Từ ngàn xưa, các bộ môn về nghệ thuật ca diễn, âm nhạc là một thứ vũ khí bén nhọn đã đóng góp không nhỏ vào sự chiến thắng của một đoàn quân, hay tầm vóc lớn hơn là một quốc gia. Ở Trung Hoa thời Hán Sở tranh hùng, Lưu Bang (Hán) đã sử dụng chiến thuật “văn công du kích” hay địch vận bằng cách cho người xâm nhập vào các doanh trại của binh sĩ Hạng Võ (Sở), khơi dậy những bài tình ca quê hương rất mùi của Sở quốc với nội dung thương nhớ quê nhà để làm mềm lòng địch. Ðêm đêm những bài ca ru hồn ấy cứ rót vào tai đạo quân viễn chinh bách chiến bách thắng của Hạng Võ, khiến cho tinh thần quân sĩ sa sút vì nỗi nhớ quê nhà. Chiến dịch tâm lý ấy đã là một tác động lớn vào sự sụp đổ đạo quân hùng mạnh của Hạng Võ.
Thời nay, trong cuộc chiến quốc cộng, cả hai bên đều sử dụng tối đa các bộ môn văn nghệ, nhất là sáng tác hùng ca, chiến đấu ca, tâm động ca, bi ai ca... để kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hoặc ru ngủ đối phương để giành chiến thắng cho mình.
Dưới thời VNCH vào giai đoạn CS xâm lăng quyết liệt, Cục Chính Huấn cũng đã tạo được những bài hùng ca tuyệt vời và đã kích thích mạnh mẽ vào tinh thần quân nhân, góp phần vào những trận chiến thắng như chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, An Lộc v.v... Nhưng ngược lại ở hậu phương cũng có một vài ba tên phản chiến, hoặc bị móc nối “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, hoặc cán bộ văn hóa nằm vùng, đã sáng tác những bài ca yếm thế, chất đầy tinh thần chủ bại, làm nản lòng chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính những tên “văn công du kích” này đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975.
Từ khi có làn sóng người Việt tỵ nạn trốn chạy cộng sản ra hải ngoại, Cục Tuyên Vận CSVN cũng không ngừng cấy những mạng lưới theo đoàn người bỏ nước ra đi để chờ lệnh thi hành công tác. Ban đầu họ chỉ xoáy vào tâm lý thương nhớ quê nhà của tập thể người Việt hải ngoại bằng những loạt video hình ảnh quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: ruộng đồng, làng xóm, con đường, cây đa, khóm trúc, bụi chuối sau hè... lồng trong những ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào như “quê hương là chùm khế ngọt... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không khôn lớn thành người...” để khơi động tình thương nhân bản theo lẽ tự nhiên sẵn có trong mỗi con người Việt Nam.
Mục tiêu của họ là dụ người về thăm quê hương qua chiến dịch “cởi trói” để kiếm ngoại tệ, nuôi sống chế độ đang thoi thóp trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; đồng thời làm lu mờ sức chiến đấu của người dân không chấp nhận cộng sản.
Thế rồi, như tằm ăn dâu, sau khi phá sập những tổ chức kháng chiến bằng cách cấy mạng lưới tình báo vào các tổ chức, đoàn thể chính trị này - mà mục tiêu duy nhất là làm mất niềm tin nơi quần chúng chống cộng - họ bắt đầu thi hành sách lược móc nối, mua chuộc mạnh hơn; đồng thời lôi các mạng lưới (đã cấy từ lâu) bò dậy hoạt động công khai, thi hành điệp vụ chia rẽ, chích bên này, đâm bên nọ, tạo mâu thuẫn để người này ghét người kia, tổ chức này ghét tổ chức nọ, cấu xé nhau, gây thù hận, thậm chí còn đưa nhau ra tòa tại các quốc gia sở tại, kiện tụng rùm beng v.v... Thế là họ đã thành công.
Trở lại đề tài tuyên vận, ngoài việc tung ra hải ngoại những văn hóa phẩm như CD, video, DVD, sách vở... bán công khai tràn ngập thị trường với giá rẻ mạt, phá nát kỹ nghệ băng nhạc của nghệ sĩ người Việt quốc gia, họ còn đưa những đoàn văn công ra hải ngoại - nhất là những nghệ sĩ đã thành danh dưới thời VNCH để thu hút số khán giả mến mộ ngày xưa, những nghệ sĩ này dễ được chấp nhận hơn vì họ đã có cảm tình từ trước. Dĩ nhiên, có nhiều nghệ sĩ đã thoát thân bằng cách tị nạn chính trị, về với cộng đồng người Việt không cộng sản; nhưng một số khác vẫn hoạt động vì quyền lợi riêng tư hoặc vì trả ơn mưa móc cho đảng.
Tiếp theo là những đợt ca sĩ thuộc thế hệ trẻ, tân thời hơn, ca diễn những loại nhạc lai căng, nhảy múa điên cuồng vô thưởng vô phạt v.v... Có thể những nghệ sĩ trẻ tuổi này được chỉ thị, hoặc bị lợi dụng, hoặc họ không hề biết vai trò của chính mình, nhưng mục tiêu ma mánh của CSVN vẫn là mũi dùi tấn công, tạo ra những tranh cãi, dẫn tới chia rẽ trầm trọng hơn trong tập thể người Việt tị nạn trước việc chống hay bênh giới nghệ sĩ trẻ này. Ngay trong một gia đình cha con cãi nhau, giận hờn cũng chỉ vì những tranh cãi phi lý này. Thế là họ đã đạt được mục đích.
Ðể lừa đảo những người nhẹ dạ, họ ru nhẹ bằng cụm từ “giao lưu văn hóa” nhưng chỉ giao lưu một chiều. Nghĩa là họ độc quyền tung ra thị trường hải ngoại những sản phẩm mang tính chất “du kích văn hóa” tự do, vì hải ngoại là xứ tự do. Chính kẽ hở tự do là môi trường dễ dàng để họ lợi dụng. Nghệ sĩ từ trong nước cũng nhập cảnh tự do và cũng tự do tổ chức những buổi ca nhạc qua các mạng lưới nằm vùng. Còn những nghệ sĩ quốc gia hải ngoại có được quyền về trình diễn công khai trong nước không? Họ có dám cho các nhạc sĩ Hưng Ca như Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và những thành viên khác về hát nhạc đấu tranh “Trả ta sông núi” không? Chắc chắn là không! Họ chỉ chấp nhận cho những thành phần theo họ để làm cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Còn những văn hóa phẩm hải ngoại có được tự do lưu hành trong nước hay không? Chắc chắn những sản phẩm ấy sẽ bị nhà nước tịch thu, nghiêm cấm. Như thế mà họ vẫn tuyên truyền cho chiêu bài “giao lưu văn hóa” thì thật là quái đản!
Vì vậy, bao lâu CSVN còn chủ trương “giao lưu văn hóa” một chiều là bấy lâu chúng ta có bổn phận và có quyền chống lại chiến dịch tuyên vận của họ. Ðây là xứ tự do, là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta, nghĩa là họ được quyền đến đây ca hát tuyên truyền xám dưới nhiều hình thức như du kích chiến thì chúng ta cũng được quyền đả đảo, tẩy chay công khai, có tổ chức lớp lang, và nhất định vạch mặt, đưa ra trước công luận những tên nằm vùng đang trà trộn trong cộng đồng, ăn lương và nhận công tác tay sai cho VC.
Ðối với những khán giả đi xem hát, ngoại trừ một số nhỏ có mục tiêu rõ ràng, hoặc có liên hệ mật thiết với những người bên kia... Còn đại đa số, chúng tôi tin rằng, hoặc vì hiếu kỳ, hoặc vì mê nhạc nên đã vô tình bị nhóm tổ chức lợi dụng để móc tiền và làm công cụ cho họ tuyên truyền trên các tờ báo đảng ở trong nước: “Văn công của đảng ta tới đâu cũng được Việt kiều ủng hộ”. Có nghĩa là cộng đồng hải ngoại đã thôi chống cộng. Xin được đặt một câu hỏi rất đơn giản: “Như vậy có ảnh hưởng tới mầm đấu tranh cho tự do dân chủ của người dân trong nước hay không?” Dĩ nhiên là có, vì những nhà đấu tranh và đồng bào khiếu kiện đang sống trong sự kềm kẹp, luôn luôn mong chờ tiếng nói và sự tiếp tay của chúng ta. Vậy, đồng bào nở lòng nào chỉ vì “vài giờ mua vui” mà vô tình tạo ra nhiều nỗi khó khăn cho tập thể người Việt tị nạn CS; đồng thời gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho chế độ CSVN mạnh miệng tuyên truyền và mạnh tay tiêu diệt cao trào dân chủ đang vùng dậy trong nước.
Không cần lý luận thì chúng ta cũng đã thấy chính những văn công, những người chạy cờ, những người tổ chức đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai phía chống đối và ủng hộ một cách khoa học. Ðó là mục tiêu chính yếu mà bộ phận tuyên truyền cần đạt tới. Càng tạo thêm mâu thuẫn, nghi kỵ; càng tạo thêm giận hờn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn; càng tạo thêm xáo trộn trong đời sống của người Việt ly hương vốn quá nhiêu khê là công tác tuyên vận của VC được coi như đạt kết quả.
LỜI KẾT
Rồi đây chế độ độc tài cộng sản sẽ phải sụp đổ, hoặc bị xóa tan bởi trào lưu dân chủ tự do của nhân loại. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi chờ tự nó biến thể! Vì bao lâu đại họa cộng sản còn độc quyền cai trị là bấy lâu dân tộc còn bị đọa đày trong một xã hội tha hóa, luân thường đạo lý bị xóa bỏ, nhân phẩm của con người bị phá nát chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc Việt.
Ðã đến lúc các bạn trẻ phải đứng lên, mạnh bước đi làm cuộc cách mạng nhân bản để đưa dân tộc ra khỏi hố sâu bệ rạc từ thân đến tâm. Tên tuổi của bạn trẻ sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt! Hãnh diện thay, một Nguyễn, một Trần, một Lê, một Lý.... sẽ nối kết với hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu Nguyễn Lý Lê Trần khác để tạo thành một biển lửa kiên cường, thiêu đốt những âm mưu chia rẽ, vô hiệu hóa những đòn thù, những chông gai mà cha anh đã bước qua. Các bạn sẽ là những người trẻ mang đầy nhiệt huyết kiêu hùng của cha anh, xóa tan màn vô minh, dẹp bỏ độc tài cộng sản và dựng lại cơ đồ cho thế hệ kế tiếp hồi sinh trong tự do dân chủ.
Ðã làm trai sống trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.
Trương Sĩ Lương
Thời nay, trong cuộc chiến quốc cộng, cả hai bên đều sử dụng tối đa các bộ môn văn nghệ, nhất là sáng tác hùng ca, chiến đấu ca, tâm động ca, bi ai ca... để kích thích tinh thần chiến đấu của binh sĩ, hoặc ru ngủ đối phương để giành chiến thắng cho mình.
Dưới thời VNCH vào giai đoạn CS xâm lăng quyết liệt, Cục Chính Huấn cũng đã tạo được những bài hùng ca tuyệt vời và đã kích thích mạnh mẽ vào tinh thần quân nhân, góp phần vào những trận chiến thắng như chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị, Bình Long, An Lộc v.v... Nhưng ngược lại ở hậu phương cũng có một vài ba tên phản chiến, hoặc bị móc nối “ăn cơm quốc gia thờ ma CS”, hoặc cán bộ văn hóa nằm vùng, đã sáng tác những bài ca yếm thế, chất đầy tinh thần chủ bại, làm nản lòng chiến sĩ ngoài mặt trận. Chính những tên “văn công du kích” này đã góp phần vào sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam năm 1975.
Từ khi có làn sóng người Việt tỵ nạn trốn chạy cộng sản ra hải ngoại, Cục Tuyên Vận CSVN cũng không ngừng cấy những mạng lưới theo đoàn người bỏ nước ra đi để chờ lệnh thi hành công tác. Ban đầu họ chỉ xoáy vào tâm lý thương nhớ quê nhà của tập thể người Việt hải ngoại bằng những loạt video hình ảnh quê hương nơi chôn nhau cắt rốn: ruộng đồng, làng xóm, con đường, cây đa, khóm trúc, bụi chuối sau hè... lồng trong những ca khúc nhẹ nhàng, ngọt ngào như “quê hương là chùm khế ngọt... quê hương nếu ai không nhớ... sẽ không khôn lớn thành người...” để khơi động tình thương nhân bản theo lẽ tự nhiên sẵn có trong mỗi con người Việt Nam.
Mục tiêu của họ là dụ người về thăm quê hương qua chiến dịch “cởi trói” để kiếm ngoại tệ, nuôi sống chế độ đang thoi thóp trước sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản toàn cầu; đồng thời làm lu mờ sức chiến đấu của người dân không chấp nhận cộng sản.
Thế rồi, như tằm ăn dâu, sau khi phá sập những tổ chức kháng chiến bằng cách cấy mạng lưới tình báo vào các tổ chức, đoàn thể chính trị này - mà mục tiêu duy nhất là làm mất niềm tin nơi quần chúng chống cộng - họ bắt đầu thi hành sách lược móc nối, mua chuộc mạnh hơn; đồng thời lôi các mạng lưới (đã cấy từ lâu) bò dậy hoạt động công khai, thi hành điệp vụ chia rẽ, chích bên này, đâm bên nọ, tạo mâu thuẫn để người này ghét người kia, tổ chức này ghét tổ chức nọ, cấu xé nhau, gây thù hận, thậm chí còn đưa nhau ra tòa tại các quốc gia sở tại, kiện tụng rùm beng v.v... Thế là họ đã thành công.
Trở lại đề tài tuyên vận, ngoài việc tung ra hải ngoại những văn hóa phẩm như CD, video, DVD, sách vở... bán công khai tràn ngập thị trường với giá rẻ mạt, phá nát kỹ nghệ băng nhạc của nghệ sĩ người Việt quốc gia, họ còn đưa những đoàn văn công ra hải ngoại - nhất là những nghệ sĩ đã thành danh dưới thời VNCH để thu hút số khán giả mến mộ ngày xưa, những nghệ sĩ này dễ được chấp nhận hơn vì họ đã có cảm tình từ trước. Dĩ nhiên, có nhiều nghệ sĩ đã thoát thân bằng cách tị nạn chính trị, về với cộng đồng người Việt không cộng sản; nhưng một số khác vẫn hoạt động vì quyền lợi riêng tư hoặc vì trả ơn mưa móc cho đảng.
Tiếp theo là những đợt ca sĩ thuộc thế hệ trẻ, tân thời hơn, ca diễn những loại nhạc lai căng, nhảy múa điên cuồng vô thưởng vô phạt v.v... Có thể những nghệ sĩ trẻ tuổi này được chỉ thị, hoặc bị lợi dụng, hoặc họ không hề biết vai trò của chính mình, nhưng mục tiêu ma mánh của CSVN vẫn là mũi dùi tấn công, tạo ra những tranh cãi, dẫn tới chia rẽ trầm trọng hơn trong tập thể người Việt tị nạn trước việc chống hay bênh giới nghệ sĩ trẻ này. Ngay trong một gia đình cha con cãi nhau, giận hờn cũng chỉ vì những tranh cãi phi lý này. Thế là họ đã đạt được mục đích.
Ðể lừa đảo những người nhẹ dạ, họ ru nhẹ bằng cụm từ “giao lưu văn hóa” nhưng chỉ giao lưu một chiều. Nghĩa là họ độc quyền tung ra thị trường hải ngoại những sản phẩm mang tính chất “du kích văn hóa” tự do, vì hải ngoại là xứ tự do. Chính kẽ hở tự do là môi trường dễ dàng để họ lợi dụng. Nghệ sĩ từ trong nước cũng nhập cảnh tự do và cũng tự do tổ chức những buổi ca nhạc qua các mạng lưới nằm vùng. Còn những nghệ sĩ quốc gia hải ngoại có được quyền về trình diễn công khai trong nước không? Họ có dám cho các nhạc sĩ Hưng Ca như Nguyệt Ánh, Việt Dzũng và những thành viên khác về hát nhạc đấu tranh “Trả ta sông núi” không? Chắc chắn là không! Họ chỉ chấp nhận cho những thành phần theo họ để làm cái loa tuyên truyền cho đảng và nhà nước? Còn những văn hóa phẩm hải ngoại có được tự do lưu hành trong nước hay không? Chắc chắn những sản phẩm ấy sẽ bị nhà nước tịch thu, nghiêm cấm. Như thế mà họ vẫn tuyên truyền cho chiêu bài “giao lưu văn hóa” thì thật là quái đản!
Vì vậy, bao lâu CSVN còn chủ trương “giao lưu văn hóa” một chiều là bấy lâu chúng ta có bổn phận và có quyền chống lại chiến dịch tuyên vận của họ. Ðây là xứ tự do, là hậu cứ an toàn nhất của chúng ta, nghĩa là họ được quyền đến đây ca hát tuyên truyền xám dưới nhiều hình thức như du kích chiến thì chúng ta cũng được quyền đả đảo, tẩy chay công khai, có tổ chức lớp lang, và nhất định vạch mặt, đưa ra trước công luận những tên nằm vùng đang trà trộn trong cộng đồng, ăn lương và nhận công tác tay sai cho VC.
Ðối với những khán giả đi xem hát, ngoại trừ một số nhỏ có mục tiêu rõ ràng, hoặc có liên hệ mật thiết với những người bên kia... Còn đại đa số, chúng tôi tin rằng, hoặc vì hiếu kỳ, hoặc vì mê nhạc nên đã vô tình bị nhóm tổ chức lợi dụng để móc tiền và làm công cụ cho họ tuyên truyền trên các tờ báo đảng ở trong nước: “Văn công của đảng ta tới đâu cũng được Việt kiều ủng hộ”. Có nghĩa là cộng đồng hải ngoại đã thôi chống cộng. Xin được đặt một câu hỏi rất đơn giản: “Như vậy có ảnh hưởng tới mầm đấu tranh cho tự do dân chủ của người dân trong nước hay không?” Dĩ nhiên là có, vì những nhà đấu tranh và đồng bào khiếu kiện đang sống trong sự kềm kẹp, luôn luôn mong chờ tiếng nói và sự tiếp tay của chúng ta. Vậy, đồng bào nở lòng nào chỉ vì “vài giờ mua vui” mà vô tình tạo ra nhiều nỗi khó khăn cho tập thể người Việt tị nạn CS; đồng thời gián tiếp hà hơi, tiếp sức cho chế độ CSVN mạnh miệng tuyên truyền và mạnh tay tiêu diệt cao trào dân chủ đang vùng dậy trong nước.
Không cần lý luận thì chúng ta cũng đã thấy chính những văn công, những người chạy cờ, những người tổ chức đã tạo ra sự chia rẽ giữa hai phía chống đối và ủng hộ một cách khoa học. Ðó là mục tiêu chính yếu mà bộ phận tuyên truyền cần đạt tới. Càng tạo thêm mâu thuẫn, nghi kỵ; càng tạo thêm giận hờn trong cộng đồng người Việt tỵ nạn; càng tạo thêm xáo trộn trong đời sống của người Việt ly hương vốn quá nhiêu khê là công tác tuyên vận của VC được coi như đạt kết quả.
LỜI KẾT
Rồi đây chế độ độc tài cộng sản sẽ phải sụp đổ, hoặc bị xóa tan bởi trào lưu dân chủ tự do của nhân loại. Thế nhưng, chúng ta không thể ngồi chờ tự nó biến thể! Vì bao lâu đại họa cộng sản còn độc quyền cai trị là bấy lâu dân tộc còn bị đọa đày trong một xã hội tha hóa, luân thường đạo lý bị xóa bỏ, nhân phẩm của con người bị phá nát chưa bao giờ có trong lịch sử dân tộc Việt.
Ðã đến lúc các bạn trẻ phải đứng lên, mạnh bước đi làm cuộc cách mạng nhân bản để đưa dân tộc ra khỏi hố sâu bệ rạc từ thân đến tâm. Tên tuổi của bạn trẻ sẽ đi vào lịch sử của dân tộc Việt! Hãnh diện thay, một Nguyễn, một Trần, một Lê, một Lý.... sẽ nối kết với hàng trăm, hàng vạn, hàng triệu Nguyễn Lý Lê Trần khác để tạo thành một biển lửa kiên cường, thiêu đốt những âm mưu chia rẽ, vô hiệu hóa những đòn thù, những chông gai mà cha anh đã bước qua. Các bạn sẽ là những người trẻ mang đầy nhiệt huyết kiêu hùng của cha anh, xóa tan màn vô minh, dẹp bỏ độc tài cộng sản và dựng lại cơ đồ cho thế hệ kế tiếp hồi sinh trong tự do dân chủ.
Ðã làm trai sống trong trời đất, Phải có danh gì với núi sông.
Trương Sĩ Lương
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét