“… Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm gì để đoàn kết dân tộc? Câu trả lời hiển nhiên là: Hãy để cho dân cùng tham gia việc nước …”
...Ai lo bài toán giữ nước?
Gần đây thế giới ghi nhận nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng đã làm cho Thái Lan lo ngại. Mới đây trên xa lộ chạy lên phi trường quốc tế Bangkok hành khách thấy bên đường một tấm quảng cáo lớn viết: “Ngày hôm qua Việt Nam còn bò, bây giờ họ đã chạy, và sẽ vượt qua Thái Lan trong một thời gian ngắn.” (theo RFA trong buổi phát thanh sáng ngày 13/8/07). Các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu (EU), Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan … đều công nhận sự phát triển đó .
Đó là một điều đáng mừng. Nhưng sức sống và sự tồn tại của một nước không chỉ ở kinh tế mà còn ở những lĩnh vực khác, mà quan trọng nhất là sự trong sáng của nền hành chính quốc gia, nề nếp sinh hoạt, trật tự xã hội, và sự hứa hẹn một tương lai an toàn và hạnh phúc cho người dân. Một xã hội thiếu những yếu tố trên thì càng phát triển kinh tế, xã hội càng hỗn độn và càng đẻ ra nhiều bất công.
Ngoài sự phát triển kinh tế, Việt Nam đang có mọi dấu hiệu của một xã hội thiếu lành mạnh:
Giáo dục phá sản. Học sinh cấp tiểu học và trung học phải có tiền học riêng mới được cô thầy dạy bảo đủ tiêu chuẩn. Cấp đại học thì lạm phát bằng cấp và phát mãi tước vị. Trên báo đài thấy toàn tiến sĩ, thạc sĩ mà sức học so với cấp thang quốc tế rất đáng nghi ngờ. Về mặt y tế là chế độ phong bì: phong bì cho nhân viên văn phòng (để được ưu tiên ghi tên), phong bì cho y tá (để được săn sóc), phong bì cho bác sĩ (để được khám kỹ lưỡng) là một điều phổ biến tại các bệnh viện công đến độ không làm người đưa phong bì cũng như người nhận phong bì thấy có gì bất bình thường cả.
Về mặt giao thông, Việt Nam là nước nhiều tai nạn giao thông nhất trong thành phố so với các nước ở Á châu. Bằng lái xe, nhất là bằng lái xe hai bánh có động cơ, có thể mua không cần học luật lái xe. Đường lộ quá tải xe máy hai bánh vì nhập cảng không chính sách, và nếu vi phạm hay sinh ra tai nạn lưu thông có thể giải quyết bằng tiền nhét khéo vào túi nhân viên công lực.
Nạn tham nhũng cấp độ quốc gia, nhất là nạn lợi dụng các chương trình phát triển kinh tế để chiếm đất của dân trở thành quốc nạn. Dân oan khiếu kiện từ các tỉnh kéo về Hà Nội và Sài Gòn đòi công lý từ nhiều năm qua là một vết nhơ của chế độ mà chính phủ không phương giải quyết vì các cán bộ địa phương đều dính vào.
Trong khi đó nền an ninh của quốc gia đang bị đe dọa do sự lệ thuộc quá đáng vào Trung quốc. Sau một thời gian bang giao nguội lạnh, nhất là sau trận đánh nhau tại biên giới phía bắc tháng 2/1979, năm 1991 sau khi khối Liên bang Xô viết và Đông âu sụp đổ, Việt Nam phải làm lành với Trung quốc để tồn tại, và từ đó trở thành lệ thuộc càng ngày càng khó gỡ.
Lợi dụng nhược điểm của Việt Nam, Trung quốc đã ép Việt Nam đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Năm 1999 và 2000 Việt Nam đã phải ký những hiệp ước nhượng đất tại biên giới phía bắc và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung quốc. Và Trung quốc đang giành giựt của cải thiên nhiên của Việt Nam chung quanh quần đảo Trường Sa bằng phương pháp mạnh tay có tính đe dọa, điển hình là vụ bắn chết chín ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc việt đầu năm 2005 và hai ngư dân khác tháng 7/2007 mới đây trong vùng Trường Sa, và Việt Nam đành khoanh tay không một lời phản kháng chính thức .
Trên bình diện địa lý chính trị, trước sự bành trướng quân lực và với chương trình phóng sức mạnh quân sự về phương nam của Trung quốc, nền an ninh của Việt Nam đang bị đe dọa. Và nếu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” thì ai là người có trách nhiệm cho sự mất còn của đất nước?
Trách nhiệm nằm trong tay người cầm quyền trước, và trách nhiệm cũng ở trong tay của người dân. Dân đây là 86 triệu dân trong nước và hơn 2 triệu người Việt sống tại hải ngoại. Về người lãnh đạo (tức đảng Cộng sản Việt Nam) kể từ cuối năm 2006, sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) đảng Cộng sản Việt Nam hình như đang lo thế sinh tồn của Việt Nam và tìm cách chuyển hướng chính sách đối ngoại đối với Hoa Kỳ và Trung quốc. Đợt đàn áp những nhà dân chủ đầu năm 2007 và mới đây dùng sức mạnh cưỡng bách dân oan tụ tập tại Sài gòn về địa phương hứa giải quyết có thể là những hành động để ổn định tình hình trước khi có những chuyển hướng chiến lược .
Hoa Kỳ đang đóng góp tích cực vào sự chuyển hướng sách lược này. Lúc đầu Hoa Kỳ im lặng trước các cuộc đàn áp của Hà Nội, và sau đó đưa ra một chương trình tiếp xúc các thành phần đấu tranh trong cũng như ngoài nước. Đích thân tổng thống Bush gặp 4 nhà đại diện hải ngoại ngày 29/5/2007 tại Bạch Ốc, sau đó là các tiếp xúc của các phụ tá bên Hội đồng An ninh Quốc gia, và bên bộ ngoại giao với các nhân vật đấu tranh khác . Cựu đại sứ tại Việt Nam, ông Michael Marine trước khi rời nhiệm sở đã gặp nhiều nhân vật đấu tranh trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Sài gòn và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội. Riêng tân đại sứ Michael Michalak trước khi lên đường sang Hà Nội nhậm chức cũng tổ chức một buổi tiếp xúc với các thành phần đấu tranh trong cộng đồng để thu thập ý kiến của người Việt hải ngoại.
Trong cuộc tiếp xúc tháng 5/07, tổng thống Bush nói Hoa Kỳ muốn biết ý kiến của các đoàn thể đấu tranh để vận động Hà Nội thay đổi chính sách (và các phụ tá của ông trong các cuộc tiếp xúc trong và ngoài nước cũng nói như vậy) nhưng chúng ta đều biết mục đích của các cuộc tiếp xúc là để ảnh hưởng đến hướng đấu tranh của các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước cho phù hợp với hướng thay đổi chiến lược của Hà Nội (và một mục đích phụ khác cũng không kém phần quan trọng là vận động phiếu của người Mỹ gốc Việt cho cuộc bầu cử tháng 11 năm 2008).
Hoa Kỳ có thể thành công dễ dàng trong công tác trung gian này vì tâm lý người Việt thích được “vỗ về”, và vì các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và những nhà đấu tranh dân chủ trong nước chưa có một cương lĩnh đấu tranh dài hạn có chủ điểm đánh vào trọng tâm của vấn đề dân chủ (thí dụ đặt một câu hỏi căn bản: nguyên nhân nào sinh ra sự bế tắc và xuống cấp của xã hội, hậu quả là nền an ninh rất mong manh hiện nay của Việt Nam? Có phải nguyên nhân là điều 4 của bản Hiến pháp giao trọn quyền hành lãnh đạo quốc gia vào tay đảng Cộng sản Việt Nam không?) mà chỉ là những đòi hỏi chung chung như dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng, bầu cử tự do và tự do ngôn luận. Gần đây đảng Việt Tân, một đảng chính trị có tầm vóc nhất tại hải ngoại - qua phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân bởi đài BBC đầu tháng 8/2007- xác định rõ hơn lập trường rất hợp ý Hà Nội và Hoa Kỳ là đấu tranh bất bạo động và không có ý định lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực.
Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể yên tâm chuyển hướng chiến lược. Nhưng chắc hẳn Việt Nam không bỏ thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, vì dù muốn dù không đó là sách lược sống còn từ ngàn xưa của Việt Nam bên cạnh con rồng Trung quốc. Việc ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Trung quốc trước khi công du Hoa Kỳ tháng 6/2007 vừa qua là một bằng chứng.
Nhưng nếu đảng Cộng sản Việt Nam học kỹ bài học của quá khứ thì đảng cũng sẽ thấy rằng những vận chuyển chính trị như hiện nay giữa Hà Nội – Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội – Bắc kinh không đủ bảo đảm an toàn cho Việt Nam. Lịch sử chỉ rõ rằng chừng nào chính quyền huy động được sự đồng tâm nhất trí của dân chừng đó nước mới đủ sức mạnh chống xâm lăng. Tấm gương Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi ý bô lão toàn quốc tại điện Diên Hồng năm 1284 (khi quân Mông Cổ xâm lăng Việt Nam lần thứ hai) trước khi hạ lệnh xuất quân chống địch – và đại thắng - vẫn còn đó. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bên ngoài thì dựa vào một thế lực quốc tế, bên trong thì dùng những cái bánh vẽ để đoàn kết dân tộc. Dựa vào một thế lực quốc tế có cùng quyền lợi là cần thiết nhưng nếu thiếu một dân tộc đoàn kết sau lưng thì chính quyền nào cũng tan rã trước một cuộc xâm lăng ba mặt giáp công phối hợp chính trị, kinh tế và quân sự của phương bắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm gì để đoàn kết dân tộc? Câu trả lời hiển nhiên là: Hãy để cho dân cùng tham gia việc nước.
Xét về mặt thực tế đảng cộng sản Việt Nam có tất cả cơ hội tốt trong tay để cho dân tham gia việc nước. Kịch bản khá đơn giản là qua quốc hội đảng Cộng sản Việt Nam hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, thêm vào điều khoản cho phép một hay hai đảng chính trị đối lập xuất hiện, cho phép tự do báo chí trong giới hạn quy định chặt chẽ bởi luật pháp, và tổ chức bầu cử tự do dưới sự quan sát quốc tế.
Một kịch bản như vậy trong nhất thời có thể không làm mất quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cái lợi vô cùng to lớn. Vì có đối lập, có báo chí tự do (trong giới hạn phù hợp với trình độ của dân), có tư pháp độc lập, nền hành chính Việt Nam sẽ có vũ khí để giải quyết những vấn nạn quốc gia mà quan trọng nhất là nạn tham nhũng và cải thiện đời sống xã hội, và trên hết mang lại sự đoàn kết toàn dân, mở đường tiệm tiến dân chủ hóa đất nước trong hòa bình.
Tiến trình này là bước mở đầu giải tỏa bế tắc của Việt Nam, và là cơ hội giải phóng tiềm năng lớn lao của dân tộc để Việt Nam vươn lên trong cộng đồng dân chủ thế giới xứng đáng với khả năng vốn có của đất nước và con người Việt Nam. Với thế đó Việt Nam sẽ không lo sợ một cuộc xâm thực nào.
17/08/ 2007
Trần Bình Nam
Gần đây thế giới ghi nhận nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng. Sự tăng trưởng đã làm cho Thái Lan lo ngại. Mới đây trên xa lộ chạy lên phi trường quốc tế Bangkok hành khách thấy bên đường một tấm quảng cáo lớn viết: “Ngày hôm qua Việt Nam còn bò, bây giờ họ đã chạy, và sẽ vượt qua Thái Lan trong một thời gian ngắn.” (theo RFA trong buổi phát thanh sáng ngày 13/8/07). Các nước có vốn đầu tư tại Việt Nam như Hoa Kỳ, Liên hiệp Âu châu (EU), Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan … đều công nhận sự phát triển đó .
Đó là một điều đáng mừng. Nhưng sức sống và sự tồn tại của một nước không chỉ ở kinh tế mà còn ở những lĩnh vực khác, mà quan trọng nhất là sự trong sáng của nền hành chính quốc gia, nề nếp sinh hoạt, trật tự xã hội, và sự hứa hẹn một tương lai an toàn và hạnh phúc cho người dân. Một xã hội thiếu những yếu tố trên thì càng phát triển kinh tế, xã hội càng hỗn độn và càng đẻ ra nhiều bất công.
Ngoài sự phát triển kinh tế, Việt Nam đang có mọi dấu hiệu của một xã hội thiếu lành mạnh:
Giáo dục phá sản. Học sinh cấp tiểu học và trung học phải có tiền học riêng mới được cô thầy dạy bảo đủ tiêu chuẩn. Cấp đại học thì lạm phát bằng cấp và phát mãi tước vị. Trên báo đài thấy toàn tiến sĩ, thạc sĩ mà sức học so với cấp thang quốc tế rất đáng nghi ngờ. Về mặt y tế là chế độ phong bì: phong bì cho nhân viên văn phòng (để được ưu tiên ghi tên), phong bì cho y tá (để được săn sóc), phong bì cho bác sĩ (để được khám kỹ lưỡng) là một điều phổ biến tại các bệnh viện công đến độ không làm người đưa phong bì cũng như người nhận phong bì thấy có gì bất bình thường cả.
Về mặt giao thông, Việt Nam là nước nhiều tai nạn giao thông nhất trong thành phố so với các nước ở Á châu. Bằng lái xe, nhất là bằng lái xe hai bánh có động cơ, có thể mua không cần học luật lái xe. Đường lộ quá tải xe máy hai bánh vì nhập cảng không chính sách, và nếu vi phạm hay sinh ra tai nạn lưu thông có thể giải quyết bằng tiền nhét khéo vào túi nhân viên công lực.
Nạn tham nhũng cấp độ quốc gia, nhất là nạn lợi dụng các chương trình phát triển kinh tế để chiếm đất của dân trở thành quốc nạn. Dân oan khiếu kiện từ các tỉnh kéo về Hà Nội và Sài Gòn đòi công lý từ nhiều năm qua là một vết nhơ của chế độ mà chính phủ không phương giải quyết vì các cán bộ địa phương đều dính vào.
Trong khi đó nền an ninh của quốc gia đang bị đe dọa do sự lệ thuộc quá đáng vào Trung quốc. Sau một thời gian bang giao nguội lạnh, nhất là sau trận đánh nhau tại biên giới phía bắc tháng 2/1979, năm 1991 sau khi khối Liên bang Xô viết và Đông âu sụp đổ, Việt Nam phải làm lành với Trung quốc để tồn tại, và từ đó trở thành lệ thuộc càng ngày càng khó gỡ.
Lợi dụng nhược điểm của Việt Nam, Trung quốc đã ép Việt Nam đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác. Năm 1999 và 2000 Việt Nam đã phải ký những hiệp ước nhượng đất tại biên giới phía bắc và nhượng biển trong vịnh Bắc Việt cho Trung quốc. Và Trung quốc đang giành giựt của cải thiên nhiên của Việt Nam chung quanh quần đảo Trường Sa bằng phương pháp mạnh tay có tính đe dọa, điển hình là vụ bắn chết chín ngư dân Việt Nam trong vịnh Bắc việt đầu năm 2005 và hai ngư dân khác tháng 7/2007 mới đây trong vùng Trường Sa, và Việt Nam đành khoanh tay không một lời phản kháng chính thức .
Trên bình diện địa lý chính trị, trước sự bành trướng quân lực và với chương trình phóng sức mạnh quân sự về phương nam của Trung quốc, nền an ninh của Việt Nam đang bị đe dọa. Và nếu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” thì ai là người có trách nhiệm cho sự mất còn của đất nước?
Trách nhiệm nằm trong tay người cầm quyền trước, và trách nhiệm cũng ở trong tay của người dân. Dân đây là 86 triệu dân trong nước và hơn 2 triệu người Việt sống tại hải ngoại. Về người lãnh đạo (tức đảng Cộng sản Việt Nam) kể từ cuối năm 2006, sau khi gia nhập Tổ chức Mậu dịch Thế giới (WTO) đảng Cộng sản Việt Nam hình như đang lo thế sinh tồn của Việt Nam và tìm cách chuyển hướng chính sách đối ngoại đối với Hoa Kỳ và Trung quốc. Đợt đàn áp những nhà dân chủ đầu năm 2007 và mới đây dùng sức mạnh cưỡng bách dân oan tụ tập tại Sài gòn về địa phương hứa giải quyết có thể là những hành động để ổn định tình hình trước khi có những chuyển hướng chiến lược .
Hoa Kỳ đang đóng góp tích cực vào sự chuyển hướng sách lược này. Lúc đầu Hoa Kỳ im lặng trước các cuộc đàn áp của Hà Nội, và sau đó đưa ra một chương trình tiếp xúc các thành phần đấu tranh trong cũng như ngoài nước. Đích thân tổng thống Bush gặp 4 nhà đại diện hải ngoại ngày 29/5/2007 tại Bạch Ốc, sau đó là các tiếp xúc của các phụ tá bên Hội đồng An ninh Quốc gia, và bên bộ ngoại giao với các nhân vật đấu tranh khác . Cựu đại sứ tại Việt Nam, ông Michael Marine trước khi rời nhiệm sở đã gặp nhiều nhân vật đấu tranh trong nước như bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại Sài gòn và bác sĩ Phạm Hồng Sơn tại Hà Nội. Riêng tân đại sứ Michael Michalak trước khi lên đường sang Hà Nội nhậm chức cũng tổ chức một buổi tiếp xúc với các thành phần đấu tranh trong cộng đồng để thu thập ý kiến của người Việt hải ngoại.
Trong cuộc tiếp xúc tháng 5/07, tổng thống Bush nói Hoa Kỳ muốn biết ý kiến của các đoàn thể đấu tranh để vận động Hà Nội thay đổi chính sách (và các phụ tá của ông trong các cuộc tiếp xúc trong và ngoài nước cũng nói như vậy) nhưng chúng ta đều biết mục đích của các cuộc tiếp xúc là để ảnh hưởng đến hướng đấu tranh của các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và của các nhà đấu tranh dân chủ trong nước cho phù hợp với hướng thay đổi chiến lược của Hà Nội (và một mục đích phụ khác cũng không kém phần quan trọng là vận động phiếu của người Mỹ gốc Việt cho cuộc bầu cử tháng 11 năm 2008).
Hoa Kỳ có thể thành công dễ dàng trong công tác trung gian này vì tâm lý người Việt thích được “vỗ về”, và vì các tổ chức đấu tranh tại hải ngoại và những nhà đấu tranh dân chủ trong nước chưa có một cương lĩnh đấu tranh dài hạn có chủ điểm đánh vào trọng tâm của vấn đề dân chủ (thí dụ đặt một câu hỏi căn bản: nguyên nhân nào sinh ra sự bế tắc và xuống cấp của xã hội, hậu quả là nền an ninh rất mong manh hiện nay của Việt Nam? Có phải nguyên nhân là điều 4 của bản Hiến pháp giao trọn quyền hành lãnh đạo quốc gia vào tay đảng Cộng sản Việt Nam không?) mà chỉ là những đòi hỏi chung chung như dân chủ, nhân quyền và tự do tín ngưỡng, bầu cử tự do và tự do ngôn luận. Gần đây đảng Việt Tân, một đảng chính trị có tầm vóc nhất tại hải ngoại - qua phỏng vấn ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư đảng Việt Tân bởi đài BBC đầu tháng 8/2007- xác định rõ hơn lập trường rất hợp ý Hà Nội và Hoa Kỳ là đấu tranh bất bạo động và không có ý định lật đổ chế độ cộng sản bằng bạo lực.
Với sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể yên tâm chuyển hướng chiến lược. Nhưng chắc hẳn Việt Nam không bỏ thế đu dây giữa Hoa Kỳ và Trung quốc, vì dù muốn dù không đó là sách lược sống còn từ ngàn xưa của Việt Nam bên cạnh con rồng Trung quốc. Việc ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết qua thăm Trung quốc trước khi công du Hoa Kỳ tháng 6/2007 vừa qua là một bằng chứng.
Nhưng nếu đảng Cộng sản Việt Nam học kỹ bài học của quá khứ thì đảng cũng sẽ thấy rằng những vận chuyển chính trị như hiện nay giữa Hà Nội – Hoa Thịnh Đốn và Hà Nội – Bắc kinh không đủ bảo đảm an toàn cho Việt Nam. Lịch sử chỉ rõ rằng chừng nào chính quyền huy động được sự đồng tâm nhất trí của dân chừng đó nước mới đủ sức mạnh chống xâm lăng. Tấm gương Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông hỏi ý bô lão toàn quốc tại điện Diên Hồng năm 1284 (khi quân Mông Cổ xâm lăng Việt Nam lần thứ hai) trước khi hạ lệnh xuất quân chống địch – và đại thắng - vẫn còn đó. Đảng Cộng sản Việt Nam không thể bên ngoài thì dựa vào một thế lực quốc tế, bên trong thì dùng những cái bánh vẽ để đoàn kết dân tộc. Dựa vào một thế lực quốc tế có cùng quyền lợi là cần thiết nhưng nếu thiếu một dân tộc đoàn kết sau lưng thì chính quyền nào cũng tan rã trước một cuộc xâm lăng ba mặt giáp công phối hợp chính trị, kinh tế và quân sự của phương bắc.
Đảng Cộng sản Việt Nam phải làm gì để đoàn kết dân tộc? Câu trả lời hiển nhiên là: Hãy để cho dân cùng tham gia việc nước.
Xét về mặt thực tế đảng cộng sản Việt Nam có tất cả cơ hội tốt trong tay để cho dân tham gia việc nước. Kịch bản khá đơn giản là qua quốc hội đảng Cộng sản Việt Nam hủy bỏ điều 4 Hiến pháp, thêm vào điều khoản cho phép một hay hai đảng chính trị đối lập xuất hiện, cho phép tự do báo chí trong giới hạn quy định chặt chẽ bởi luật pháp, và tổ chức bầu cử tự do dưới sự quan sát quốc tế.
Một kịch bản như vậy trong nhất thời có thể không làm mất quyền lãnh đạo đất nước của đảng Cộng sản Việt Nam, nhưng cái lợi vô cùng to lớn. Vì có đối lập, có báo chí tự do (trong giới hạn phù hợp với trình độ của dân), có tư pháp độc lập, nền hành chính Việt Nam sẽ có vũ khí để giải quyết những vấn nạn quốc gia mà quan trọng nhất là nạn tham nhũng và cải thiện đời sống xã hội, và trên hết mang lại sự đoàn kết toàn dân, mở đường tiệm tiến dân chủ hóa đất nước trong hòa bình.
Tiến trình này là bước mở đầu giải tỏa bế tắc của Việt Nam, và là cơ hội giải phóng tiềm năng lớn lao của dân tộc để Việt Nam vươn lên trong cộng đồng dân chủ thế giới xứng đáng với khả năng vốn có của đất nước và con người Việt Nam. Với thế đó Việt Nam sẽ không lo sợ một cuộc xâm thực nào.
17/08/ 2007
Trần Bình Nam
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét