Cả hơn tháng nay có mấy người quen đến «chơi hay đến thăm» gia đình tôi và lần nào tôi cũng có nghe bàn đến chuyện về Việt nam được «miễn Visa». Tin nầy thì chúng tôi đã biết từ ngày ông chủ tịch Nguyễn Minh Triết tuyên bố trong thời gian đi Mỹ vừa qua. Sở dĩ tôi viết bài nầy là muốn gửi đến những người quen biết đến «chơi hay đến thăm», nếu có đọc qua, thì mỗi lần đưa tin «miễn Visa» cũng xin nói đến mưu mô thâm độc quỷ kế, một cạm bẫy tinh vi của Việt cộng trong chiến thuật nầy.
1. Chủ trương lấy tiền và kiểm soát người tỵ nạn cộng sản.
Trước đây Việt cộng nghĩ rằng vấn đề chu cấp Visa nhập cảnh sẽ là chiến thuật hiệu nghiệm trong việc kiểm soát cộng đồng Việt kiếu tại nước ngoài. Các toà đại sứ Việt cộng được lệnh phải dễ dãi với Việt kiều mỗi lần muốn về tham quan trong nước. Ban đầu toà Đại sứ yêu cầu kiều dân muốn về Việt nam phải đích thân đến toà đại sứ để khai lý lịch tường tận qua «ba đời bốn kiếp» của mình. Lối khai lý lịch «ba đời bốn kiềp» chẳng thu hút được số đông du khách Việt kiều, nên Việt cộng liền cho ra một loạt khai lý lịch «nhẹ nhàng» hơn, nhưng số người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn thưa thớt.
Thấy vậy, Việt cộng liền cho phép các hãng du lịch máy bay thay mặt đương đơn xin Visa trực tiếp với toà Đại sứ Việt cộng, nghĩa là không cần vào lời khai lý lịch người xin Visa nhập cảnh. Kế hoạch nầy, ngoài việc toà Đại sứ Việt cộng thu thêm được ít đô-la, chứ không cách nào kiểm soát và kiềm chế được người tỵ nạn cộng sản. Có chăng chỉ được vài tên hoặc là thành phần thiếu hiểu biết, hoặc là những tên trong các băng đảng «ăn cháo đá bát», chuyên nghề đâm lén sau lưng các đồng liêu tại nước ngoài đứng ra xin làm điểm chỉ mật báo mà thôi. Bằng chứng những cuộc chống đối Việt cộng tại hải ngoại hôm nay đã trả lời trực tiếp nói lên sự thất bại ê chề trong các kế hoạch xin Visa nhập cảnh của Việt cộng.
2. Miễn Visa, sự giải thích vòng vo của Việt cộng.
Không được kế hoạch nầy thì có kế hoạch khác. Miễn sao kiểm soát được dân tỵ nạn cộng sản để lủng đoạn các cộng đồng người Việt hải ngoại là thượng sách. Đó là kế hoạch «Miễn Visa» cho tất cả những người Việt nam tại nước ngoài như chủ tịch Nguyễn minh Triết tuyên bố qua các diễn giải vòng vo sau đây.
Theo chủ tịch Hội Liên Lạc với người Việt nam hải ngoại tại Saigon thì «Việc bỏ thị thực cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam. Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.»
Theo ông Lê quốc Hưng, phó giám đốc thường trực sở Ngoại vụ Saigon thì «Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể. Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả. Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ. Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.».
3. Miễn Visa, một vấn đề cần khai triển.
Theo nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý : «Người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về chẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề».
Người viết rất tiếc nhà báo Nguyễn Cần không khai triễn «vấn đề» đó ra sao, nên tiện dịp tôi cần tiếp tay khai triễn «vấn đề» đó để bà con Việt nam, những người không cộng sản tại Bỉ đừng quá nhẹ dạ mà sẽ bị xập bẫy Việt cộng trong việc xin thêm «một giấy chứng nhận mình là người Việt nam» để có một «Miễn Visa 5 năm».
Sở dĩ trong bài nầy tôi muốn nhắc riêng đến bà con người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bỉ, nguyên do cũng vì bấy lâu một số đông bà con đã lên toà Đại sứ Việt cộng vô tình đóng thuế xin thị thực tờ Giấy Khai Sinh mỗi lần cưới hỏi, mà các lãnh tụ các hội đoàn tôn giáo và chính trị tại xứ nầy không dám nhúc nhích. Các ngài lãnh tụ không «làm chính trị» hoặc có «làm chính trị hai mang» đã im thin thít để được về Việt nam thuê con gái vị thành niên và đàn bà Saigon-Hànội đấm bóp !. (Một bọn hèn như lũ chó dại).
Thực ra người viết chưa biết Việt cộng hiến kế cách khai lý lịch «ba đời bốn kiếp» để xin chứng thư Miễn Visa sẽ ra sao, nhưng một ý nghĩ thô thiển nhứt là :
a) Khi bạn đưa đơn xin «xác nhận mình là người Việt nam» tức là bạn gián tiếp thối thác quyền công dân bạn là người dân Bỉ, bởi lẽ theo hiến pháp Bỉ thì người dân không có quyền mang hai quốc tịch. Một việc làm tuy ngoài ý muốn của bạn, nhưng khi hữu sự về phương diện chính trị sự nhập tịch Bỉ của bạn sẽ là vấn đề.
b) Mặt khác bạn tự động «xin xác nhận bạn là người Việt nam» thì mọi thủ tục hành chánh và pháp lý bạn phải tuỳ thuộc vào Việt cộng và chính quyền Bỉ không có quyền viện dẫn lý do để can thiệp cho bạn được, dù cho có chuyện Việt cộng khủng bố và áp đặt lên bạn những tội vạ vô căn cứ.
Vậy tôi trân trọng xin các chủ biên báo chí và giám đốc diễn đàn điện tử đăng tải cho bà con trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản điều nghiên kỹ càng khi tự động nghe theo kế hoạch «Miễn Visa» cuả Việt cộng. Tôi chân thành cám ơn.
Lê Hùng Bruxelles.
Cái bẫy "xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa" của CSVN
Quê Hương Chùm Khế Ngọt Ngào
Bản-tin ngày 19-7-2007 của đài Á Châu Tự Do RFA có phỏng vấn những thắc mắc về qui-định xác minh nguồn gốc Viêt nam để được miễn thị thực visa.
Nghe qua bản-tin thì vấn-đề xin xác-minh về nguồn-gốc Việt-nam sẽ được hiểu như sau:
Xác-minh nguồn-gốc Việt-nam tức là người đứng đơn xin minh-xác mình là nguời Việt-Nam thực-sự. Giấy xác-minh nầy sẽ do Tòa-Đại-Sứ nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-nghĩa Việt-Nam cấp ; như vậy việc minh-xác nầy sẽ là một chứng-minh hết-sức hoàn-mỹ của chánh-quyền nước CHXHCNVN với thế-giới là: Người đứng đơn đã xin chánh-thức minh-định mình là người công-dân của nước CHXHCNVN vậy.
Như vậy người xin được làm công-dân nước CHXHCNVN khi trở lại VN với bất cứ một lý-do gì khi có việc lôi-thôi giữa cá-nhân với cá-nhân hay với các tổ-chức ở trong nước ; hay xa hơn nữa là với chánh-quyền Việt-Cộng thì sẽ do chánh-quyền quốc-nội hoàn-toàn xử-lý số mạng của quí-vị mặc dù quí-vị đang có quốc-tịch ngoại-quốc.
Cái bẫy nhỏ nầy là vậy đó, chỉ vậy thôi.
Nếu quí-vị nào cảm thấy qua nghị-quyết 36 đã thấy và ngửi được mùi quê-hương là chùm khế ngọt thì xin hãy vui lòng phấn-khởi hồ-hởi vô đơn xin xác-minh mình là người công-dân nguyên-gốc của nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam vậy.
Nguồn-Gốc rõ-Ràng
Nguồn-gốc ngoại-kiều được rõ-ràng
Là điều hạnh-phúc quá thênh-thang
Ăn trên trong lúc vòng lao-lý
Ngồi trước khi chờ án-lệ làng
Xác-nhận Công-dân người Việt-Tộc
Chứng-minh chánh-sách phỉ đàng-hoàng
Ai ơi! Khế ngọt nguyên chùm chín
Cố-quốc mau về cúng phát-tang
Tiểu Bảo
23-7-2007
(@take2tango.com)
Những thắc mắc về quy định xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa
2007.07.19
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Hai vừa qua, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do phát thanh một bài do Thanh Trúc thực hiện có nội dung liên quan đến lời công bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc công du Hoa Kỳ hồi tháng Sáu là bắt đầu từ tháng Chín năm nay, kiều bào ở hải ngoại về thăm nhà sẽ được miễn visa.
Điều này có nghĩa là không riêng người Việt ở Hoa Kỳ mà ở khắp nơi trên thế giới được miễn thủ tục xin thị thực chiếu khán trước rồi mới được nhập cảnh Việt Nam như trước giờ.
Sau khi bài được phát đi, qua đó phỏng vấn tiến sĩ Lâm Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hưng Quốc, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Trúc nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của thính giả.
Để câu chuyện được rõ ràng hơn, mời quí vị nghe lại lời giải thích của tiến sĩ Lâm Bạch Vân cũng như của ông Lê Hưng Quốc:
Tiến sĩ Lâm Bạch Vân: Việc bỏ thị thức cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.
Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…
Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.
Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể.
Ông Lê Hưng Quốc: Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả.
Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ.
Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.
Câu hỏi mọi người nêu lên ở đây là để được miễn visa mà phải chứng nhận mình là người gốc Việt Nam thì phương cách khai báo ra sao, dựa trên tiêu chuẩn nào. Một thính giả còn email cho Thanh Trúc, bày tỏ e ngại rằng qui định vừa nói có thể tạo cơ hội để nhân viên sứ quán Việt Nam tại các nước gây khó dể người xin xác minh không, và liệu có yêu cầu người xin xác minh phải khai báo lý lịch không?
Thủ tục đi kèm
Nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đong nhất Hoa Kỳ, trình bày quan điểm chung chung ông nghe được từ khi có tin sắp bãi miễn visa cho Việt Kiều về thăm nhà.
Nhà báo Nguyễn Cần: Không có visa hay có visa thì một số người Việt ở đây vẫn gặp trở ngại khi về Việt Nam. Thứ nhất bảo là phải chứng minh nguồn gốc Việt Nam, thì đối với những người ở khu vực Đông Nam Á được nhập cảnh vào Việt Nam không cần visa thì dể rồi, ví dụ họ cho Thái Lan, Cambodia, Singapore, mình đưa passport của nước đó ra là đương nhiên họ cho vào.
Bởi vì người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về cẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề
Cái khó khăn là bởi nếu như trên hộ chiếu có ghi tên Việt Nam và nơi sinh Việt Nam thì không cần có các loại giấy tờ nói tên. Mà thức ra thì hộ chiếu Việt Nam bây giờ là đổi tên hết rồi, tên Việt Nam không còn nữa. Rồi ở trên đó để nơi sinh Việt Nam nhưng mà có nhiều cái không có để. Thành ra chứng minh bằng cách nào?
Đem theo một cái khai sanh hay đem theo những giấy tờ gì còn lại. Nhiều người đi đã mưới năm hai mươi năm những giấy tờ đó họ vất đi hết rồi thì làm sao họ chứng minh được họ là quốc tịch Việt Nam. Ở đây tôi thấy dấu hiệu của họ là muốn như vậy thì mình có thể xin toà lãnh sự của Việt Nam ở đây xác nhận mình là người Việt Nam theo những giấy tờ mình chứng minh mình cầm theo là đủ.
Nhưng mà đa số người Việt ở đây không muốn đến toà lãnh sự Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ, có thể nói đến 90% sẽ không chịu làm công việc ấy. Thành ra trở ngại vẫn còn. Tôi có đọc tài liệu trong nước thì thấy hai việc khó khăn mà họ đang xét, thứ nhất là vấn đề an ninh, thứ hai là vấn đề tiền cấp visa đó.
Vấn đề an ninh thì còn cái thắc mắc là từ trước đến nay chính phủ Việt Nam có danh sách những Việt kiều không bao giờ được cho nhấp cảnh vào Việt Nam, xin visa là họ bác. Rồi có những người khi đã về tới Saigon họ không cho vô họ đẩy lui. Thành những trường hợp đó còn kho khắn hơn trước nữa.
Hồi trước mình gởi một cái đơn lên mình xin visa họ không cho là mình biết không được về. Bây giờ mình về tới Saigon rồi thị họ lật sổ đen ra họ thấy tên mình trong đó là họ tống mình về. Thành ra mình sẽ gặp khó khăn, mình không biết được mình có phải thuốc loại được cho về hay không cho về. Đó là những thắc mắc thông thường thôi, chứ còn thắc mắc nữa thì còn nhiều vấn đề lắm.
Trong khi đó ông Phan Thành, Việt kiều Canada, hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại Saigon, trả lời câu hỏi của Thanh Trúc.
Ông Phan Thành: Chủ tịch nước nói tháng Chín này bỏ visa cho bà con nước ngoài về thăm đất nước quê hương thì tôi cho là việc có thật và đúng hẹn lại lên.
Thanh Trúc: Nhưng thưa ông Phan Thành, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Hưng Quốc nhấn mạnh rằng cần phải có thủ tục đi kèm, tức là phải xác nhận được mình là người Việt Nam.
Và để mà xác nhận như vậy thì có phải đang ký với các đại sứ quán Việt Nam ở các nước trên thế giới. Bên hải ngoại có một điều họ băn khoăn là đăng ký như vậy không biết có phải kê khai lý lịch không. Bởi vì đối với những người đã ra đi gần như họ bị dị ứng với cái kiểu gọi là kê khai lý lịch.
Ông Phan Thành: Tôi làm công tác kiều bào nhiều năm và tôi làm chuyện này nhiều lần. Thật ra mà nghĩ cái đó và nói cái đó là không có chịu nghĩ sâu. Làm giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam đơn giản thôi. Nều người nào có giấy khaa sanh hoặc là có passport xác nhận quốc tịch Mỹ nhưng mà sinh đẻ ở Việt Nam là họ cấp giấy rồi. Đơn giản lắm.
Thậm chí có người không có khai sanh thì tụi tôi có hai người làm chứng là anh này người Việt Nam gốc Việt Nam là được thôi. Còn nếu ở nước ngoài là chổ những toà đại sứ bên đó là đơn giản thôi, họ chỉ nhìn vào chứng cớ nào trong giấy tờ hay passport gì đó là họ cấp cho mình.
Nếu có căn cước của Việt Nam cũ thì cũng không có vấn đề gì. Không có kê khai lý lịch gì đâu chị ạ. Cái giấy đó bình thường thôi, tôi đánh giá chuyện này là chuyện thất và không có trở ngại gì cho người Việt Nam ở nước ngoài cả.
Theo tin từ Bộ Ngoại Giao trong nước thì tới lúc này chưa thể khẳng định chi tiết về thủ tục bãi miễn visa cho Việt kiều về nước sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nào và trong mức độ nào, ngoài điều kiện đã biết là cần phải xác minh nguồn gốc Việt Nam của mình.
Xác minh nguồn gốc
Để rộng đường dư luận, Thanh Trúc tìm cách liên lạc với Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Người trao đổi vấn đề với Thanh Trúc là ông Trần Văn Thịnh, Vụ Trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng, một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại Giao, có liên hệ trong tiến trình chuẩn bị bãi miễn visa cho Việt kiều nước ngoài về thăm nhà. Mời quí vị theo dõi buổi nói chuyện này:
Thanh Trúc: Thưa ông, ý nghĩa của sự xác minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam nó như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Theo tôi được hiểu và hiện nay thì các cơ quan chức năng, chủ yếu là Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ấy, họ đang nghiên cứu để làm sao thực hiện cái chỉ thị của chủ tịch nước được tốt nhất.
Thế và việc xác minh những người- ở đây muốn khẳng định là những người mà về Việt Nam là những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam-Thế thì để xác minh được cái nguồn gốc Việt Nam theo tôi hiểu thì phải dựa trên những giấy tờ và những thủ tục pháp lý để mà chứng minh rằng những người Việt Nam đang ở nước ngoài là trước đây họ từng có quốc tịch Việt Nam, họ đã từng ở Việt Nam.
Thanh Trúc: Thế thì ông có thể giải thích rõ hơn những loại giấy tờ nào, khai sinh hay lý lịch hay là cái gì khác?
Ông Trần Văn Thịnh: Thực ra thì tôi bây giờ tôi cũng chưa thể nói ngay được những cái giấy tờ đó là những giấy tờ gì, vì là các cơ quan chức năng đang nghiên cứu và họ sẽ công bố vào một ngày gần đây. Nhưng mà chúng ta vẫn hiểu rằng những cái giấy tờ mà chúng ta cần nhất để chứng minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam thì đó có thể là hộ chiếu là chứng minh thứ là giấy khai sinh vân vân…
Còn có cần thêm những giấy tờ gì khác nữa không thì đó là các cơ quan chức năng sẽ tính để mà làm sao tạo điều kiện cho những người Việt Nam ở nước ngoài có thể có thuận lợi nhất để mà về Việt Nam theo quí chế miễn thị thực.
Thanh Trúc: Thưa ông Trần Văn Thịnh, có một điều này mà Thanh Trúc cũng muốn thưa rõ với ông là đối với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về thăm quê nhà, cái nỗi e ngại – cái này là ấn tượng từ lúc xưa- khi còn ở trong nước họ thường phải kê khai lý lịch, và mỗi lần phải kê khai lý lịch hoặc là người ta gọi ‘lý lịch trích ngang’ khi mà xin đi ra khỏi thành phố hay là xin giấy tờ gì để làm việc gì hoặc là đi xin việc làm gì đó thì họ đều phải kê khai lý lịch và thường thì họ gặp khó dể không ít.
Các viên chức chính quyền địa phương hồi đó thường bắt bẻ đúng hay không đúng bắt đi tới đi lui khai đi khai lại. Cái ấn tượng đó vẫn còn nằm trong đầu óc họ. Cho nên bây giờ họ nghe nói phải xác nhận nguồn gốc của mình là người Việt Nam thì bỗng dưng họ nghĩ không biết người ta có bắt mình kê khai lý lịch, có bắt mình phải trình một cái lý lịch trích ngang hay không.
Trong tư cách Vụ trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng trực thuộc Bộ Ngoại Giao thì ông giải thích thắc mắc này như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không nghĩ rằng là sẽ có thủ tục về kê khai lý lịch. Thế còn việc để mà xác minh nguồn gốc Việt Nam thì nó sẽ có nhiều những cách thức mà các cơ quan chức năng họ sẽ phải đưa ra để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho bà con khi mà kê khai những tờ đơn hoặc là những application forms ấy mà.
Tôi cũng hiểu những cái tâm tư hoặc những cái lo lắng của bà con. Thế nhưng tôi vẫn nghĩ rằng là những cái qui định sắp tới thì rõ ràng là nó sẽ thuận lợi hơn đối với bà con chứ không thể nào mà lại gây một cái khó khăn cho bà con so với trước đây được. Trong tương lai, một khi quyết định của chủ tịch nước đã có thì những cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thức thi nghiêm túc.
Tôi nghĩ là những thủ tục đó sẽ được hướng dẫn trong một hai ngày gần đây, trong thời gian sắp tới sẽ có hướng dẫn rất là chi tiết để bà con hiểu cách thức phải làm như thế nào để mà triển khai quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu với bà con kiều bào tại Mỹ.
Thế thì chị cứ nói với bà con là bà con cứ yên tâm, trong một thời gian gần đây thì sẽ có cái hướng dẫn rất là chi tiết cho bà con, bà con cứ yên tâm rằng một khi đã được triển khai đó thì những thủ tục sẽ phải là tốt hơn so với trước đây.
Thanh Trúc: Giả dụ bây giờ Thanh Trúc từ Hoa Kỳ qua Thái Lan du lịch và từ Thái Lan muốn đi về Việt Nam thì Thanh Trúc cứ lại toà đại sứ Việt Nam ở Bangkok để xin xác nhận Thanh Trúc là người Việt Nam phải không ạ?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không dám khẳng định với chị là cái cách cái thủ tục như thế nào để cho nó thuận tiện. Nhưng mà tôi biết rằng là các anh ở bên Công An ấy người ta đang nghiên cứu để có cách nào cho nó thuận tiện nhất và các anh sẽ tính đến tất cả mọi trường hợp mà cái việc cấp phát giấy tờ cho thuận lợi đối với mọi người.
Còn có thể trong quá trình triển khai hoặc là lúc đầu thì không loại trừ nó có những cái trục trặc nhất định. Thì vì chuyện đó mới bắt đầu vận hành nhưng mà chắc chắn là chính sách ban hành nó phải tốt hơn so với trước đây chứ không thể nào xấu hơn so với trước được.
Chúng tôi chỉ lo về những vấn đề liên quan đến chính sách thôi chứ còn những vấn đề cụ thể như chị vừa hỏi thì chúng tôi phối hợp cùng với các đồng chí và các anh chị ở bên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh. Thế nhưng mà ví dụ như kiến nghị hay chủ trương liên quan tới việc miễn thị thức cho kiều bào thì chúng tôi là một trong những cơ quan mà sẽ báo cáo hoặc kiến nghị để mà xin cái chủ trương đó.
Qúi thính giả vừa nghe mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mỗi tối thứ Năm hàng tuần. Mong quí vị tạm hài lòng với những tin tức Thanh Trúc thu thập được để cống hiến qúi vị. Xin kính chào tạm biệt và hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.
1. Chủ trương lấy tiền và kiểm soát người tỵ nạn cộng sản.
Trước đây Việt cộng nghĩ rằng vấn đề chu cấp Visa nhập cảnh sẽ là chiến thuật hiệu nghiệm trong việc kiểm soát cộng đồng Việt kiếu tại nước ngoài. Các toà đại sứ Việt cộng được lệnh phải dễ dãi với Việt kiều mỗi lần muốn về tham quan trong nước. Ban đầu toà Đại sứ yêu cầu kiều dân muốn về Việt nam phải đích thân đến toà đại sứ để khai lý lịch tường tận qua «ba đời bốn kiếp» của mình. Lối khai lý lịch «ba đời bốn kiềp» chẳng thu hút được số đông du khách Việt kiều, nên Việt cộng liền cho ra một loạt khai lý lịch «nhẹ nhàng» hơn, nhưng số người Việt tỵ nạn cộng sản vẫn còn thưa thớt.
Thấy vậy, Việt cộng liền cho phép các hãng du lịch máy bay thay mặt đương đơn xin Visa trực tiếp với toà Đại sứ Việt cộng, nghĩa là không cần vào lời khai lý lịch người xin Visa nhập cảnh. Kế hoạch nầy, ngoài việc toà Đại sứ Việt cộng thu thêm được ít đô-la, chứ không cách nào kiểm soát và kiềm chế được người tỵ nạn cộng sản. Có chăng chỉ được vài tên hoặc là thành phần thiếu hiểu biết, hoặc là những tên trong các băng đảng «ăn cháo đá bát», chuyên nghề đâm lén sau lưng các đồng liêu tại nước ngoài đứng ra xin làm điểm chỉ mật báo mà thôi. Bằng chứng những cuộc chống đối Việt cộng tại hải ngoại hôm nay đã trả lời trực tiếp nói lên sự thất bại ê chề trong các kế hoạch xin Visa nhập cảnh của Việt cộng.
2. Miễn Visa, sự giải thích vòng vo của Việt cộng.
Không được kế hoạch nầy thì có kế hoạch khác. Miễn sao kiểm soát được dân tỵ nạn cộng sản để lủng đoạn các cộng đồng người Việt hải ngoại là thượng sách. Đó là kế hoạch «Miễn Visa» cho tất cả những người Việt nam tại nước ngoài như chủ tịch Nguyễn minh Triết tuyên bố qua các diễn giải vòng vo sau đây.
Theo chủ tịch Hội Liên Lạc với người Việt nam hải ngoại tại Saigon thì «Việc bỏ thị thực cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam. Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.»
Theo ông Lê quốc Hưng, phó giám đốc thường trực sở Ngoại vụ Saigon thì «Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể. Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả. Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ. Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.».
3. Miễn Visa, một vấn đề cần khai triển.
Theo nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đông nhất Hoa Kỳ đã đưa ra một nhận xét đáng chú ý : «Người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về chẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề».
Người viết rất tiếc nhà báo Nguyễn Cần không khai triễn «vấn đề» đó ra sao, nên tiện dịp tôi cần tiếp tay khai triễn «vấn đề» đó để bà con Việt nam, những người không cộng sản tại Bỉ đừng quá nhẹ dạ mà sẽ bị xập bẫy Việt cộng trong việc xin thêm «một giấy chứng nhận mình là người Việt nam» để có một «Miễn Visa 5 năm».
Sở dĩ trong bài nầy tôi muốn nhắc riêng đến bà con người Việt tỵ nạn cộng sản tại Bỉ, nguyên do cũng vì bấy lâu một số đông bà con đã lên toà Đại sứ Việt cộng vô tình đóng thuế xin thị thực tờ Giấy Khai Sinh mỗi lần cưới hỏi, mà các lãnh tụ các hội đoàn tôn giáo và chính trị tại xứ nầy không dám nhúc nhích. Các ngài lãnh tụ không «làm chính trị» hoặc có «làm chính trị hai mang» đã im thin thít để được về Việt nam thuê con gái vị thành niên và đàn bà Saigon-Hànội đấm bóp !. (Một bọn hèn như lũ chó dại).
Thực ra người viết chưa biết Việt cộng hiến kế cách khai lý lịch «ba đời bốn kiếp» để xin chứng thư Miễn Visa sẽ ra sao, nhưng một ý nghĩ thô thiển nhứt là :
a) Khi bạn đưa đơn xin «xác nhận mình là người Việt nam» tức là bạn gián tiếp thối thác quyền công dân bạn là người dân Bỉ, bởi lẽ theo hiến pháp Bỉ thì người dân không có quyền mang hai quốc tịch. Một việc làm tuy ngoài ý muốn của bạn, nhưng khi hữu sự về phương diện chính trị sự nhập tịch Bỉ của bạn sẽ là vấn đề.
b) Mặt khác bạn tự động «xin xác nhận bạn là người Việt nam» thì mọi thủ tục hành chánh và pháp lý bạn phải tuỳ thuộc vào Việt cộng và chính quyền Bỉ không có quyền viện dẫn lý do để can thiệp cho bạn được, dù cho có chuyện Việt cộng khủng bố và áp đặt lên bạn những tội vạ vô căn cứ.
Vậy tôi trân trọng xin các chủ biên báo chí và giám đốc diễn đàn điện tử đăng tải cho bà con trong cộng đồng tỵ nạn cộng sản điều nghiên kỹ càng khi tự động nghe theo kế hoạch «Miễn Visa» cuả Việt cộng. Tôi chân thành cám ơn.
Lê Hùng Bruxelles.
Cái bẫy "xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa" của CSVN
Quê Hương Chùm Khế Ngọt Ngào
Bản-tin ngày 19-7-2007 của đài Á Châu Tự Do RFA có phỏng vấn những thắc mắc về qui-định xác minh nguồn gốc Viêt nam để được miễn thị thực visa.
Nghe qua bản-tin thì vấn-đề xin xác-minh về nguồn-gốc Việt-nam sẽ được hiểu như sau:
Xác-minh nguồn-gốc Việt-nam tức là người đứng đơn xin minh-xác mình là nguời Việt-Nam thực-sự. Giấy xác-minh nầy sẽ do Tòa-Đại-Sứ nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-nghĩa Việt-Nam cấp ; như vậy việc minh-xác nầy sẽ là một chứng-minh hết-sức hoàn-mỹ của chánh-quyền nước CHXHCNVN với thế-giới là: Người đứng đơn đã xin chánh-thức minh-định mình là người công-dân của nước CHXHCNVN vậy.
Như vậy người xin được làm công-dân nước CHXHCNVN khi trở lại VN với bất cứ một lý-do gì khi có việc lôi-thôi giữa cá-nhân với cá-nhân hay với các tổ-chức ở trong nước ; hay xa hơn nữa là với chánh-quyền Việt-Cộng thì sẽ do chánh-quyền quốc-nội hoàn-toàn xử-lý số mạng của quí-vị mặc dù quí-vị đang có quốc-tịch ngoại-quốc.
Cái bẫy nhỏ nầy là vậy đó, chỉ vậy thôi.
Nếu quí-vị nào cảm thấy qua nghị-quyết 36 đã thấy và ngửi được mùi quê-hương là chùm khế ngọt thì xin hãy vui lòng phấn-khởi hồ-hởi vô đơn xin xác-minh mình là người công-dân nguyên-gốc của nước Cộng-Hòa Xã-Hội Chủ-Nghĩa Việt-Nam vậy.
Nguồn-Gốc rõ-Ràng
Nguồn-gốc ngoại-kiều được rõ-ràng
Là điều hạnh-phúc quá thênh-thang
Ăn trên trong lúc vòng lao-lý
Ngồi trước khi chờ án-lệ làng
Xác-nhận Công-dân người Việt-Tộc
Chứng-minh chánh-sách phỉ đàng-hoàng
Ai ơi! Khế ngọt nguyên chùm chín
Cố-quốc mau về cúng phát-tang
Tiểu Bảo
23-7-2007
(@take2tango.com)
Những thắc mắc về quy định xác minh nguồn gốc Việt Nam để được miễn thị thực visa
2007.07.19
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA
Hôm thứ Hai vừa qua, ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do phát thanh một bài do Thanh Trúc thực hiện có nội dung liên quan đến lời công bố của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết lúc công du Hoa Kỳ hồi tháng Sáu là bắt đầu từ tháng Chín năm nay, kiều bào ở hải ngoại về thăm nhà sẽ được miễn visa.
Điều này có nghĩa là không riêng người Việt ở Hoa Kỳ mà ở khắp nơi trên thế giới được miễn thủ tục xin thị thực chiếu khán trước rồi mới được nhập cảnh Việt Nam như trước giờ.
Sau khi bài được phát đi, qua đó phỏng vấn tiến sĩ Lâm Bạch Vân, chủ tịch Hội Liên Lạc Với Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, và ông Lê Hưng Quốc, phó giám đốc thường trực Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh, Thanh Trúc nhận được khá nhiều ý kiến thắc mắc của thính giả.
Để câu chuyện được rõ ràng hơn, mời quí vị nghe lại lời giải thích của tiến sĩ Lâm Bạch Vân cũng như của ông Lê Hưng Quốc:
Tiến sĩ Lâm Bạch Vân: Việc bỏ thị thức cũng phải đi kèm với một số thủ tục, ví dụ không cần xin thị thực nhập cảnh nhưng mà chắc chắn cũng phải có một cái gì để xác nhận là có nguồn gốc Việt Nam. Bởi vì đa số người Việt Nam ở nước ngoài đều mang quốc tịch nước ngoài, thì không phải cứ cầm passport nước ngoài vào một cái là được mà còn phải có một thủ tục đi kèm, đó là cái giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.
Và cái giấy xác nhận nguồn gốc hiện nay thì do hiện nay ở Bộ Ngoại Giao, các đại sứ quán của chúng ta là coi như là có cái hướng dẫn để mà thức hiện việc này. Tức nhiên là đối với mỗi nước thì luật quốc tịch nó gắn liền với luật pháp quốc tế, và như vậy mình phải làm việc song phương. Thí dụ đối với kiều bào ở Mỹ thì làm việc với chính phủ Mỹ, kiều bào ở Pháp thì mình làm việc với chính phủ Pháp vân vân…
Cần phải chuẩn bị song phương tức là Việt Nam với các nước là phải thông cái vấn đề này. Còn bây giờ kiều báo có thể hỏi đại sứ quán Việt Nam tại các nước, tại vi đại sứ quan Việt Nam ở tại các nước là cái nơi sẽ phải giải thích và hướng dẫn những chi tiết cụ thể. Ở thánh phố Hồ Chí Minh thì có Ủy Ban Về Người Việt Nam Nước Ngoài là cái nơi cung cấp giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam.
Vấn đề miễn thị thực là cho những người có gốc Việt Nam, chứ còn bây giờ hai người đều cầm passport Mỹ, có người mình cho vào có người mình không cho vào, là bởi vì cái người mình cho vào là người có gốc Việt Nam thì nó phải có cái gì xác nhận là gốc Việt Nam chứ. Dù là anh mang quốc tịch nước ngoài nhưng anh là người có gốc Việt Nam, và định nghĩa thế nào là người có gốc Việt Nam thì cái việc đó sẽ phải có những hướng dẫn cụ thể.
Ông Lê Hưng Quốc: Khi tôi nói đến nghị quyết ba mươi sáu của đảng có nghĩa là đối với tất cả bà con Việt kiều ở nước ngoài. Bà con người Việt, bà con gốc Việt, chứ không chỉ riêng Việt kiều ở Mỹ. Ở đâu có người Việt Nam thì đều được hưởng quí chế đó hết cả.
Để làm được cái chuyện đó thì nó phải là đồng bộ, nó phải tất cả các cơ quan ban ngành, nó phải đi từng bước. Tôi lấy vị dụ như bây giờ chuẩn bị chúng tôi đang phải làm cái chuyện là giải quyết cho bà con về nước không cần visa. Nhưng bây giờ những người Việt Nam về nước thì mới không cần visa, chứ còn những người quốc tịch khác thì vẫn phải visa chứ.
Như vậy để xác định người nào là người Việt Nam thì đấy là chuyện mà chúng tôi đang cố gắng nỗ lực để tìm ra một phương án tối ưu. Ví dụ như là bà con có thể đến đăng ký là người Việt Nam hay thế nào đó, và chúng tôi sẽ phải cấp một giấy tờ gì đấy. Thì trên cơ sở những cái giấy tờ đó thì bà con có thể về nước yên tâm và không cần phải visa nữa.
Câu hỏi mọi người nêu lên ở đây là để được miễn visa mà phải chứng nhận mình là người gốc Việt Nam thì phương cách khai báo ra sao, dựa trên tiêu chuẩn nào. Một thính giả còn email cho Thanh Trúc, bày tỏ e ngại rằng qui định vừa nói có thể tạo cơ hội để nhân viên sứ quán Việt Nam tại các nước gây khó dể người xin xác minh không, và liệu có yêu cầu người xin xác minh phải khai báo lý lịch không?
Thủ tục đi kèm
Nhà báo Nguyễn Cần, cư ngụ tại tiểu bang California là nơi có một cộng đồng Mỹ gốc Việt đong nhất Hoa Kỳ, trình bày quan điểm chung chung ông nghe được từ khi có tin sắp bãi miễn visa cho Việt Kiều về thăm nhà.
Nhà báo Nguyễn Cần: Không có visa hay có visa thì một số người Việt ở đây vẫn gặp trở ngại khi về Việt Nam. Thứ nhất bảo là phải chứng minh nguồn gốc Việt Nam, thì đối với những người ở khu vực Đông Nam Á được nhập cảnh vào Việt Nam không cần visa thì dể rồi, ví dụ họ cho Thái Lan, Cambodia, Singapore, mình đưa passport của nước đó ra là đương nhiên họ cho vào.
Bởi vì người nào giữ passport của nước nào thì trên thực tế đương nhiên coi như người đó có quốc tịch đó. Nhưng bây giờ mình ở Mỹ về cẳng hạn thì mình phải có hai loại giấy tờ, thứ nhất là phải có passport của Mỹ, cái giấy tờ thứ hai mà muốn được khỏi visa thì phải có thêm một giấy chứng minh mình là người Việt Nam. Đó là một vấn đề
Cái khó khăn là bởi nếu như trên hộ chiếu có ghi tên Việt Nam và nơi sinh Việt Nam thì không cần có các loại giấy tờ nói tên. Mà thức ra thì hộ chiếu Việt Nam bây giờ là đổi tên hết rồi, tên Việt Nam không còn nữa. Rồi ở trên đó để nơi sinh Việt Nam nhưng mà có nhiều cái không có để. Thành ra chứng minh bằng cách nào?
Đem theo một cái khai sanh hay đem theo những giấy tờ gì còn lại. Nhiều người đi đã mưới năm hai mươi năm những giấy tờ đó họ vất đi hết rồi thì làm sao họ chứng minh được họ là quốc tịch Việt Nam. Ở đây tôi thấy dấu hiệu của họ là muốn như vậy thì mình có thể xin toà lãnh sự của Việt Nam ở đây xác nhận mình là người Việt Nam theo những giấy tờ mình chứng minh mình cầm theo là đủ.
Nhưng mà đa số người Việt ở đây không muốn đến toà lãnh sự Việt Nam ở bất cứ nơi nào trên đất Mỹ, có thể nói đến 90% sẽ không chịu làm công việc ấy. Thành ra trở ngại vẫn còn. Tôi có đọc tài liệu trong nước thì thấy hai việc khó khăn mà họ đang xét, thứ nhất là vấn đề an ninh, thứ hai là vấn đề tiền cấp visa đó.
Vấn đề an ninh thì còn cái thắc mắc là từ trước đến nay chính phủ Việt Nam có danh sách những Việt kiều không bao giờ được cho nhấp cảnh vào Việt Nam, xin visa là họ bác. Rồi có những người khi đã về tới Saigon họ không cho vô họ đẩy lui. Thành những trường hợp đó còn kho khắn hơn trước nữa.
Hồi trước mình gởi một cái đơn lên mình xin visa họ không cho là mình biết không được về. Bây giờ mình về tới Saigon rồi thị họ lật sổ đen ra họ thấy tên mình trong đó là họ tống mình về. Thành ra mình sẽ gặp khó khăn, mình không biết được mình có phải thuốc loại được cho về hay không cho về. Đó là những thắc mắc thông thường thôi, chứ còn thắc mắc nữa thì còn nhiều vấn đề lắm.
Trong khi đó ông Phan Thành, Việt kiều Canada, hiện là chủ tịch Hội Doanh Nghiệp Người Việt Nam Ở Nước Ngoài tại Saigon, trả lời câu hỏi của Thanh Trúc.
Ông Phan Thành: Chủ tịch nước nói tháng Chín này bỏ visa cho bà con nước ngoài về thăm đất nước quê hương thì tôi cho là việc có thật và đúng hẹn lại lên.
Thanh Trúc: Nhưng thưa ông Phan Thành, phó giám đốc Sở Ngoại Vụ thành phố Hồ Chí Minh là ông Lê Hưng Quốc nhấn mạnh rằng cần phải có thủ tục đi kèm, tức là phải xác nhận được mình là người Việt Nam.
Và để mà xác nhận như vậy thì có phải đang ký với các đại sứ quán Việt Nam ở các nước trên thế giới. Bên hải ngoại có một điều họ băn khoăn là đăng ký như vậy không biết có phải kê khai lý lịch không. Bởi vì đối với những người đã ra đi gần như họ bị dị ứng với cái kiểu gọi là kê khai lý lịch.
Ông Phan Thành: Tôi làm công tác kiều bào nhiều năm và tôi làm chuyện này nhiều lần. Thật ra mà nghĩ cái đó và nói cái đó là không có chịu nghĩ sâu. Làm giấy xác nhận nguồn gốc Việt Nam đơn giản thôi. Nều người nào có giấy khaa sanh hoặc là có passport xác nhận quốc tịch Mỹ nhưng mà sinh đẻ ở Việt Nam là họ cấp giấy rồi. Đơn giản lắm.
Thậm chí có người không có khai sanh thì tụi tôi có hai người làm chứng là anh này người Việt Nam gốc Việt Nam là được thôi. Còn nếu ở nước ngoài là chổ những toà đại sứ bên đó là đơn giản thôi, họ chỉ nhìn vào chứng cớ nào trong giấy tờ hay passport gì đó là họ cấp cho mình.
Nếu có căn cước của Việt Nam cũ thì cũng không có vấn đề gì. Không có kê khai lý lịch gì đâu chị ạ. Cái giấy đó bình thường thôi, tôi đánh giá chuyện này là chuyện thất và không có trở ngại gì cho người Việt Nam ở nước ngoài cả.
Theo tin từ Bộ Ngoại Giao trong nước thì tới lúc này chưa thể khẳng định chi tiết về thủ tục bãi miễn visa cho Việt kiều về nước sẽ được thực hiện trong khuôn khổ nào và trong mức độ nào, ngoài điều kiện đã biết là cần phải xác minh nguồn gốc Việt Nam của mình.
Xác minh nguồn gốc
Để rộng đường dư luận, Thanh Trúc tìm cách liên lạc với Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội. Người trao đổi vấn đề với Thanh Trúc là ông Trần Văn Thịnh, Vụ Trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng, một trong những đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại Giao, có liên hệ trong tiến trình chuẩn bị bãi miễn visa cho Việt kiều nước ngoài về thăm nhà. Mời quí vị theo dõi buổi nói chuyện này:
Thanh Trúc: Thưa ông, ý nghĩa của sự xác minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam nó như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Theo tôi được hiểu và hiện nay thì các cơ quan chức năng, chủ yếu là Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh ấy, họ đang nghiên cứu để làm sao thực hiện cái chỉ thị của chủ tịch nước được tốt nhất.
Thế và việc xác minh những người- ở đây muốn khẳng định là những người mà về Việt Nam là những người nước ngoài có nguồn gốc Việt Nam-Thế thì để xác minh được cái nguồn gốc Việt Nam theo tôi hiểu thì phải dựa trên những giấy tờ và những thủ tục pháp lý để mà chứng minh rằng những người Việt Nam đang ở nước ngoài là trước đây họ từng có quốc tịch Việt Nam, họ đã từng ở Việt Nam.
Thanh Trúc: Thế thì ông có thể giải thích rõ hơn những loại giấy tờ nào, khai sinh hay lý lịch hay là cái gì khác?
Ông Trần Văn Thịnh: Thực ra thì tôi bây giờ tôi cũng chưa thể nói ngay được những cái giấy tờ đó là những giấy tờ gì, vì là các cơ quan chức năng đang nghiên cứu và họ sẽ công bố vào một ngày gần đây. Nhưng mà chúng ta vẫn hiểu rằng những cái giấy tờ mà chúng ta cần nhất để chứng minh mình là người có nguồn gốc Việt Nam thì đó có thể là hộ chiếu là chứng minh thứ là giấy khai sinh vân vân…
Còn có cần thêm những giấy tờ gì khác nữa không thì đó là các cơ quan chức năng sẽ tính để mà làm sao tạo điều kiện cho những người Việt Nam ở nước ngoài có thể có thuận lợi nhất để mà về Việt Nam theo quí chế miễn thị thực.
Thanh Trúc: Thưa ông Trần Văn Thịnh, có một điều này mà Thanh Trúc cũng muốn thưa rõ với ông là đối với nhiều người Việt Nam ở nước ngoài muốn về thăm quê nhà, cái nỗi e ngại – cái này là ấn tượng từ lúc xưa- khi còn ở trong nước họ thường phải kê khai lý lịch, và mỗi lần phải kê khai lý lịch hoặc là người ta gọi ‘lý lịch trích ngang’ khi mà xin đi ra khỏi thành phố hay là xin giấy tờ gì để làm việc gì hoặc là đi xin việc làm gì đó thì họ đều phải kê khai lý lịch và thường thì họ gặp khó dể không ít.
Các viên chức chính quyền địa phương hồi đó thường bắt bẻ đúng hay không đúng bắt đi tới đi lui khai đi khai lại. Cái ấn tượng đó vẫn còn nằm trong đầu óc họ. Cho nên bây giờ họ nghe nói phải xác nhận nguồn gốc của mình là người Việt Nam thì bỗng dưng họ nghĩ không biết người ta có bắt mình kê khai lý lịch, có bắt mình phải trình một cái lý lịch trích ngang hay không.
Trong tư cách Vụ trưởng Vụ Công Tác Cộng Đồng trực thuộc Bộ Ngoại Giao thì ông giải thích thắc mắc này như thế nào?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không nghĩ rằng là sẽ có thủ tục về kê khai lý lịch. Thế còn việc để mà xác minh nguồn gốc Việt Nam thì nó sẽ có nhiều những cách thức mà các cơ quan chức năng họ sẽ phải đưa ra để làm sao tạo điều kiện thuận lợi cho bà con khi mà kê khai những tờ đơn hoặc là những application forms ấy mà.
Tôi cũng hiểu những cái tâm tư hoặc những cái lo lắng của bà con. Thế nhưng tôi vẫn nghĩ rằng là những cái qui định sắp tới thì rõ ràng là nó sẽ thuận lợi hơn đối với bà con chứ không thể nào mà lại gây một cái khó khăn cho bà con so với trước đây được. Trong tương lai, một khi quyết định của chủ tịch nước đã có thì những cơ quan chức năng phải có trách nhiệm thức thi nghiêm túc.
Tôi nghĩ là những thủ tục đó sẽ được hướng dẫn trong một hai ngày gần đây, trong thời gian sắp tới sẽ có hướng dẫn rất là chi tiết để bà con hiểu cách thức phải làm như thế nào để mà triển khai quyết định của chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã phát biểu với bà con kiều bào tại Mỹ.
Thế thì chị cứ nói với bà con là bà con cứ yên tâm, trong một thời gian gần đây thì sẽ có cái hướng dẫn rất là chi tiết cho bà con, bà con cứ yên tâm rằng một khi đã được triển khai đó thì những thủ tục sẽ phải là tốt hơn so với trước đây.
Thanh Trúc: Giả dụ bây giờ Thanh Trúc từ Hoa Kỳ qua Thái Lan du lịch và từ Thái Lan muốn đi về Việt Nam thì Thanh Trúc cứ lại toà đại sứ Việt Nam ở Bangkok để xin xác nhận Thanh Trúc là người Việt Nam phải không ạ?
Ông Trần Văn Thịnh: Tôi không dám khẳng định với chị là cái cách cái thủ tục như thế nào để cho nó thuận tiện. Nhưng mà tôi biết rằng là các anh ở bên Công An ấy người ta đang nghiên cứu để có cách nào cho nó thuận tiện nhất và các anh sẽ tính đến tất cả mọi trường hợp mà cái việc cấp phát giấy tờ cho thuận lợi đối với mọi người.
Còn có thể trong quá trình triển khai hoặc là lúc đầu thì không loại trừ nó có những cái trục trặc nhất định. Thì vì chuyện đó mới bắt đầu vận hành nhưng mà chắc chắn là chính sách ban hành nó phải tốt hơn so với trước đây chứ không thể nào xấu hơn so với trước được.
Chúng tôi chỉ lo về những vấn đề liên quan đến chính sách thôi chứ còn những vấn đề cụ thể như chị vừa hỏi thì chúng tôi phối hợp cùng với các đồng chí và các anh chị ở bên Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh. Thế nhưng mà ví dụ như kiến nghị hay chủ trương liên quan tới việc miễn thị thức cho kiều bào thì chúng tôi là một trong những cơ quan mà sẽ báo cáo hoặc kiến nghị để mà xin cái chủ trương đó.
Qúi thính giả vừa nghe mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi mỗi tối thứ Năm hàng tuần. Mong quí vị tạm hài lòng với những tin tức Thanh Trúc thu thập được để cống hiến qúi vị. Xin kính chào tạm biệt và hẹn tái ngộ tối thứ Năm tuần tới.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét