SÀI GÒN - Có người nói 500, có người nói 1,000, có người bảo gần 2,000 nông dân từ các tỉnh miền Tây lên Sài Gòn, ngồi trước tòa nhà Quốc Hội II, để khiếu kiện đòi lại đất bị chính quyền địa phương cưỡng đoạt. Cuộc khiếu kiện kéo dài từ 22 Tháng Sáu, đến 18 Tháng Bảy, 2007; gần một tháng. Nhiều “hiện tượng” lạ, rất lạ, xảy ra xung quanh cuộc khiếu kiện này.
Người ta “thấy” những điều không có. Và ngược lại, nhiều điều có mà người ta không “thấy.”
Người ta - giới truyền thông và các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.
Ngày 18 Tháng Bảy, 2007, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin: hơn 500 người lên Sài Gòn khiếu kiện đã về lại địa phương. Ngày hôm sau, 19 Tháng Bảy, Quốc Hội Việt Nam nhóm họp khóa 12 tại Hà Nội.
Chuyện rất lạ, người dân cả nước đặt câu hỏi: nông dân miền Tây lên Sài Gòn hồi nào? Không vào Sài Gòn thì sao lại có chuyện ra khỏi Sài Gòn, về quê? Gần một tháng, không một tờ báo, một đài tivi, một chương trình phát thanh nào tại Việt Nam đưa tin về việc nông dân rời nhà lên tỉnh để khiếu kiện. Thế rồi, đùng một cái, lại có tin truyền đi trên cả nước: Họ đã về quê!
Người dân quê lên Sài Gòn tụ lại ngay trước tòa nhà Quốc Hội II trên đường Hồ Văn Huê, thuộc quận Phú Nhuận. Cách tòa nhà này không xa là hai tờ báo Tuổi Trẻ và Bảo Vệ Pháp Luật.
Báo Tuổi Trẻ vẫn ra báo đều đặn, truyền thông Sài Gòn vẫn làm việc đều đặn, Bảo Vệ Pháp Luật vẫn tiếp tục bảo vệ pháp luật. Nhưng hiện tượng cả ngàn người nông dân, bỏ ruộng, xa vườn, lên ăn nằm trên lề đường Sài Gòn, thì không hề được đưa lên mặt báo.
Không một phóng viên nào thấy? Không một tờ báo nào thấy? Lạ thật, kéo dài gần một tháng, với cả ngàn người đứng ngồi lô nhô ngay trên mặt lộ, mà chẳng phóng viên nào thấy?
Phóng viên không phải là người duy nhất không thấy. Cả những đại biểu Quốc Hội cũng không thấy.
Không một đại biểu Quốc Hội nào có mặt với người “dân mình” khi họ đội mưa và nắng Sài Gòn kêu oan. Phiên khai mạc khóa họp 12 Quốc Hội được tổ chức rầm rộ tại Hà Nội. Ông Nông Ðức Mạnh cao giọng: “Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.” Các đại biểu Quốc Hội kiêu hãnh ngẩng cao đầu nghe báo cáo: “Tăng trưởng kinh tế có thể vượt mức Quốc Hội giao.”
Ở Sài Gòn, người nông dân vẫn ngồi, rất thấp.
Ở Sài Gòn, người nông dân vẫn kêu “Thủ tướng ơi, cứu dân.”
Ở Hà Nội, ông Mạnh vẫn bảo “Tất cả quyền thuộc về nhân dân.”
Ở Hà Nội, các ông nghị vẫn tiếp tục kiêu hãnh: Kinh tế tăng trưởng mạnh.
Chỉ vài giờ trước khi các vị đại biểu Quốc Hội bắt đầu họp, họ có biết không, “dân mình” bị tóm và bị liệng lên xe công an như “những con lợn,” theo lời kể của người dân trong nước.
Người nông dân khóc. Người dân Sài Gòn cũng khóc. Những ai không là đại biểu Quốc Hội đều khóc khi thấy dân mình “bị tóm và bị liệng lên xe công an như những con lợn.”
10 giờ 30 phút tối: những khuôn mặt lạ xuất hiện. Người đâu mà nhiều thế.
Ðèn phụt tắt.
Những khuôn mặt lạ ra tay tức thì.
Roi điện được sử dụng.
Cứ một nông dân thì có 4 khuôn mặt lạ.
Từng người một bị liệng lên xe như những con lợn.
“Họ cứ làm như thế, cuối cùng cũng xong.”
Sáng hôm sau, báo chí Việt Nam hãnh diện đưa tin “các tỉnh đã cử đại diện thuyết phục bà con trở về địa phương,” và “không có một sự cố đáng tiếc nào.”
Lạ thật!
Chuyện dài một tháng thì không thấy. Chuyện xảy ra trong vài giờ đồng hồ thì thấy tất cả.
Lạ thật, dân mình bị liệng như “những con lợn” mà báo chí nói rằng, không có sự cố nào đáng tiếc.
Báo chí không thấy, đại biểu Quốc Hội không thấy. Nhưng dân Sài Gòn thấy rất rõ, thấy tất cả.
600 tờ báo cũng bằng không. Hàng ngàn đại biểu cũng bằng không.
Nhưng người dân có được một điều rất lớn: họ biết, quyền lực không thuộc về nhân dân!
Họ hiểu thêm một điều rất lớn: báo chí không thuộc về nhân dân. Họ bắt đầu hiểu ra, và họ bắt đầu thất vọng.
600 tờ báo mất một điều rất lớn: niềm tin.
Các đại biểu mất (nếu họ thật sự đang có) một điều rất lớn: niềm tin.
Và mọi người hiểu ra một điều, không chỉ rất lớn, điều lớn nhất: chỉ có người dân mới tin dân mình. Ðảng không phải của họ. Ðảng của riêng đảng.
Ngày mai, dân mình sẽ cư xử khác. Khi niềm tin không còn, chắc chắn, họ sẽ cư xử khác.
Thiện Tiến (@Người Việt)
Người ta “thấy” những điều không có. Và ngược lại, nhiều điều có mà người ta không “thấy.”
Người ta - giới truyền thông và các đại biểu Quốc Hội Việt Nam.
Ngày 18 Tháng Bảy, 2007, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin: hơn 500 người lên Sài Gòn khiếu kiện đã về lại địa phương. Ngày hôm sau, 19 Tháng Bảy, Quốc Hội Việt Nam nhóm họp khóa 12 tại Hà Nội.
Chuyện rất lạ, người dân cả nước đặt câu hỏi: nông dân miền Tây lên Sài Gòn hồi nào? Không vào Sài Gòn thì sao lại có chuyện ra khỏi Sài Gòn, về quê? Gần một tháng, không một tờ báo, một đài tivi, một chương trình phát thanh nào tại Việt Nam đưa tin về việc nông dân rời nhà lên tỉnh để khiếu kiện. Thế rồi, đùng một cái, lại có tin truyền đi trên cả nước: Họ đã về quê!
Người dân quê lên Sài Gòn tụ lại ngay trước tòa nhà Quốc Hội II trên đường Hồ Văn Huê, thuộc quận Phú Nhuận. Cách tòa nhà này không xa là hai tờ báo Tuổi Trẻ và Bảo Vệ Pháp Luật.
Báo Tuổi Trẻ vẫn ra báo đều đặn, truyền thông Sài Gòn vẫn làm việc đều đặn, Bảo Vệ Pháp Luật vẫn tiếp tục bảo vệ pháp luật. Nhưng hiện tượng cả ngàn người nông dân, bỏ ruộng, xa vườn, lên ăn nằm trên lề đường Sài Gòn, thì không hề được đưa lên mặt báo.
Không một phóng viên nào thấy? Không một tờ báo nào thấy? Lạ thật, kéo dài gần một tháng, với cả ngàn người đứng ngồi lô nhô ngay trên mặt lộ, mà chẳng phóng viên nào thấy?
Phóng viên không phải là người duy nhất không thấy. Cả những đại biểu Quốc Hội cũng không thấy.
Không một đại biểu Quốc Hội nào có mặt với người “dân mình” khi họ đội mưa và nắng Sài Gòn kêu oan. Phiên khai mạc khóa họp 12 Quốc Hội được tổ chức rầm rộ tại Hà Nội. Ông Nông Ðức Mạnh cao giọng: “Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân.” Các đại biểu Quốc Hội kiêu hãnh ngẩng cao đầu nghe báo cáo: “Tăng trưởng kinh tế có thể vượt mức Quốc Hội giao.”
Ở Sài Gòn, người nông dân vẫn ngồi, rất thấp.
Ở Sài Gòn, người nông dân vẫn kêu “Thủ tướng ơi, cứu dân.”
Ở Hà Nội, ông Mạnh vẫn bảo “Tất cả quyền thuộc về nhân dân.”
Ở Hà Nội, các ông nghị vẫn tiếp tục kiêu hãnh: Kinh tế tăng trưởng mạnh.
Chỉ vài giờ trước khi các vị đại biểu Quốc Hội bắt đầu họp, họ có biết không, “dân mình” bị tóm và bị liệng lên xe công an như “những con lợn,” theo lời kể của người dân trong nước.
Người nông dân khóc. Người dân Sài Gòn cũng khóc. Những ai không là đại biểu Quốc Hội đều khóc khi thấy dân mình “bị tóm và bị liệng lên xe công an như những con lợn.”
10 giờ 30 phút tối: những khuôn mặt lạ xuất hiện. Người đâu mà nhiều thế.
Ðèn phụt tắt.
Những khuôn mặt lạ ra tay tức thì.
Roi điện được sử dụng.
Cứ một nông dân thì có 4 khuôn mặt lạ.
Từng người một bị liệng lên xe như những con lợn.
“Họ cứ làm như thế, cuối cùng cũng xong.”
Sáng hôm sau, báo chí Việt Nam hãnh diện đưa tin “các tỉnh đã cử đại diện thuyết phục bà con trở về địa phương,” và “không có một sự cố đáng tiếc nào.”
Lạ thật!
Chuyện dài một tháng thì không thấy. Chuyện xảy ra trong vài giờ đồng hồ thì thấy tất cả.
Lạ thật, dân mình bị liệng như “những con lợn” mà báo chí nói rằng, không có sự cố nào đáng tiếc.
Báo chí không thấy, đại biểu Quốc Hội không thấy. Nhưng dân Sài Gòn thấy rất rõ, thấy tất cả.
600 tờ báo cũng bằng không. Hàng ngàn đại biểu cũng bằng không.
Nhưng người dân có được một điều rất lớn: họ biết, quyền lực không thuộc về nhân dân!
Họ hiểu thêm một điều rất lớn: báo chí không thuộc về nhân dân. Họ bắt đầu hiểu ra, và họ bắt đầu thất vọng.
600 tờ báo mất một điều rất lớn: niềm tin.
Các đại biểu mất (nếu họ thật sự đang có) một điều rất lớn: niềm tin.
Và mọi người hiểu ra một điều, không chỉ rất lớn, điều lớn nhất: chỉ có người dân mới tin dân mình. Ðảng không phải của họ. Ðảng của riêng đảng.
Ngày mai, dân mình sẽ cư xử khác. Khi niềm tin không còn, chắc chắn, họ sẽ cư xử khác.
Thiện Tiến (@Người Việt)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét