ sách lược của Cộng sản nằm gọn trong hai câu đó. Lênin đã thực hiện sách lược đó tại Nga. Các Đảng Cộng sản khác trên thế giới đều rập khuôn theo mẫu sách lược này của Nga Xô mà hành động. Nhưng vì chính sách cai trị tàn ác của nhà nước Cộng Sản khiến dân chúng trở thành đói nghèo khổ cực. Mà "đói thi đầu gối phải bò", nên trong thế cùng họ phải vùng lên đấu tranh đòi cơm áo, tự do và hoà bình, những mục tiêu cao đẹp mà Đảng Cộng sản từng hứa hẹn mà chẳng bao giờ thực hiện. Sự kiện đó chứng minh rằng lập luận của Lênin trật đường rầy cách thê thảm. Lý luận Cách Mạng của Mác Lê là lý luận lừa bịp, láo khoét. Đảng Cách Mạng của Mác-Lê là thứ Đảng cướp, là Mafia trá hình. Cách mạng của Mác-Lê là đói nghèo lạc hậu, là biến nhân dân đang có cơm no, áo ấm thành "vô sản chuyên chính: khố rách áo ôm" để làm công cụ cho giai cấp mới: Giai cấp Tư Bản Đỏ! Nói rõ hơn, (1) Lý luận cách mạng (tư tưởng) sai lầm. (2) Đảng Cách Mạng là thứ (tổ chức) phản động, thoái hóa. (3) Cách Mạng Vô Sản (hành động) đưa nhân loại vào vòng đói nghèo, lạc hậu, đàn áp, bất công.
Người dân Ba Lan vẫy quốc kỳ Ba Lan và cờ Liên minh châu Âu (EU) chào mừng kết quả cuộc trưng cầu dân nguyện tháng Sáu năm 2003, trong đó nhân dân Ba Lan ủng hộ việc nước này gia nhập EU. Mười bốn năm trước đó, năm 1989, công đoàn độc lập Solidarność do Lech Wałęsa lãnh đạo đã giành được chính quyền trong hoà bình sau những cuộc bầu cử nghị viện tự do và trật tự. Phải chăng “diễn biến hoà bình” đã đi ngược lại lợi ích của nhân dân Ba Lan?
Ảnh: Encarta Encyclopedia, Corbis/AFP
Ảnh: Encarta Encyclopedia, Corbis/AFP
- Đông Âu sát nách Liên Xô mà còn như thế, huống chi Việt Nam sau mấy chục năm chiến tranh, tình trạng đói nghèo còn tệ hại hơn. Khi chưa chiếm được Miền Nam thì chỉ có một nửa nước đói khổ. Đến khi miền Nam rơi vào tay của chúng để chúng "hồ hởi" tuyên bố "tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội" thì cả nước thành đói nghèo mạt rệp. Cho nên năm 1985, trước tình hình khó khăn, sau khi được bầu lên thay tập đoàn Lê Duẩn đã về chầu Diêm Vương, tập đoàn Nguyễn Văn Linh - Võ Văn Kiệt đã vội vàng đề ra chính sách cởi mở, đổi mới nhằm cứu nguy cho Đảng. Cởi mở, đổi mới có nghĩa là chấp nhận cái sai, cái thất bại của chủ nghĩa Cộng Sản để "lùi lại" vào con đường tư bản. Lâu nay, luận điệu tuyên truyền của Cộng Sản là lịch sử loài người sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội không có gì thay đổi được và một khi Cộng sản thống trị nước nào thì tại nước không có thế lực nào khác lật ngược lại được. Vậy mà bây giờ chẳng những chủ nghĩa Cộng sản thất bại mà sức mạnh của nhân dân khao khát Tự Do đã đánh bật Cộng Sản ngay từ gốc rễ tại Đông Âu và ngay từ cái nôi của nó là Liên Sô. Hành động gọi là "Đổi Mới" của phe nhóm Nguyễn Văn Linh & Võ Văn Kiệt (do Gorbachev bật đèn xanh từ Liên Xô) gián tiếp thừa nhận sự thất bại và sai lầm của chủ nghĩa Cộng sản. Nhưng lỡ ngồi trên lưng cọp rồi nên tập đoàn Cộng Sản Hà Nội đâm ra sợ hãi. Tiếp tục đi theo con đường bạo lực sắt máu của Mác Lê thì chỉ có nước đói. Mà trở lại với tư bản thì còn mặt mũi nào.
- Giữa lúc tình hình Đông Âu nổi lên thì về phía dân chúng Việt Nam đã có phản ứng tích cực công khai với Tuyên bố 9 Điểm của Hòa Thượng Thích Huyền Quang vào năm 1991. Rồi từ đó, nhiều nhân vật, nhiều tổ chức xuất hiện đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Hà Nội phải cái tổ, phải đối mới toàn diện, phải thực thi tự do dân chủ. Trước đó (1991), phải nói thật rằng, chỉ riêng Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền là dám công khai đương đầu vói CSVN. Còn ngoài ra, phải chờ đến biến cố Đông Âu (sau 1989) thì các nhân vật và tổ chức khác mới dám công khai tuyên bố hay bày tỏ quan điểm của mình. Như vậy, hiển nhiên là biến cố Đông Âu đã tác động mạnh mẽ đến tình hình thế giới, cách riêng tại Việt Nam và Trung Quốc. Nhờ đó, Hòa Thượng Thích Thích Huyền Quang, Tăng Thống GHPGVNTN mới dám đưa ra 9 điểm. Nhờ đó mà sinh viên Trung Quốc mới tạo ra biến cố Thiên An Môn. Nhờ đó, nhiều Đảng viên Cộng Sản VN thức thời đã công khai bày tỏ quan điểm hoặc gửi kiến nghị tới Trung Ương Đảng đề yêu cầu cải tổ.
Nhưng cho đến nay, khi biến cố Đông Âu đã xẩy ra 18 năm (1989-2007) mà Việt Nam vẫn chưa có một biến động nào đủ tầm cỡ khả dĩ làm thay đổi tình hình như sự mong muốn của Dân tộc là vì sao? Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn ù lì bám víu vào chủ nghĩa Mác Lê, vẫn càng cổ hô to khẩu hiệu "Việt Nam vẫn tiến lên chủ nghĩa xã hội, vẫn chuyên chính vô sản, vẫn dân chủ tập trung, vẫn kinh tế thị trường theo đinh hưỡng xã hộ chủ nghĩa". Thật ra thì nền tảng đã thay đổi rồi chớ không phải "vững chắc" như luận điệu chúng rêu rao. Thay đổi cái gì? Thưa rằng hơn lúc nào hết, tập đoàn Cộng Sản Việt Nam dư biết "Sách Lược của Mác Lê" qua câu nói nổi tiếng của Lênin không còn hiêụ nghiệm nữa. Nhai lại cái câu đó mãi mà dân cứ đói thì chỉ có nước chết yểu. Cho nên, chúng phải bày ra cái gọi là "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" để lấp vào cái khoảng trống đầy nguy hiểm này!
Làm sao tới Việt Nam?
Trong tháng 6/2007 vừa qua, hơn một ngàn nông dân Việt Nam từ các vùng xa xôi kéo nhau lên Sài gòn tụ tập tại Văn Phòng Quốc Hội 2 của Việt Cộng ở Miền Nam yêu cầu giải quyết những oan ức của họ vì bị đàn áp bóc lột đất đai, nhà cửa, ruộng vườn. Cuộc biểu tình ôn hòa kéo dài hơn ba tuần lễ. Dù cho nhiều đoàn thể ở hải ngoaị lên tiếng hỗ trợ, nhưng rồi Cộng Sản Việt Nam vẫn dẹp tan. Vì sao?
Người viết nhờ lại năm 1987 khi xẩy ra vụ Cộng Sản Viêt Nam đàn áp Dòng Đồng Công ở Thủ Đức thì hàng ngàn dân chúng từ các vùng Tam Hà, Thủ Đức, Hố Nai, Gia Kiệm, Tam Hiệp đã đến bảo vệ Nhà Dòng. Họ nằm la liệt ra ngoài đường, những lối dẫn vào Nhà Dòng. Cộng sản đã huy động lực lượng bộ đội đến bao quanh, chụp hình, cho nhiều công an giả dạng dân chúng đến yểm trợ nhưng chính là để nhòm ngó, theo dõi lấy tin tức, tìm hiểu, chỉ điểm ai là những nggười chủ động lãnh đạo phong trào, vân vân. Sau cùng chúng ra tay "đánh tỉa, chia cắt, khủng bố, bắt giam..." khiến phong trào bị xẹp. Lúc đó, báo chí truyền thông hải ngoại chưa nở rộ như bây giờ, vấn đề ngoại giao và tuyên truyền quốc tế cũng chưa được sử dụng tích cực như bây giờ, biến cố Đông Âu vẫn chưa bùng nổ như hai năm sau (1989). Người quan sát tự hỏi: "Nếu vụ Đồng Công (1987) xẩy ra cùng với biến cố Đông Âu (1989) và được lãnh đạo hẳn hoi thì tình hình Việt Nam lúc ấy sẽ ra sao?". Đặt giả thuyết thôi chớ sự việc đã trôi qua rồi. Hai mươi năm sau (2007) vụ Dân Oan biểu tình lại xẩy ra ở Sài Gòn, số lượng người dân bị bóc lột đi khiếu khiện (khoảng 1700) không bằng số lượng giáo dân tham gia vụ Đồng Công năm 1987 (ở mức độ 3000). Nhưng nhờ mạng lưới truyền thông trên khắp thế giới cũng như kỹ thuật thông tin liên lạc trong và ngoài nước tương đối dễ dàng và tiến bộ hơn đã làm cho vụ này nổi tiếng hơn. Nhưng kết cục thì cũng không hơn gì vụ Đồng Công.
Chuyện đã qua, chúng ta cần rút tỉa kinh nghiệm cho cuộc tranh đấu đang còn được âm ỉ nuôi dưỡng.
Trước hết, tại Đông Âu, dân chúng 7 nước vùng lên, nhưng mức độ và hình thức cũng có những dị biệt. Ba Lan kiên trì tranh đấu. Tiệp Khắc nhẹ nhàng êm ái được gọi là "cách mạng nhung". Lỗ Ma Ni quyết liệt, đẫm máu, đã đánh đổ chế độ và xử tử vợ chồng Ceausescu! Đông Đức dồn dập, bức tường ô nhục sụp đổ, Hung Gia Lợi tự động bỏ Cộng Sản, Bảo Gia Lợi Cộng sản lúng túng, vân vân. Nhưng các nước cũng có những nét tương tự: bắt đầu là cái mầm bất mãn vì cuộc sống khó khăn, kinh tế thất bại do chế độ Cộng sản độc tài mang lại. Rồi dân chúng nổi lên, được lãnh đạo bởi một nhóm công nhân hoặc trí thức kiên trì tranh đấu. Sự xuất hiện của những thành phần Cộng sản ly khai do sự thức tỉnh một cách khôn ngoan đứng đắn hoặc những thành phần vì "chủ nghĩa thời cơ" đã tự động tách ra đứng về phía dân chúng. Sau cùng là các diễn tiến dồn dập xẩy ra khiến chế độ không còn điểm tựa phải bị lật nhào.
Tại Việt Nam, dân chúng và nhất là nông dân bất mãn đã vùng lên đấu tranh. Phần lớn họ ở nông thôn nên việc biểu tình còn nhiều khó khăn khi tụ tập trong khi công nhân ở thành thị thì chưa đáp ứng thuận lợi. Thành phần trí thức có đầu óc còn ít ỏi, rời rạc, chưa đủ tầm vóc thu hút được quần chúng trong nước. Một vài nhân vật được hải ngoại thổi phồng lên như những nhân vật đối kháng nhưng thực lực chưa có gì vì ngay dân chúng trong nước cũng ít biết đến các nhân vật này. Đảng viên Cộng Sản ly khai đã xuất hiện lẻ tẻ nhưng chưa đủ thực lực để đối đầu với phe bảo thủ. Có dấu hiệu cho thấy nhiều đảng viên muốn Đảng Cộng Sản phải thay đổi nhưng không dám bày tỏ quan diểm và lập trường của mình vì e sợ lãnh số phận như Trần Xuân Bách để rồi bị đuổi ra khỏi Đảng và mất hết quyền lợi. Thật ra thì chính tập đoàn Cộng Sản Hà Nội khi chứng kiến sự sụp của Đông Âu và Liên Xô cũng biết rằng chủ nghĩa Cộng Sản cũng đã lỗi thời rồi. Hiện nay trên văn bản, chúng còn duy trì học thuyết Mác Lê cộng thêm cái gọi là "Tư Tưởng Hồ Chí Minh" chỉ là chiêu bài nhằm bám víu lấy quyền hành và địa vị mà thôi. Chính chủ trương trong cảnh chợ chiều của chủ nghĩa Cộng Sản và của tập đoàn Cộng sản Hà Nội đã phát sinh ra tệ nạn tham nhũng, bất công. Được làm vua thua làm giàu! Nhưng ngày nào mà chúng còn ngự trị thì ngày đó nhân dân Việt Nam còn đói nghèo lạc hậu. Cho nên, muốn đưa dân nước thoát ra khỏi tình trạng khốn khổ này thì phải sớm giải thể chế độ Cộng sản.
Giải thể chế độ Cộng Sản bằng cách nào?
Trong Đông Âu tại Việt Nam nơi các trang 528-529, ông Lý Thái Hùng có trình bày quan niệm đấu tranh toàn diện. Nhiều nhân vật hoạt động cũng đã trình bày về đường lối đấu tranh giành lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam trên báo chí cũng như trên các Diễn Đàn. Trong phạm vi hạn hẹp của bài này, người viết xin đóng góp một vài ý kiến thô thiển như sau:
Trước hết, khi chúng ta nói đến "giải thể chế độ Cộng sản" thì thực sự cũng là nói đến đấu tranh. Mà đấu tranh cho dù dưới hình thức nào, ôn hòa, bạo động, cục bộ hay toàn diện, vân vân thì cũng phải xét đến ít nhất hai yếu tố quyết định sự thành, bại. Thứ nhất là "Tương quan lực lượng". Thứ hai là sách lược đấu tranh. (Chưa kể đến những yếu tố khác như: Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Hòa). Cũng giống như hai võ sĩ thượng đài, muốn thắng đối phương, võ sĩ phải có sức mạnh (1) và điêu luyện võ thuật (2). Trong phạm vi đấu tranh thì khi nói đến sức mạnh tức là nói đến tương quan lực lượng giữa Ta và Địch về nhiều phương diện. Thứ đến Sách Lược đấu tranh tức là nói đến chiến lược, chiến thuật. Đi sâu hơn là nói đến các Nguyên Lý để thắng. Các Nguyên Lý Chiến Tranh mà Tôn Tử và các Chiến pháp gia sau này nghiên cứu và viết ra như những khuôn vàng thước ngọc cũng chỉ quy vào 10 Nguyên Lý Cơ Bản có thể linh động áp dụng trong mọi lĩnh vực đấu tranh. Không nắm vững Nguyên Lý Đấu Tranh và không áp dụng đúng đắn tất nhiên sẽ rước lấy thất bại.
Về tương quan lực lượng giữa TA (tức Đại Khối Dân Tộc) và ĐỊCH (Cộng Sản) thì TA có THẾ mà LỰC thì bị phân tán. Ngược lại ĐỊCH có LỰC mà đang mất THẾ. Vậy ưu tiên số một của TA là làm sao xây dựng và bảo toàn được THỰC LỰC đồng thời duy trì cái THẾ.
Về Sách Lược Đấu Tranh phải nghiên cứu lại 10 Nguyên Lý và áp dụng cho đúng đắn. Việc xây dựng Thực Lực và Đấu Tranh luôn gắn liền với nhau. Trong đấu tranh không thể "đánh võ rừng" mà nhất cử nhất động phải có bài bản hẳn hoi. Thật ra ngay trong võ thuật, đánh võ tự do cũng có quy luật, bài bản của nó. Huống chi trong đấu tranh chính trị thì sách lược, chiến lược, chiến thuật còn tinh vi hơn nữa. Dư luận lấy làm ngạc nhiên có những tổ chức, những nhân vât đấu tranh gọi là chống Cộng mà đánh đấm loạn xà ngầu, chẳng có bài bản gì cả:
a) Địch thì không đánh mà lại cứ nhắm vào cái lưng của mình mà đánh (vi phạm nguyên lý toàn tồn);
b) Không phân biệt được Bạn, Thù; không biết Địch mà cũng chẳng biết Ta tức là vi phạm nguyên lý tiên tri. Chính trị khác với toán học. Toán học nhất là Đại Số thì: Cộng (+) với Cộng (+) = Cộng (+); Trừ (-) với Trừ (-) = Cộng (+); Cộng (+) với Trừ (-) = Trừ (-); và Trừ (-) với Cộng (+) = Trừ (-). Trong chính trị nếu ta gọi Cộng là Bạn và Trừ là Thù thì nó không hẳn như Toán học Đại số. Trong chính trị, Bạn (+) của Bạn Ta (+) chưa chắc đã là Bạn Ta (+). Kẻ Thù (-) của Kẻ Thù (-) ta chưa chắc đã là Bạn Ta (+). Vân vân và vân vân. Nói cụ thể hơn Pháp (+) thân với Anh (+) nhưng có lần vẫn Thù (-) Mỹ. Trung Cộng (-) lạnh nhạt với Nga Xô (-) nhưng vẫn chưa phải là Bạn (+) của Mỹ. Việt Cộng (-) không ưa gì Trung Cộng (-) nhưng chưa chắc đã là đồng minh (+) của Mỹ. Trong chính tri thì Quyền Lợi là số một. Chủ nghĩa dân tộc luôn lấn lướt các thứ chủ nghĩa khác Hãy nghe Đồng Minh tuyên bố: "Không có Kẻ Thù vĩnh viễn. Chỉ có Quyền Lợi vĩnh viễn."
c) Về phương diện khoa học tổ chức thì câu nói của Lênin "Không có lý luận cách mạng thì không có Đảng cách mạng. Không có Đảng cách mạng thi không có cách mạng" là câu nói rất hay. Biết khai triển câu nói này thì lợi vô cùng. Vậy mà về phía Quốc Gia chống Cộng chúng ta thì hình như nhiều đoàn thể nổi tiếng chẳng mấy quan tâm đến câu nói này mà chỉ nhắm xem bao giờ đồng minh bật đèn xanh. Như vậy là vi phạm nguyên lý cầu kỷ. Cho nên, chúng ta cần nhìn lại chính tình Việt Nam trong suốt 50 năm qua để rút ra bài học kinh nghiệm đầy xương máu.
d) Có những tổ chức chính trị mới ra đời mà Cương Lĩnh, Tuyên Ngôn và thành phần Ban Lãnh Đạo với đầy đủ lý lịch, địa chỉ được phơi bày đầy đủ trên các Diễn Đàn Internet. Vậy các tổ chức này là Bạn Thật hay Bạn Giả? Có những nhân vật được tiếng là chống Cộng triệt để với tuyên ngôn được tung ra vung vít vậy mà Việt Cộng cứ để yên thì nhân vật này là ai, đóng vai trò gì? Việt Cộng có dụng ý gì khi cứ để như vậy, không đụng chạm gì đến? Nếu chúng ta cứ nhắm mắt tin vào các đoàn thể đó, các nhân vật đó thì hậu quả sẽ ra sao?
e) Vân vân và vân vân.
Kết luận
Cuộc đấu tranh giành lại Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền cho Việt Nam tuy chưa thành công nhưng tình hình cũng đã có những thay đổi đáng kể so với 32 năm về trước. Biến Cố Đông Âu cũng như sự sụp đổ của Liên Xô đã tác động mạnh mẽ đến tình hình tại Việt Nam. Tất nhiên là đã có những mầm mống ngấm ngầm ly khai trong nội bộ của Đảng Cộng sản. Rõ ràng nhất là người dân không còn sợ Cộng sản như xưa nữa. Và tập đoàn Cộng sản Hà Nội đã phải có những thay đổi nhằm thích nghi với tình hình mới. Thế cờ đã lật. Chế độ Cộng sản nhất định sẽ bị triệt tiêu trên lãnh thổ Việt Nam. Sự triệt tiêu đó sớm nay muộn là do nỗ lực đấu tranh của toàn dân Việt trong cũng như ngoài nước, trong đó nhu cầu lãnh đạo vẫn là nhu cầu cần thiết trong lúc này. Một bộ phận phối hợp để nghiên cứu tình hình và sách lược đấu tranh nên được các đoàn thế và các nhân vật đấu tranh hình thành càng sớm càng tốt.
Suy cho cùng thì đúng như lời Đức HY Phanxico Xavier Nguyễn Văn Thuận viết "Thời đại mới, nhu cầu mới, phương pháp mới." (trong Đường Hy Vọng số 296). Sau những nỗ lực mà chưa kết quả như lòng mong muốn, chúng ta cần thay đổi phương pháp đấu tranh. Nói rõ hơn là cần thay đổi tư duy để hành động cho hữu hiệu. Thay đổi tư duy để nhận định tinh hình cho đúng, nhất là thấy rõ mục tiêu đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân hay ít ra của đại đa số quần chúng. Tự do dân chủ, nhân quyền hay cơm áo? Tham nhũng và bất công? Cần thực tiễn, đừng quá xa vời và trừu tượng. Một cuộc đấu tranh đáp ứng được nguyện vọng của toàn dân thì đương nhiên sẽ tạo ra sức hội tụ. Hợp quần gây sức mạnh. Có sức mạnh, có sách lược hữu hiệu thì cuộc đấu tranh tất sẽ thành công. Đông Âu rồi sẽ tới Việt Nam.
San Jose, 23/08/2007
Phạm Quang Trình
6 nhận xét:
Khi xem địa chỉ kêu gọi ủng hộ kinh phí cho " Diễn đàn dân chủ " và các bài báo phản động, đầy thù oát của lũ chuột cống sống chiu lủi, Tôi tin là không ai chấp nhận được. Hõi mấy kể cuồng loạn hãy dừng lại đi, nếu đói khát thực sự thì về quì lạy xin tấm lòng bao dung của ngưòi dân VN có thể được tha thứ đấy, vì chúng mày chỉ là lũ cắn càn thôi!
cai dang cong san viet nam toan cai lu dau trau mat ngua tham nhung an hoi lo da dao dang cong san viet nam nguyen tan dung cho chet bu cac
Đả đảo đả đảo
Xem tất cả....mà buồn tranh luận là tốt nhưng dùng từ thì không trong sáng chút nào.chưa thành thạo tiếng Việt(không có dấu)Các chú xem lại bài viết của mình!?Theo tôi các chú chưa qua lớp 1(thiếu vă hóa)
Tôi chỉ thích một câu: " Hãy nhìn ta làm, đừng nghe người ta nói".
Ai phản đối bài viết này hãy tỉnh ngủ đi?!
Nhứng thông tin trên đây tôi nghĩ chưa hản đã là chính xác 100%. Nhưng nói lên được cái hồn của vấn đề.
Tôi rất biết ơn ĐCS đã dành lại độc lập cho tổ quốc.
Nhưng dành lại là "thay thế chế độ thống trị này, bằng chế độ chính trị khác" thì há chẳng thay còn tốt hơn.
Những ai manh nha muốn thay chế độ chính trị hiện nay: Nếu không làm cho XH dân chủ và tốt đẹp hơn, thì hãy để nó yên.
Trong kinh điển Cộng sản: "Cách mạng là thay mới đổi cũ" .
Dân chủ thực sự mới là cái dân cần.
Có dân chủ thì người dân mới được nói lên điều mình nghĩ.
Hãy nghe và tập nhìn từ nhiều phía. Đừng lơ mơ chính trị nữa.Đừng vội chửi tác giả. Không có họ ta chỉ còn một mắt, một tai, một lỗ mũi, và cái gì cũng chỉ có MỘT..... dễ sợ?!
neu toi khong nhin thay ma chi nge thi toi khong tin ,nhung moi su da ro rang truoc mat o VN con nguoi khong co tu do ;ton giao,ngon luan,cung khong ,noi ra la chong pha nha nuoc,bi dua ra toa cung khong cho noi thi tu do cai noi gi?thay bay quy du hoi lo minh len tieng cung di tu luon chi co dang moi co quyen noi,;;dang dat cho Tau hon dao truong sa ,hoang sa cung dang cho dang chua,huong gi nguoi dan con co TU DO .the tai sao cac ban tre VN hay suy nghi chung ta cung dung len lat do chinh quyen bao tan cong san de xay dung mot nuoc VN CO TU DO that su da dang ,nguoi dan lam chu,chu khong phai duoi su cai tri cua mot dang bao quyen cong san
Đăng nhận xét