“…VN sẽ có dân chủ. Đây là tiến trình phát triển của xã hội, là bánh xe của lịch sử luôn tiến về phía trước mà không ai có thể ngăn cản được. Vấn đề là thời gian và ý thức dân chủ của mỗi người trong chúng ta…”
Bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của ông Nguyễn Gia Kiểng đã ra đời rất đúng lúc. Đã 32 năm trôi qua, phong trào dân chủ cần “xét lại” bản thân để tiến lên hay vẫn cứ tình trạng như cũ? Như cũ ở đây không phải là “phong trào dân chủ” dậm chân tại chỗ, nó vẫn tiến, nhưng rất chậm và rất tiệm tiến. Bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng như là một cuộc “đại phẫu” một vết thương đã tồn tại suốt 32 năm qua, đó là những yếu kém của phong trào dân chủ. Cuộc đại phẫu này đã làm nhiều người, nhiều tổ chức rất “đau”, nhưng không vì thế mà chúng ta tránh né nó. Hãy mạnh dạn và sáng suốt để phân tích những “yếu điểm” đó, một lần cho mãi mãi sau này. Vết thương dù có đau nhưng rồi sẽ lành, còn hơn cứ để nó âm ỉ trong cơ thể.
Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân chủ trong suốt thời gian qua đó là chạy theo các “biến cố”. Tất nhiên khai thác các biến cố có lợi cho dân chủ là việc cần làm, thế nhưng quan trọng nhất là việc xây dựng một “tổ chức” đối lập dân chủ hùng mạnh đã không được chú trọng và nhận được sự quan tâm cần thiết. Xây dựng một “dự án” cho tương lai và “xây dựng” một tổ chức chính trị có tầm cỡ là việc làm rất cần nhiều thời gian và sự bền bỉ của rất nhiều người có tâm với đất nước. Đây là công việc cần có thời gian, sự bền bỉ và một tấm lòng trung kiên. Thế nhưng rất tiếc không phải ai cũng chia sẻ và có đủ sáng suốt, sự kiên nhẫn để theo đuổi mục đích này.
Phong trào đấu tranh cho một nước VN dân chủ là một cuộc cách mạng thật sự vì nó thay đổi hoàn toàn triết lý cai trị (của nhà cầm quyền) lẫn phong cách hành xử (của người dân), vì vậy, cho dù nó diễn ra hòa bình, bất bạo động thì nó vẫn mang đầy đủ trong mình mọi tính chất của một cuộc “cách mạng”, và đây sẽ là một cuộc “cách mạng” lớn nhất, vĩ đại nhất, và đương nhiên sẽ là khó khăn nhất. Nếu thành công thì đất nước và dân tộc VN sẽ bước sang một trang sử mới, đó là VN sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu thất bại thì VN sẽ mãi mãi tụt hậu và mãi mãi nằm trong danh sách các nước thuộc “thế giới thứ Ba”.
Chúng ta phải nhận thức một điều, dù “xã hội dân chủ” là đích đến của nhân loại nhưng không phải dân tộc nào cũng đạt đến được. Rất nhiều nước vẫn còn sống trong cảnh độc tài và kém phát triển. Nguyên nhân chính nằm ở những khiếm khuyết trong “văn hóa tổ chức xã hội” của nhà cầm quyền và chính dân tộc đó. VN cũng không là ngoại lệ, hết phong kiến, đến thực dân rồi đến cộng sản, dân tộc VN phải gánh chịu một di sản hết sức nặng nề của quá khứ. Suốt chiều dài lịch sử, cuộc sống và sinh hoạt của người dân VN luôn bị áp đặt bởi ý muốn của nhà cầm quyền, người dân VN chưa bao giờ được tự do lựa chọn cho mình người lãnh đạo và quản lý đất nước.
Cuộc cách mạng dân chủ thành công sẽ thay đổi “thói quen” đã từ hằng nghìn năm của dân tộc VN, thay vì áp đặt ý chí của nhà cầm quyền lên toàn bộ sinh hoạt xã hội và cuộc sống của người dân, một chế độ dân chủ trong tương lai, thay vì áp đặt, sẽ đưa ra các giải pháp và mô hình quản lý xã hội theo hướng văn minh và hội nhập các tiêu chuẩn của thế giới. Chế độ dân chủ sẽ phải trình bày, phân tích và thuyết phục người dân chấp nhận mô hình đó. Khi đa số người dân hiểu và đồng tình với các giải pháp đó thì sẽ tạo ra được một sự đồng thuận rất lớn trong toàn xã hội và chỉ khi đó người dân mới thật sự làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước mình.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng dân chủ rất cần cho xã hội VN. VN phải có dân chủ! Nhưng làm thế nào để VN có được dân chủ thì lại không hề đơn giản! Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng phải “đối thoại” với cộng sản, vì mẫu số chung là một nước VN phồn thịnh và phát triển. Thế nhưng giả sử rằng chính quyền cộng sản VN muốn “đối thoại” với lực lượng dân chủ đối lập thì ai, tổ chức nào có đủ điều kiện và sức mạnh để nói chuyện với họ? Một sự thực mà ai cũng thấy là phong trào dân chủ chưa có một tổ chức nào (trong hay ngoài nước) đủ mạnh và đủ lớn để trở thành một “đối lập” thực sự cạnh tranh với cộng sản! Và một khi đối lập dân chủ chưa có sự thống nhất và chưa có đủ sức mạnh thì mọi cuộc “đối thoại” sẽ đi vào bế tắc, bởi một lẽ rất đơn giản là “chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” và kẻ mạnh thì luôn áp đặt kẻ yếu.
Muốn “đối thoại” sòng phẳng và có kết quả với cộng sản thì đối lập dân chủ ít nhất phải gần “ngang cơ” với họ. Ít nhất chúng ta phải có một tổ chức hùng mạnh, thống nhất và có khả năng hiệu triệu được quần chúng. Ai và tổ chức nào sẽ làm được điều đó? Đâu là giải pháp cho VN dân chủ? Theo tôi, có một tổ chức có thể làm được điều đó và tất nhiên phải được nhiều người ủng hộ hơn nữa đó là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN).
Muốn xây dựng một ngôi nhà, một công trình hay một thành phố thì điều đầu tiên phải làm đó là vẽ bản thiết kế và bản thiết kế đó phải được mọi người đồng tình, hưởng ứng. Một tổ chức chính trị muốn mình là giải pháp thay thế trong tương lai thì cũng phải đưa ra được một “tư tưởng”, một “lộ trình” để thuyết phục người dân. THDCĐN là tổ chức chính trị duy nhất làm được điều đó, tư tưởng chủ đạo của THDCĐN là “Bất bạo động, hòa giải dân tộc và đa nguyên về chính trị”. Lộ trình dân chủ của THDCĐN được trình bày với quốc dân đồng bào qua Dự án chính trị dân chủ đa nguyên Thành Công Thế Kỷ 21. Sau khi đã chuẩn bị xong phần “thiết kế”, THDCĐN đã bắt tay vào việc rất hệ trọng, rất cần nhiều thời gian và công sức đó là “Xây dựng tổ chức”. Đây là việc không thể không làm trong bất kỳ một cuộc cách mạng nào. Bất cứ một tổ chức chính trị nào không chú trọng công việc này thì không sớm thì muộn cũng phải gánh chịu sự thất bại thảm hại. Làm cách mạng khác với chơi “xổ số”, không thể trông chờ vào may rủi được. Làm cách mạng cũng không thể theo lối “nhân sĩ”, một cá nhân tài giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không bao giờ làm được trò trống gì, “mãnh hổ nan địch quần hổ” là như vậy.
Nhân đây cũng xin phép được nhắc lại một thất bại của tiền nhân làm cách mạng theo kiểu “nhân sĩ”. Đó là trường hợp của cụ Trần Trọng Kim. Cụ là một học giả, một sử gia và là một nhà ái quốc đáng kính. Do lịch sử đưa đẩy bởi các biến cố quốc tế mà cụ đã được vời đứng ra thành lập chính phủ, dù cụ rất cố gắng và liêm khiết nhưng các vị bộ trưởng trong chính phủ của cụ (dù rất giỏi nhưng) không có sự đoàn kết và nhất trí (vì không cùng một tổ chức) nên không tìm được tiếng nói chung. Chính phủ của cụ đã nhanh chóng sụp đổ và nhường chiến thắng cho cộng sản (lúc đó gọi là Việt Minh). Trong hồi ký của mình cụ đã cho chúng ta thấy mối nguy hại của Việt minh nhưng cụ phải thua vì cụ không có tổ chức trong khi đó Việt minh là một tổ chức có sự đoàn kết và hành động rất dứt khoát.
Nói như vậy để chúng ta thấy được rằng việc xây dựng tổ chức có một ý nghĩa lớn lao và quan trọng như thế nào! Nhân cuộc tranh luận xung quanh bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”, tôi đã dành nhiều thời gian đọc lại các bài viết gần đây của ông Nguyễn Gia Kiểng (ví dụ: “Quyết tâm và sáng suốt-Điểm đoạn tuyệt đã tới”, “2007: Làm gì để thắng?”, “Tâm niệm trước một hiệp đấu mới”, “Đoạn tuyệt với tinh thần Phan Bội Châu”, và “Chọn lựa giữa vận động quần chúng và chính trị xa lông”...) Tôi (kinh ngạc) nhận ra rằng ông là một người có viễn kiến, một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng hàng đầu của VN. Nếu phong trào dân chủ làm theo những gì ông đề nghị thì có lẽ diện mạo của phong trào dân chủ ngày này đã hoàn toàn khác.
Tất nhiên đọc đến đây sẽ có người không đồng tình với tôi, điều đó không có gì là ngạc nhiên vì cuộc sống vốn là đa nguyên. Và cũng nhân đây tôi xin đề cập đến một cái nhìn, một sự xét lại rất thiết thực và cơ bản, đó là mỗi người trong chúng ta là ai? Phong trào dân chủ bao hàm một phạm vi rất lớn, gồm những người thực sự dấn thân cho dân chủ (những người có tham vọng là giải pháp cho tương lai, muốn và có khả năng thay thế đảng cộng sản, hay gọi một cách dễ hiểu là “những cầu thủ chuyên nghiệp”) và phong trào dân chủ cũng bao gồm cả những người có cảm tình, ủng hộ cho dân chủ, họ hiểu và cổ vũ cho dân chủ nhưng không tham gia hoạt động chính trị (những người này chỉ được nhìn nhận như là “quần chúng” hoặc “cổ động viên” mà thôi). Khi có sự nhìn nhận như vậy thì mỗi người sẽ ý thức được việc làm và lời nói của mình hơn. Bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” được hiểu như là một “bài viết chuyên ngành” dành riêng cho các “cầu thủ chuyên nghiệp” chứ không dành cho “cổ động viên”. Đành rằng không thể thiếu được các “cổ động viên” trong các trận đấu, nhưng dù “cổ động viên” có nhiệt tình và hưng phấn đến đâu cũng không thể đưa bóng vào lưới được. Làm nên chiến thắng là do các cầu thủ, chứ không phải là cổ động viên. Và một người chơi bóng rất giỏi nhưng không tham gia đội bóng nào thì cũng nhìn nhận họ như là “cổ động viên”. Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng một “tiến sĩ về chính trị học” nhưng không có tham vọng và không tham gia vào một tổ chứ nào thì cũng chỉ là “quần chúng”, tôi đồng ý với quan điểm này.
Như vậy nếu một người thực sự dấn thân cho phong trào dân chủ thì người đó phải tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn, đoàn kết và có quyết tâm cao. Tất nhiên khi tham gia vào một tổ chức chính trị, hay bất cứ một tổ chức nào (hay đơn giản nhất là lấy vợ thì bạn sẽ phải hy sinh một số thói quen thường ngày), phải chấp nhận sự chỉ trích của tổ chức (hay sự phàn nàn, kêu ca của các bà vợ), tất nhiên là nhiều lúc sẽ rất khó chịu, nhưng nếu bạn chấp nhận và vượt qua được thì bạn sẽ “nên người”.
Đến đây sẽ có người thắc mắc, tại sao ông Nguyễn Gia Kiểng và THDCĐN chưa thành công? Tôi nghĩ rằng phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn được. Một phong trào, một cuộc cách mạng, một tổ chức cần có đủ thời gian để phôi thay và mọc mầm rồi mới đến kỳ thu hoạch. Ông Nguyễn Gia Kiểng ví nó như người làm ruộng, phải cày cấy, chăm bón rồi mới có ngày gặt hái. Một lý do nữa khiến THDCĐN không phát triển mạnh mẽ (như chúng ta muốn) đó là do sự thờ ơ của chúng ta, của người dân VN nói chung và cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng. Chúng ta dễ dàng xúc động vì những khó khăn về cuộc sống hiện tại của những nhà dân chủ trong nước đang bị chính quyền xách nhiễu hơn là đóng góp công sức và tâm trí cho một tổ chức chính trị lành mạnh. Tâm lý chạy theo các biến cố vẫn rất mạnh trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đó là những đặc tính chung của văn hóa người Việt, có thay đổi được thói quen và tập tục này chúng ta mới mong ngày VN có dân chủ. Dân chủ cũng cần phải học, vấn đề là học ở đâu? Bắt đầu từ khi nào? Chúng ta đã thực sự quen với cách thức sinh hoạt dân chủ chưa? Đó là những câu hỏi rất ưu tư và đầy trách nhiệm mà ông Trần Bảo Lộc (Lâm Đồng) vừa đưa ra trong bài viết mới nhất của mình. Một lý do nữa mà tôi đã nói ở trên đó là THDCĐN là một tổ chức chính trị dân chủ, nên không muốn áp đặt ý chí của mình lên mọi người mà thay vào đó là sự thuyết phục mọi người cùng tham gia vào việc quản lý xã hội, thực sự làm chủ cuộc đời và vận mệnh của mình, của tổ quốc mình...Vì vậy THDCĐN cần có sự hậu thuẫn và ủng hộ của toàn thể đồng bào VN trong cũng như ngoài nước.
Một cuộc “tiểu phẫu” cũng gây ra đau đớn huống gì một cuộc “đại phẫu” như bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”, sẽ có những mất mát, sẽ có những “hy sinh” nhưng thiết nghĩ đó là một sự đào thải bắt buộc. Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương và thời gian sẽ cho chúng ta ngẫm nghĩ mọi điều đúng sai, phải quấy trong cuộc đời. Sau cuộc đại phẫu này hy vọng THDCĐN và phong trào dân chủ sẽ có một cơ thể cường tráng để cạnh tranh lành mạnh với đảng cộng sản. Chúng ta sẽ thay đổi một thói quen của 4000 năm lịch sử đó là thay vì chịu đựng, là tiếng nói của lương tâm chúng ta sẽ là chủ nhân của đất nước, sẽ là giải pháp của tương lai.
Có thể 5, 10, 15 hay...50 năm nữa VN mới có dân chủ, cái đó tùy thuộc vào sự dấn thân của mọi người dân VN, đặc biệt là tầng lớp trí thức VN. Có một điều mà tôi tin chắc rằng VN sẽ có dân chủ. Đây là tiến trình phát triển của xã hội, là bánh xe của lịch sử luôn tiến về phía trước mà không ai có thể ngăn cản được. Vấn đề là thời gian và ý thức dân chủ của mỗi người trong chúng ta.
Muốn có ngày đó thì ngay bây giờ “đối lập dân chủ” phải chú trọng việc “xây dựng tổ chức”, một tổ chức chính trị lành mạnh, hùng mạnh và đoàn kết. Một câu nói nổi tiếng của một người cách mạng chuyên nghiệp là Lênin mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là “trong phong trào cách mạng có ba vấn đề: Tổ chức, tổ chức và tổ chức”. Xin gửi câu nói này đến tất cả mọi người đang ngày đêm trằn trọc và ưu tư cho vận mệnh của đất nước.
Việt Hoàng
Bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” của ông Nguyễn Gia Kiểng đã ra đời rất đúng lúc. Đã 32 năm trôi qua, phong trào dân chủ cần “xét lại” bản thân để tiến lên hay vẫn cứ tình trạng như cũ? Như cũ ở đây không phải là “phong trào dân chủ” dậm chân tại chỗ, nó vẫn tiến, nhưng rất chậm và rất tiệm tiến. Bài viết của ông Nguyễn Gia Kiểng như là một cuộc “đại phẫu” một vết thương đã tồn tại suốt 32 năm qua, đó là những yếu kém của phong trào dân chủ. Cuộc đại phẫu này đã làm nhiều người, nhiều tổ chức rất “đau”, nhưng không vì thế mà chúng ta tránh né nó. Hãy mạnh dạn và sáng suốt để phân tích những “yếu điểm” đó, một lần cho mãi mãi sau này. Vết thương dù có đau nhưng rồi sẽ lành, còn hơn cứ để nó âm ỉ trong cơ thể.
Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân chủ trong suốt thời gian qua đó là chạy theo các “biến cố”. Tất nhiên khai thác các biến cố có lợi cho dân chủ là việc cần làm, thế nhưng quan trọng nhất là việc xây dựng một “tổ chức” đối lập dân chủ hùng mạnh đã không được chú trọng và nhận được sự quan tâm cần thiết. Xây dựng một “dự án” cho tương lai và “xây dựng” một tổ chức chính trị có tầm cỡ là việc làm rất cần nhiều thời gian và sự bền bỉ của rất nhiều người có tâm với đất nước. Đây là công việc cần có thời gian, sự bền bỉ và một tấm lòng trung kiên. Thế nhưng rất tiếc không phải ai cũng chia sẻ và có đủ sáng suốt, sự kiên nhẫn để theo đuổi mục đích này.
Phong trào đấu tranh cho một nước VN dân chủ là một cuộc cách mạng thật sự vì nó thay đổi hoàn toàn triết lý cai trị (của nhà cầm quyền) lẫn phong cách hành xử (của người dân), vì vậy, cho dù nó diễn ra hòa bình, bất bạo động thì nó vẫn mang đầy đủ trong mình mọi tính chất của một cuộc “cách mạng”, và đây sẽ là một cuộc “cách mạng” lớn nhất, vĩ đại nhất, và đương nhiên sẽ là khó khăn nhất. Nếu thành công thì đất nước và dân tộc VN sẽ bước sang một trang sử mới, đó là VN sẽ sánh vai với các cường quốc năm châu. Nếu thất bại thì VN sẽ mãi mãi tụt hậu và mãi mãi nằm trong danh sách các nước thuộc “thế giới thứ Ba”.
Chúng ta phải nhận thức một điều, dù “xã hội dân chủ” là đích đến của nhân loại nhưng không phải dân tộc nào cũng đạt đến được. Rất nhiều nước vẫn còn sống trong cảnh độc tài và kém phát triển. Nguyên nhân chính nằm ở những khiếm khuyết trong “văn hóa tổ chức xã hội” của nhà cầm quyền và chính dân tộc đó. VN cũng không là ngoại lệ, hết phong kiến, đến thực dân rồi đến cộng sản, dân tộc VN phải gánh chịu một di sản hết sức nặng nề của quá khứ. Suốt chiều dài lịch sử, cuộc sống và sinh hoạt của người dân VN luôn bị áp đặt bởi ý muốn của nhà cầm quyền, người dân VN chưa bao giờ được tự do lựa chọn cho mình người lãnh đạo và quản lý đất nước.
Cuộc cách mạng dân chủ thành công sẽ thay đổi “thói quen” đã từ hằng nghìn năm của dân tộc VN, thay vì áp đặt ý chí của nhà cầm quyền lên toàn bộ sinh hoạt xã hội và cuộc sống của người dân, một chế độ dân chủ trong tương lai, thay vì áp đặt, sẽ đưa ra các giải pháp và mô hình quản lý xã hội theo hướng văn minh và hội nhập các tiêu chuẩn của thế giới. Chế độ dân chủ sẽ phải trình bày, phân tích và thuyết phục người dân chấp nhận mô hình đó. Khi đa số người dân hiểu và đồng tình với các giải pháp đó thì sẽ tạo ra được một sự đồng thuận rất lớn trong toàn xã hội và chỉ khi đó người dân mới thật sự làm chủ cuộc đời mình, làm chủ đất nước mình.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng dân chủ rất cần cho xã hội VN. VN phải có dân chủ! Nhưng làm thế nào để VN có được dân chủ thì lại không hề đơn giản! Chúng ta vẫn thường nghe nói rằng phải “đối thoại” với cộng sản, vì mẫu số chung là một nước VN phồn thịnh và phát triển. Thế nhưng giả sử rằng chính quyền cộng sản VN muốn “đối thoại” với lực lượng dân chủ đối lập thì ai, tổ chức nào có đủ điều kiện và sức mạnh để nói chuyện với họ? Một sự thực mà ai cũng thấy là phong trào dân chủ chưa có một tổ chức nào (trong hay ngoài nước) đủ mạnh và đủ lớn để trở thành một “đối lập” thực sự cạnh tranh với cộng sản! Và một khi đối lập dân chủ chưa có sự thống nhất và chưa có đủ sức mạnh thì mọi cuộc “đối thoại” sẽ đi vào bế tắc, bởi một lẽ rất đơn giản là “chân lý luôn thuộc về kẻ mạnh” và kẻ mạnh thì luôn áp đặt kẻ yếu.
Muốn “đối thoại” sòng phẳng và có kết quả với cộng sản thì đối lập dân chủ ít nhất phải gần “ngang cơ” với họ. Ít nhất chúng ta phải có một tổ chức hùng mạnh, thống nhất và có khả năng hiệu triệu được quần chúng. Ai và tổ chức nào sẽ làm được điều đó? Đâu là giải pháp cho VN dân chủ? Theo tôi, có một tổ chức có thể làm được điều đó và tất nhiên phải được nhiều người ủng hộ hơn nữa đó là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên (THDCĐN).
Muốn xây dựng một ngôi nhà, một công trình hay một thành phố thì điều đầu tiên phải làm đó là vẽ bản thiết kế và bản thiết kế đó phải được mọi người đồng tình, hưởng ứng. Một tổ chức chính trị muốn mình là giải pháp thay thế trong tương lai thì cũng phải đưa ra được một “tư tưởng”, một “lộ trình” để thuyết phục người dân. THDCĐN là tổ chức chính trị duy nhất làm được điều đó, tư tưởng chủ đạo của THDCĐN là “Bất bạo động, hòa giải dân tộc và đa nguyên về chính trị”. Lộ trình dân chủ của THDCĐN được trình bày với quốc dân đồng bào qua Dự án chính trị dân chủ đa nguyên Thành Công Thế Kỷ 21. Sau khi đã chuẩn bị xong phần “thiết kế”, THDCĐN đã bắt tay vào việc rất hệ trọng, rất cần nhiều thời gian và công sức đó là “Xây dựng tổ chức”. Đây là việc không thể không làm trong bất kỳ một cuộc cách mạng nào. Bất cứ một tổ chức chính trị nào không chú trọng công việc này thì không sớm thì muộn cũng phải gánh chịu sự thất bại thảm hại. Làm cách mạng khác với chơi “xổ số”, không thể trông chờ vào may rủi được. Làm cách mạng cũng không thể theo lối “nhân sĩ”, một cá nhân tài giỏi đến đâu mà không có tổ chức thì cũng không bao giờ làm được trò trống gì, “mãnh hổ nan địch quần hổ” là như vậy.
Nhân đây cũng xin phép được nhắc lại một thất bại của tiền nhân làm cách mạng theo kiểu “nhân sĩ”. Đó là trường hợp của cụ Trần Trọng Kim. Cụ là một học giả, một sử gia và là một nhà ái quốc đáng kính. Do lịch sử đưa đẩy bởi các biến cố quốc tế mà cụ đã được vời đứng ra thành lập chính phủ, dù cụ rất cố gắng và liêm khiết nhưng các vị bộ trưởng trong chính phủ của cụ (dù rất giỏi nhưng) không có sự đoàn kết và nhất trí (vì không cùng một tổ chức) nên không tìm được tiếng nói chung. Chính phủ của cụ đã nhanh chóng sụp đổ và nhường chiến thắng cho cộng sản (lúc đó gọi là Việt Minh). Trong hồi ký của mình cụ đã cho chúng ta thấy mối nguy hại của Việt minh nhưng cụ phải thua vì cụ không có tổ chức trong khi đó Việt minh là một tổ chức có sự đoàn kết và hành động rất dứt khoát.
Nói như vậy để chúng ta thấy được rằng việc xây dựng tổ chức có một ý nghĩa lớn lao và quan trọng như thế nào! Nhân cuộc tranh luận xung quanh bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”, tôi đã dành nhiều thời gian đọc lại các bài viết gần đây của ông Nguyễn Gia Kiểng (ví dụ: “Quyết tâm và sáng suốt-Điểm đoạn tuyệt đã tới”, “2007: Làm gì để thắng?”, “Tâm niệm trước một hiệp đấu mới”, “Đoạn tuyệt với tinh thần Phan Bội Châu”, và “Chọn lựa giữa vận động quần chúng và chính trị xa lông”...) Tôi (kinh ngạc) nhận ra rằng ông là một người có viễn kiến, một nhà cách mạng, một nhà tư tưởng hàng đầu của VN. Nếu phong trào dân chủ làm theo những gì ông đề nghị thì có lẽ diện mạo của phong trào dân chủ ngày này đã hoàn toàn khác.
Tất nhiên đọc đến đây sẽ có người không đồng tình với tôi, điều đó không có gì là ngạc nhiên vì cuộc sống vốn là đa nguyên. Và cũng nhân đây tôi xin đề cập đến một cái nhìn, một sự xét lại rất thiết thực và cơ bản, đó là mỗi người trong chúng ta là ai? Phong trào dân chủ bao hàm một phạm vi rất lớn, gồm những người thực sự dấn thân cho dân chủ (những người có tham vọng là giải pháp cho tương lai, muốn và có khả năng thay thế đảng cộng sản, hay gọi một cách dễ hiểu là “những cầu thủ chuyên nghiệp”) và phong trào dân chủ cũng bao gồm cả những người có cảm tình, ủng hộ cho dân chủ, họ hiểu và cổ vũ cho dân chủ nhưng không tham gia hoạt động chính trị (những người này chỉ được nhìn nhận như là “quần chúng” hoặc “cổ động viên” mà thôi). Khi có sự nhìn nhận như vậy thì mỗi người sẽ ý thức được việc làm và lời nói của mình hơn. Bài viết “Thời điểm của một xét lại bắt buộc” được hiểu như là một “bài viết chuyên ngành” dành riêng cho các “cầu thủ chuyên nghiệp” chứ không dành cho “cổ động viên”. Đành rằng không thể thiếu được các “cổ động viên” trong các trận đấu, nhưng dù “cổ động viên” có nhiệt tình và hưng phấn đến đâu cũng không thể đưa bóng vào lưới được. Làm nên chiến thắng là do các cầu thủ, chứ không phải là cổ động viên. Và một người chơi bóng rất giỏi nhưng không tham gia đội bóng nào thì cũng nhìn nhận họ như là “cổ động viên”. Ông Nguyễn Gia Kiểng cho rằng một “tiến sĩ về chính trị học” nhưng không có tham vọng và không tham gia vào một tổ chứ nào thì cũng chỉ là “quần chúng”, tôi đồng ý với quan điểm này.
Như vậy nếu một người thực sự dấn thân cho phong trào dân chủ thì người đó phải tham gia vào một tổ chức chính trị đứng đắn, đoàn kết và có quyết tâm cao. Tất nhiên khi tham gia vào một tổ chức chính trị, hay bất cứ một tổ chức nào (hay đơn giản nhất là lấy vợ thì bạn sẽ phải hy sinh một số thói quen thường ngày), phải chấp nhận sự chỉ trích của tổ chức (hay sự phàn nàn, kêu ca của các bà vợ), tất nhiên là nhiều lúc sẽ rất khó chịu, nhưng nếu bạn chấp nhận và vượt qua được thì bạn sẽ “nên người”.
Đến đây sẽ có người thắc mắc, tại sao ông Nguyễn Gia Kiểng và THDCĐN chưa thành công? Tôi nghĩ rằng phải có thời gian, không thể đốt cháy giai đoạn được. Một phong trào, một cuộc cách mạng, một tổ chức cần có đủ thời gian để phôi thay và mọc mầm rồi mới đến kỳ thu hoạch. Ông Nguyễn Gia Kiểng ví nó như người làm ruộng, phải cày cấy, chăm bón rồi mới có ngày gặt hái. Một lý do nữa khiến THDCĐN không phát triển mạnh mẽ (như chúng ta muốn) đó là do sự thờ ơ của chúng ta, của người dân VN nói chung và cộng đồng người Việt hải ngoại nói riêng. Chúng ta dễ dàng xúc động vì những khó khăn về cuộc sống hiện tại của những nhà dân chủ trong nước đang bị chính quyền xách nhiễu hơn là đóng góp công sức và tâm trí cho một tổ chức chính trị lành mạnh. Tâm lý chạy theo các biến cố vẫn rất mạnh trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Đó là những đặc tính chung của văn hóa người Việt, có thay đổi được thói quen và tập tục này chúng ta mới mong ngày VN có dân chủ. Dân chủ cũng cần phải học, vấn đề là học ở đâu? Bắt đầu từ khi nào? Chúng ta đã thực sự quen với cách thức sinh hoạt dân chủ chưa? Đó là những câu hỏi rất ưu tư và đầy trách nhiệm mà ông Trần Bảo Lộc (Lâm Đồng) vừa đưa ra trong bài viết mới nhất của mình. Một lý do nữa mà tôi đã nói ở trên đó là THDCĐN là một tổ chức chính trị dân chủ, nên không muốn áp đặt ý chí của mình lên mọi người mà thay vào đó là sự thuyết phục mọi người cùng tham gia vào việc quản lý xã hội, thực sự làm chủ cuộc đời và vận mệnh của mình, của tổ quốc mình...Vì vậy THDCĐN cần có sự hậu thuẫn và ủng hộ của toàn thể đồng bào VN trong cũng như ngoài nước.
Một cuộc “tiểu phẫu” cũng gây ra đau đớn huống gì một cuộc “đại phẫu” như bài “Thời điểm của một xét lại bắt buộc”, sẽ có những mất mát, sẽ có những “hy sinh” nhưng thiết nghĩ đó là một sự đào thải bắt buộc. Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương và thời gian sẽ cho chúng ta ngẫm nghĩ mọi điều đúng sai, phải quấy trong cuộc đời. Sau cuộc đại phẫu này hy vọng THDCĐN và phong trào dân chủ sẽ có một cơ thể cường tráng để cạnh tranh lành mạnh với đảng cộng sản. Chúng ta sẽ thay đổi một thói quen của 4000 năm lịch sử đó là thay vì chịu đựng, là tiếng nói của lương tâm chúng ta sẽ là chủ nhân của đất nước, sẽ là giải pháp của tương lai.
Có thể 5, 10, 15 hay...50 năm nữa VN mới có dân chủ, cái đó tùy thuộc vào sự dấn thân của mọi người dân VN, đặc biệt là tầng lớp trí thức VN. Có một điều mà tôi tin chắc rằng VN sẽ có dân chủ. Đây là tiến trình phát triển của xã hội, là bánh xe của lịch sử luôn tiến về phía trước mà không ai có thể ngăn cản được. Vấn đề là thời gian và ý thức dân chủ của mỗi người trong chúng ta.
Muốn có ngày đó thì ngay bây giờ “đối lập dân chủ” phải chú trọng việc “xây dựng tổ chức”, một tổ chức chính trị lành mạnh, hùng mạnh và đoàn kết. Một câu nói nổi tiếng của một người cách mạng chuyên nghiệp là Lênin mà ông Nguyễn Gia Kiểng đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần đó là “trong phong trào cách mạng có ba vấn đề: Tổ chức, tổ chức và tổ chức”. Xin gửi câu nói này đến tất cả mọi người đang ngày đêm trằn trọc và ưu tư cho vận mệnh của đất nước.
Việt Hoàng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét