Liệu có thể kỳ vọng gì vào tân Đại sứ Mỹ Michael Michalak ?
(trả lời phỏng vấn RFA ngày 24/8/2007)
Ts. Nguyễn Thanh Giang
“… Ông Michalak còn tuyên bố rõ rệt hơn ông Marine. Các vấn đề về tự do ngôn luận, tự do chính trị, ông ấy đặt tầm ngang hoặc có khi vượt trội hơn những vấn đề về kinh tế. Các vấn đề nhân quyền, ông Michalak biểu lộ sự quan tâm vượt trội hơn so với ông Marine.
Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã bắt đầu nhiệm sở tại Hà Nội đúng một tuần. Một vị tân đại sứ cùng với một bộ máy mới, liệu chúng ta có thể kỳ vọng những tiến triển mới mẻ trong mối quan hệ Việt-Mỹ về mọi mặt, kể cả trong lĩnh vực dân chủ-nhân quyền, là điều mà Washington đang ra sức quảng bá, hay không?
Đó là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu chuộng và tranh đấu dân chủ tại Việt Nam, và cũng là một trong những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra với tiến sĩ vật lý-địa cầu Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến được công luận trong và ngoài nước biết đến với nhiều bài viết công khai, mạnh mẽ cổ suý dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.
Hy vọng khá nhiều
Trà Mi: Trước tiên, ông cho biết sự đón nhận của giới hoạt động dân chủ quốc nội đối với vị tân đại sứ Hoa Kỳ:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Nói chung, những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam mà nghe tin ông tân đại sứ Michael Michalak sang Việt Nam đều tỏ ra hy vọng khá nhiều ở vị đại sứ mới.
Anh em hoạt động dân chủ trong nước hy vọng nhiều ở ông Michalak không chỉ ở cá nhân bản thân của ông ấy, mà còn hy vọng trong điều kiện, môi trường hoạt động của ông trong những ngày tới sẽ có nhiều thuận lợi, nhiều yếu tố thúc đẩy để ông có thể làm việc tích cực hơn, tốt đẹp hơn, quan tâm đầy đủ hơn, giải quyết được nhiều hơn các vấn đề dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.
Trà Mi: Ông vừa nhắc tới “môi trường mới, thuận lợi mới”, ông có thể nói rõ chi tiết hơn về những điểm này?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Gần đây có sự quan tâm rất mới của chính quyền Bush đối với vấn đề dân chủ-nhân quyền nói chung và tại Việt Nam nói riêng, biểu hiện qua những lời tuyên bố của ông ấy trước tượng đài chống Phát-xít ở Tiệp Khắc, qua buổi tiếp đón của ông với đại biểu các tổ chức chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó là thái độ rất cương quyết của Hạ Viện Mỹ chuẩn bị thông qua “Đạo luật nhân quyền Việt Nam” với những hứa hẹn sẽ có sự tăng cường viện trợ cho các hoạt động dân chủ ở Việt Nam.
Tôi nghĩ, trong một môi trường mới như vậy, cộng với quan điểm và những lời tuyên bố rõ rệt của chính ông Michalak, hy vọng các vấn đề đấu tranh cho tự do chính trị, tự do tôn giáo tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông Michalak sẽ diễn tiến tốt đẹp hơn nữa.
Trà Mi: Là người có quan tâm, tìm hiểu về tình hình đất nước, về thời cuộc, cũng như quan hệ Việt-Mỹ, qua những gì ông đọc được, nghe được về vị tân đại sứ Hoa Kỳ, ông có nhận xét như thế nào về ông Michael Michalak?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Với những tin tức là trước khi ông sang Việt Nam, ông đã có một loạt các động tác chuẩn bị tích cực, trong đó có cuộc họp mặt của ông và một số quan chức Hoa Kỳ tại nhà bác sĩ Nguyễn Quốc Quân để ông tìm hiểu tình hình Việt Nam thông qua ý kiến của người Việt ở nước ngoài.
Ông tìm hiểu nhận thức của họ và những yêu cầu của họ đối với ông khi ông sang làm đại sứ tại Việt Nam. Riêng những việc đó đã khiến người ta thấy rằng ông đại sứ Michalak là một người sâu sắc, cụ thể, và có sự quan tâm thực sự đến tình hình xã hội, tình hình đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.
Những đặc điểm đáng lưu ý
Trà Mi: Nếu so sánh giữa tân đại sứ Michael Michalak với cựu đại sứ Michael Marine, theo nhận xét riêng của ông, có những đặc điểm gì đáng lưu ý?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Trước đây, ông Michael Marine, trong nhiệm kỳ của mình, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Và ông cũng là người rất sâu sát với tình hình Việt Nam. Ông cho biết trong 64 tỉnh thành, ông đã đến được hơn 2/3 số tỉnh thành tại Việt Nam. Ông ấy đi khắp nơi, lên cả Tây Nguyên. Như vậy, người ta thấy sự làm việc của các quan chức Hoa Kỳ, của những đại sứ tại Việt Nam đã thực sự sâu sát, để mỗi ngày nắm được tình hình cụ thể hơn.
Nay, ông Michael Michalak, trước khi lên đường sang Việt Nam, đã có cuộc hội họp mà trước đây ông Marine chưa làm, tức là thăm dò ý kiến những người Việt ở nước ngoài, các hội đoàn, các chức sắc tôn giáo của người Việt ở Hoa Kỳ cho nên người ta còn kỳ vọng rằng ông Michalak sẽ có tinh thần cầu thị hơn, có mối quan tâm sâu sắc hơn, và có tinh thần trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam nói chung, và sự phát triển các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và nhân quyền tại Việt Nam, nói riêng.
Trà Mi: Dĩ nhiên mỗi khi có một bộ máy làm việc mới, mọi người đều kỳ vọng những tiến triển mới mẻ hơn, tích cực hơn, lạc quan hơn. Thế nhưng chắc chúng ta vẫn chưa quên là dưới nhiệm kỳ của cựu đại sứ Michael Marine, mỗi khi ông bày tỏ quan ngại đến tình hình nhân quyền của Việt Nam thì liền bị Hà Nội phê phán là can thiệp vào chuyện nội bộ.
Trong khi đó cũng có nhiều người lại chỉ trích rằng ông Marine đã không có những hoạt động, biểu hiện gì cụ thể giúp cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam. Với cương vị một người đại sứ, đứng trước nhiều luồng dư luận và áp lực khác nhau, như vậy liệu đại sứ Michalak có điều kiện nào thuận lợi hơn để đem lại một sự đột phá như mọi người kỳ vọng hay không, hay là ông ta cũng sẽ gặp những khó khăn, trở ngại tương tự? Quan điểm cá nhân của ông về điểm này ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Mong ước của xã hội, của quảng đại nói chung, bao giờ cũng rất lớn, mà khả năng đáp ứng cụ thể, dù có lớn mấy, cũng không thể thoả mãn được mong ước của quảng đại. Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đầy rẫy những khó khăn mà ông Michael Marine đã làm được những điều như vậy thì cũng đã rất khá. Nay, tôi kỳ vọng vì thấy ông Michalak có những biểu hiện mới tích cực hơn.
Ông Michalak còn tuyên bố rõ rệt hơn ông Marine. Các vấn đề về tự do ngôn luận, tự do chính trị, ông ấy đặt tầm ngang hoặc có khi vượt trội hơn những vấn đề về kinh tế. Các vấn đề nhân quyền, ông Michalak biểu lộ sự quan tâm vượt trội hơn so với ông Marine. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, ông đã có tuyên bố là sẽ cố gắng tăng gấp đôi, gấp ba số học bổng dành cho nghiên cứu sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Như vậy, chắc là có một tín hiệu nào đấy cho phép ông Michalak có thể hoạt động hữu hiệu hơn ông Marine. Cho nên, chúng tôi rất mong và tin rằng ông Michalak sẽ làm được những việc tốt đẹp, gặt hái những thắng lợi lớn hơn ông Marine.
Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam
Trà Mi: Ông Michalak được biết đến như một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc. Liệu chúng ta có thể hy vọng những kinh nghiệm đó có thể giúp ích gì chăng khi ông làm đại sứ ở Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi có ghi nhận một điều. Trong buổi hội họp của ông Michalak với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ trước khi bay sang Hà Nội nhận nhiệm vụ, có một câu hỏi đặt ra với ông rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ chọn nước nào làm bạn? Ông Michalak cười lớn và đáp rằng ông chọn cả hai, vì ông cho rằng cả hai đều rất quan trọng cho Hoa Kỳ. Đây không phải là một vấn đề ngoại giao hay vấn đề chính trị một cách chung chung, mà có lẽ đây là nhận thức thật sự của ông Michalak.
Ai cũng biết rằng trước mắt, Hoa Kỳ rất bận rộn, và thậm chí là còn hơi bối rối, đối với một số tình hình như vấn đề khủng bố. Tuy nhiên, tôi cho rằng đấy dù sao cũng chỉ là mối quan tâm chiến thuật. Còn mối quan tâm chiến lược phải là quan tâm đến đối tác cạnh tranh với Hoa Kỳ, tức là Trung Quốc. Cần làm thế nào kiềm giữ Trung Quốc chỉ ở vị trí đối tác cạnh tranh, chứ không thể là đối thủ ngang mặt và nguy hiểm cho Hoa Kỳ được.
Những người chính khách có tầm nhìn xa phải thấy đó mới là mối quan tâm lớn trường cửu. Và trong mối quan tâm đến Trung Quốc, để giải quyết được vấn đề Trung Quốc, thì vị trí địa chính trị của Việt Nam đóng góp một phần rất quan trọng. Hoa Kỳ có thể sử dụng làm đối sách để giải quyết các vấn đề trong mối tương quan đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Những nguyện vọng
Trà Mi: Nếu có cơ hội đại diện cho những người đấu tranh, bảo vệ, ủng hộ dân chủ tại Việt Nam đề đạt nguyện vọng và những đề nghị cụ thể nhất đối với tân đại sứ Michael Michalak, thì ông sẽ nói gì?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi mong rằng tân đại sứ Michalak hãy không chỉ là suy nghĩ và phát biểu bằng lời nói, mà trong hành động cụ thể phải làm sao quan tâm, giải quyết được những vấn đề đấu tranh cho Việt Nam có tự do chính trị, mà hàng đầu của tự do chính trị là tự do ngôn luận và những vấn đề sau đó là tự do tôn giáo.
Những cái đó phải được xem là chìa khoá, là chốt mà giải quyết vấn đề Việt Nam có phát triển được một cách lành mạnh không, có trở thành được một đồng minh chiến lược của người bạn thân thiết, lâu dài, vững chắc của Hoa Kỳ không. Vấn đề không chỉ là quan tâm giúp Việt Nam về giáo dục, công nghệ, kinh tế, mà vấn đề có tính chất chi phối, quyết định lại là giải quyết tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.
Bởi lẽ trong thời gian vừa qua, trong sự nghiệp đổi mới, nhà cầm quyền Việt Nam đã giải quyết được tương đối khá một số vấn đề về phát triển kinh tế, nhưng bây giờ, sự phát triển kinh tế đó cũng không vững chắc và có nhiều nguy cơ bùng nổ vì các hiểm hoạ như tham nhũng, ức hiếp người dân dẫn đến biểu tình ngày càng đông người; từ đấy các nguy cơ bùng nổ của xã hội có cơ hội phát triển.
Cho nên, nếu không quan tâm đầy đủ đến vấn đề dân chủ-nhân quyền Việt Nam thì sẽ có nguy cơ không xa về sự bùng nổ xã hội, và nó sẽ tàn phá sự phát triển của kinh tế. Trong chừng mực đó, Việt Nam không thể là một người bạn bền vững và không thể thành một người bạn chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á này.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Trà Mi thực hiện
Nguồn: RFA, ngày 24 tháng 8 năm 2007
(trả lời phỏng vấn RFA ngày 24/8/2007)
Ts. Nguyễn Thanh Giang
“… Ông Michalak còn tuyên bố rõ rệt hơn ông Marine. Các vấn đề về tự do ngôn luận, tự do chính trị, ông ấy đặt tầm ngang hoặc có khi vượt trội hơn những vấn đề về kinh tế. Các vấn đề nhân quyền, ông Michalak biểu lộ sự quan tâm vượt trội hơn so với ông Marine.
Đại sứ Hoa Kỳ Michael Michalak đã bắt đầu nhiệm sở tại Hà Nội đúng một tuần. Một vị tân đại sứ cùng với một bộ máy mới, liệu chúng ta có thể kỳ vọng những tiến triển mới mẻ trong mối quan hệ Việt-Mỹ về mọi mặt, kể cả trong lĩnh vực dân chủ-nhân quyền, là điều mà Washington đang ra sức quảng bá, hay không?
Đó là mối quan tâm hàng đầu của những người yêu chuộng và tranh đấu dân chủ tại Việt Nam, và cũng là một trong những câu hỏi mà chúng tôi đặt ra với tiến sĩ vật lý-địa cầu Nguyễn Thanh Giang, nhà bất đồng chính kiến được công luận trong và ngoài nước biết đến với nhiều bài viết công khai, mạnh mẽ cổ suý dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam.
Hy vọng khá nhiều
Trà Mi: Trước tiên, ông cho biết sự đón nhận của giới hoạt động dân chủ quốc nội đối với vị tân đại sứ Hoa Kỳ:
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Nói chung, những ai quan tâm đến tình hình chính trị ở Việt Nam mà nghe tin ông tân đại sứ Michael Michalak sang Việt Nam đều tỏ ra hy vọng khá nhiều ở vị đại sứ mới.
Anh em hoạt động dân chủ trong nước hy vọng nhiều ở ông Michalak không chỉ ở cá nhân bản thân của ông ấy, mà còn hy vọng trong điều kiện, môi trường hoạt động của ông trong những ngày tới sẽ có nhiều thuận lợi, nhiều yếu tố thúc đẩy để ông có thể làm việc tích cực hơn, tốt đẹp hơn, quan tâm đầy đủ hơn, giải quyết được nhiều hơn các vấn đề dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.
Trà Mi: Ông vừa nhắc tới “môi trường mới, thuận lợi mới”, ông có thể nói rõ chi tiết hơn về những điểm này?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Gần đây có sự quan tâm rất mới của chính quyền Bush đối với vấn đề dân chủ-nhân quyền nói chung và tại Việt Nam nói riêng, biểu hiện qua những lời tuyên bố của ông ấy trước tượng đài chống Phát-xít ở Tiệp Khắc, qua buổi tiếp đón của ông với đại biểu các tổ chức chính trị của người Việt tại Hoa Kỳ. Thêm vào đó là thái độ rất cương quyết của Hạ Viện Mỹ chuẩn bị thông qua “Đạo luật nhân quyền Việt Nam” với những hứa hẹn sẽ có sự tăng cường viện trợ cho các hoạt động dân chủ ở Việt Nam.
Tôi nghĩ, trong một môi trường mới như vậy, cộng với quan điểm và những lời tuyên bố rõ rệt của chính ông Michalak, hy vọng các vấn đề đấu tranh cho tự do chính trị, tự do tôn giáo tại Việt Nam trong nhiệm kỳ của ông Michalak sẽ diễn tiến tốt đẹp hơn nữa.
Trà Mi: Là người có quan tâm, tìm hiểu về tình hình đất nước, về thời cuộc, cũng như quan hệ Việt-Mỹ, qua những gì ông đọc được, nghe được về vị tân đại sứ Hoa Kỳ, ông có nhận xét như thế nào về ông Michael Michalak?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Với những tin tức là trước khi ông sang Việt Nam, ông đã có một loạt các động tác chuẩn bị tích cực, trong đó có cuộc họp mặt của ông và một số quan chức Hoa Kỳ tại nhà bác sĩ Nguyễn Quốc Quân để ông tìm hiểu tình hình Việt Nam thông qua ý kiến của người Việt ở nước ngoài.
Ông tìm hiểu nhận thức của họ và những yêu cầu của họ đối với ông khi ông sang làm đại sứ tại Việt Nam. Riêng những việc đó đã khiến người ta thấy rằng ông đại sứ Michalak là một người sâu sắc, cụ thể, và có sự quan tâm thực sự đến tình hình xã hội, tình hình đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền ở Việt Nam.
Những đặc điểm đáng lưu ý
Trà Mi: Nếu so sánh giữa tân đại sứ Michael Michalak với cựu đại sứ Michael Marine, theo nhận xét riêng của ông, có những đặc điểm gì đáng lưu ý?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Trước đây, ông Michael Marine, trong nhiệm kỳ của mình, ông đã đóng góp rất nhiều cho sự xích lại gần nhau giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Và ông cũng là người rất sâu sát với tình hình Việt Nam. Ông cho biết trong 64 tỉnh thành, ông đã đến được hơn 2/3 số tỉnh thành tại Việt Nam. Ông ấy đi khắp nơi, lên cả Tây Nguyên. Như vậy, người ta thấy sự làm việc của các quan chức Hoa Kỳ, của những đại sứ tại Việt Nam đã thực sự sâu sát, để mỗi ngày nắm được tình hình cụ thể hơn.
Nay, ông Michael Michalak, trước khi lên đường sang Việt Nam, đã có cuộc hội họp mà trước đây ông Marine chưa làm, tức là thăm dò ý kiến những người Việt ở nước ngoài, các hội đoàn, các chức sắc tôn giáo của người Việt ở Hoa Kỳ cho nên người ta còn kỳ vọng rằng ông Michalak sẽ có tinh thần cầu thị hơn, có mối quan tâm sâu sắc hơn, và có tinh thần trách nhiệm hơn nữa đối với sự phát triển kinh tế của xã hội Việt Nam nói chung, và sự phát triển các quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, và nhân quyền tại Việt Nam, nói riêng.
Trà Mi: Dĩ nhiên mỗi khi có một bộ máy làm việc mới, mọi người đều kỳ vọng những tiến triển mới mẻ hơn, tích cực hơn, lạc quan hơn. Thế nhưng chắc chúng ta vẫn chưa quên là dưới nhiệm kỳ của cựu đại sứ Michael Marine, mỗi khi ông bày tỏ quan ngại đến tình hình nhân quyền của Việt Nam thì liền bị Hà Nội phê phán là can thiệp vào chuyện nội bộ.
Trong khi đó cũng có nhiều người lại chỉ trích rằng ông Marine đã không có những hoạt động, biểu hiện gì cụ thể giúp cải thiện tình hình nhân quyền Việt Nam. Với cương vị một người đại sứ, đứng trước nhiều luồng dư luận và áp lực khác nhau, như vậy liệu đại sứ Michalak có điều kiện nào thuận lợi hơn để đem lại một sự đột phá như mọi người kỳ vọng hay không, hay là ông ta cũng sẽ gặp những khó khăn, trở ngại tương tự? Quan điểm cá nhân của ông về điểm này ra sao?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Mong ước của xã hội, của quảng đại nói chung, bao giờ cũng rất lớn, mà khả năng đáp ứng cụ thể, dù có lớn mấy, cũng không thể thoả mãn được mong ước của quảng đại. Tôi nghĩ trong hoàn cảnh đầy rẫy những khó khăn mà ông Michael Marine đã làm được những điều như vậy thì cũng đã rất khá. Nay, tôi kỳ vọng vì thấy ông Michalak có những biểu hiện mới tích cực hơn.
Ông Michalak còn tuyên bố rõ rệt hơn ông Marine. Các vấn đề về tự do ngôn luận, tự do chính trị, ông ấy đặt tầm ngang hoặc có khi vượt trội hơn những vấn đề về kinh tế. Các vấn đề nhân quyền, ông Michalak biểu lộ sự quan tâm vượt trội hơn so với ông Marine. Ngay trong lĩnh vực giáo dục, ông đã có tuyên bố là sẽ cố gắng tăng gấp đôi, gấp ba số học bổng dành cho nghiên cứu sinh Việt Nam sang Hoa Kỳ.
Như vậy, chắc là có một tín hiệu nào đấy cho phép ông Michalak có thể hoạt động hữu hiệu hơn ông Marine. Cho nên, chúng tôi rất mong và tin rằng ông Michalak sẽ làm được những việc tốt đẹp, gặt hái những thắng lợi lớn hơn ông Marine.
Quan hệ Trung Quốc – Việt Nam
Trà Mi: Ông Michalak được biết đến như một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc. Liệu chúng ta có thể hy vọng những kinh nghiệm đó có thể giúp ích gì chăng khi ông làm đại sứ ở Việt Nam?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi có ghi nhận một điều. Trong buổi hội họp của ông Michalak với những người Việt Nam ở Hoa Kỳ trước khi bay sang Hà Nội nhận nhiệm vụ, có một câu hỏi đặt ra với ông rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc, Hoa Kỳ chọn nước nào làm bạn? Ông Michalak cười lớn và đáp rằng ông chọn cả hai, vì ông cho rằng cả hai đều rất quan trọng cho Hoa Kỳ. Đây không phải là một vấn đề ngoại giao hay vấn đề chính trị một cách chung chung, mà có lẽ đây là nhận thức thật sự của ông Michalak.
Ai cũng biết rằng trước mắt, Hoa Kỳ rất bận rộn, và thậm chí là còn hơi bối rối, đối với một số tình hình như vấn đề khủng bố. Tuy nhiên, tôi cho rằng đấy dù sao cũng chỉ là mối quan tâm chiến thuật. Còn mối quan tâm chiến lược phải là quan tâm đến đối tác cạnh tranh với Hoa Kỳ, tức là Trung Quốc. Cần làm thế nào kiềm giữ Trung Quốc chỉ ở vị trí đối tác cạnh tranh, chứ không thể là đối thủ ngang mặt và nguy hiểm cho Hoa Kỳ được.
Những người chính khách có tầm nhìn xa phải thấy đó mới là mối quan tâm lớn trường cửu. Và trong mối quan tâm đến Trung Quốc, để giải quyết được vấn đề Trung Quốc, thì vị trí địa chính trị của Việt Nam đóng góp một phần rất quan trọng. Hoa Kỳ có thể sử dụng làm đối sách để giải quyết các vấn đề trong mối tương quan đối sách của Hoa Kỳ với Trung Quốc.
Những nguyện vọng
Trà Mi: Nếu có cơ hội đại diện cho những người đấu tranh, bảo vệ, ủng hộ dân chủ tại Việt Nam đề đạt nguyện vọng và những đề nghị cụ thể nhất đối với tân đại sứ Michael Michalak, thì ông sẽ nói gì?
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang: Tôi mong rằng tân đại sứ Michalak hãy không chỉ là suy nghĩ và phát biểu bằng lời nói, mà trong hành động cụ thể phải làm sao quan tâm, giải quyết được những vấn đề đấu tranh cho Việt Nam có tự do chính trị, mà hàng đầu của tự do chính trị là tự do ngôn luận và những vấn đề sau đó là tự do tôn giáo.
Những cái đó phải được xem là chìa khoá, là chốt mà giải quyết vấn đề Việt Nam có phát triển được một cách lành mạnh không, có trở thành được một đồng minh chiến lược của người bạn thân thiết, lâu dài, vững chắc của Hoa Kỳ không. Vấn đề không chỉ là quan tâm giúp Việt Nam về giáo dục, công nghệ, kinh tế, mà vấn đề có tính chất chi phối, quyết định lại là giải quyết tình hình dân chủ, nhân quyền Việt Nam.
Bởi lẽ trong thời gian vừa qua, trong sự nghiệp đổi mới, nhà cầm quyền Việt Nam đã giải quyết được tương đối khá một số vấn đề về phát triển kinh tế, nhưng bây giờ, sự phát triển kinh tế đó cũng không vững chắc và có nhiều nguy cơ bùng nổ vì các hiểm hoạ như tham nhũng, ức hiếp người dân dẫn đến biểu tình ngày càng đông người; từ đấy các nguy cơ bùng nổ của xã hội có cơ hội phát triển.
Cho nên, nếu không quan tâm đầy đủ đến vấn đề dân chủ-nhân quyền Việt Nam thì sẽ có nguy cơ không xa về sự bùng nổ xã hội, và nó sẽ tàn phá sự phát triển của kinh tế. Trong chừng mực đó, Việt Nam không thể là một người bạn bền vững và không thể thành một người bạn chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng Đông Nam Á này.
Trà Mi: Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thời gian ông đã dành cho cuộc phỏng vấn này.
Trà Mi thực hiện
Nguồn: RFA, ngày 24 tháng 8 năm 2007
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét