Sau gần một tháng lên thành phố Sài Gòn, tập họp trước Văn phòng 2 Quốc hội để khiếu kiện về nhà đất, ruộng vườn, tài sản bị chính quyền địa phương chiếm đoạt, dân chúng các tỉnh miền Nam không được chính quyền trung ương giải quyết mà lại còn ra lệnh cho công an đàn áp và giải tán bằng vũ lực.
Cuộc biểu tình của các bà con Miền Nam, khiến người ta nhớ tới lại cuộc nổi dậy của các nông dân tỉnh Thái Bình và mấy tỉnh miền Bắc, xẩy ra khoảng mười năm trước, và cuối cùng, đã bị đàn áp vô cùng dã man.
Điểm khác biệt giữa mười năm trước và bây giờ, là các phương tiện thông tin hồi ấy chưa thuận tiện như ngày nay, và cuộc nổi dậy phát xuất một tỉnh nhỏ, nên nhà cầm quyền cộng sản đã có thể đàn áp trong âm thầm, tránh được con mắt quan sát của giới ký giả quốc tế.
Cuộc biểu tình của hàng ngàn bà con Tiền Giang diễn ra tại nơi “nhĩ mục quan chiêm”, ngay tại thành phố đông nhất nước là Sàigòn, và có người tham dự biểu tình còn có cả điện thoại di động, có thể trực tiếp nói truyện hay gửi hình đi khắp thế giới. Điều mà các sinh viên ở Thiên An Môn, và các nông dân ở Thái Bình không có. Với kinh nghiệm bức hình bịt miệng Cha Lý đã làm cả thế giới nổi giận, hy vọng Hà Nội sẽ nhận thức được rằng những chiếc điện thoại cầm tay nhỏ xíu là thứ võ khí đáng sợ hơn nhiều so với súng ống, dùi cui, và những bàn tay bịt miệng.
Nhưng tàn bạo là bản năng của mọi chế độ độc tài, và bản năng này thường làm họ mất khôn. Vì vậy, tuy cuộc biểu tình của bà con Tiền Giang có ưu thế hơn các nông dân Thái Bình trước đây, nhưng người ta vẫn không khỏi lo ngại khi nghĩ tới những hậu quả tàn khốc nếu cuộc đàn áp diễn ra. Hà Nội chỉ không dám đàn áp khi họ thấy được rằng cuộc đàn áp sẽ là một tai họa khổng lồ cho chính họ, còn tai hại gấp trăm gấp ngàn lần vụ bịt miệng cha Lý. Ý chí sắt đá của bà con biểu tình khiếu kiện, và hậu thuẫn rộng rãi của đồng bào trong nước cũng như ngoài nước, là thành trì bảo vệ trước đe dọa đàn áp.
Nói tới cuộc đàn áp phong trào nổi dậy của nông dân Thái Bình, có lẽ không mấy ai biết rõ hơn nhà văn Dương Thu Hương, quê Thái Bình, người đã trưởng thành và được giáo dục ngay trong lòng Xã hội chủ nghĩa. Từ khi quyết định ở lại Paris vào cuối năm ngoái để có thể yên ổn viết văn, bà Dương Thu Hương đã cho phổ biến vào tháng Tư vừa rồi một đoản văn mang tựa đề “Bức tường của các huyễn tưởng”. Để độc giả có một ý niệm về phương cách đàn áp hiểm độc của Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin trích lại sau đây phần nói về vụ Thái Bình:
***
Cách đây chừng một thập kỷ đã xảy ra vụ nổi loạn của nông dân Thái Bình. Những người dân cày đói ăn biểu tình yêu cầu bọn quan chức địa phương hoàn lại những món tiền bị cưỡng đoạt trái phép. Cuộc khởi loạn thoạt tiên xảy ra trên bảy huyện trong tỉnh, trước hết là Quỳnh Phụ, sau đó lan ra các tỉnh lân cận như Hải Hưng, Vĩnh Phú, Quảng Ninh…
Phóng viên nước ngoài rầm rộ đổ đến Hà Nội. Đương nhiên đây là bộ phận đáng e ngại nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội vì ở Việt Nam chưa có báo chí theo đúng nghĩa. Đối với đảng Cộng sản, phóng viên là con cháu trong nhà, bảo gì phải nghe nấy, nếu hỗn hào sẽ đuổi ra khỏi cửa, bẻ gẫy cần câu cơm… Cho dù vẫn dương dương tự đắc là độc lập, quan lại Việt Nam chỉ e ngại mấy ông mắt xanh mũi lõ, vì chỉ mấy ông này mới có khả năng gia tăng hoặc làm hao hụt hầu bao của các bậc lãnh đạo dân chúng. (Những chiếc vé xanh là quốc hồn quốc túy bây giờ). Vậy thì họ sẽ phản ứng ra sao với đám phóng viên ngoại quốc?
Họ đón tiếp niềm nở, nụ cười thường trực gắn trên môi: trà ngon, gà vườn, quà tặng rẻ tiền nhưng lạ mắt… Kèm theo đó là sự hứa hẹn mềm mỏng: “chúng tôi sẽ để các ông các bà xuống tỉnh Thái Bình trong thời gian ngắn nhất, với điều kiện bảo đảm được sự an toàn của quý vị”. Sự trì hoãn đó có hiệu lực. Một tuần, hai tuần, ba tuần trôi qua. Các ông tây bà đầm không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Quỹ thời gian có hạn. Hà Nội chỉ là một quán trọ xoàng. Hành tinh mênh mông còn có biết bao nơi chốn mời gọi… Họ lần lượt ra đi.
Khi phóng viên nước ngoài cuối cùng lên máy bay và các ống kính đã chĩa về hướng khác là lúc cuộc đàn áp bắt đầu. Trong một đêm, hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt. Không một tờ lệnh. Hoàn toàn là lệnh mồm. Ở Việt Nam, lệnh mồm là thứ hiệu lực nhất. Lực lượng đàn áp là bộ phận được trả lương hậu hĩnh nhất trong guồng máy này. Trên 40% kinh phí quốc dân dành để nuôi họ. Vì thế, cuộc vây bắt diễn ra êm nhẹ. Hoàn toàn trong bóng đêm. Sót lại là tiếng kêu khóc của đám dân quê đói khổ, thất học, thân nhân của những người bị cùm trói và tống vào xe thùng sắt.
Các cựu chiến binh Thái Bình, những người đã hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những thương bệnh binh nạn nhân của chất độc da cam, những người thường được ca ngợi véo von là anh hùng cứu nước. Họ sẽ được đảng Cộng sản thân yêu đối xử ra sao?
Họ bị phân tán vào khắp các trại tù, sống trà trộn giữa đám tội phạm thật sự. Ở đó, họ sẽ chết trong một thời gian rất ngắn bởi chính các bạn tù này. Bọn tội phạm được lệnh thủ tiêu họ. Đương nhiên, “lệnh mồm” và ban bố một cách thì thầm đến tận từng cá nhân.
Đây chính là “phương thức châu Á”, nhóm danh từ tôi tạm mượn ông Karl Marx tôn kính ở phương Tây. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: giết một người án 20 năm giảm xuống 18 năm. Giết hai người, 18 năm còn lại 16… Cứ thế mà thực thi.
Khởi sự là các cuộc khiêu khích, gây hấn. Sau đấy là cuộc tàn sát bằng các hình thức khác biệt, trong đó một hình thức đặc biệt hiệu nghiệm và rất ấn tượng: giết người bằng đũa ăn. Người châu Á ăn cơm bằng đũa. Dụng cụ ẩm thực biến thành vũ khí sát nhân là sự ứng biến tuyệt vời. Người ta vót những chiếc đũa bằng gốc tre đực, thứ tre cứng như sắt, một đầu đũa được chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Với độ dài 25cm, đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc không kịp bật một tiếng kêu.
Như thế, trong bóng đêm và trong sự im lặng, những người cầm đầu cuộc biểu tình của dân cày Thái Bình đã chết theo kiểu ấy. Chính quyền Việt Nam thực sự là kẻ sáng tạo lỗi lạc. Với nguyên tắc: hiệu quả tuyệt đối trong sự an toàn tuyệt đối, họ đã thực hiện một Thiên An Môn nhung lụa mà sự thành công ở mức tối đa. Hiệu quả tuyệt đối vì số người bị giết nhiều gấp bội số người chết bởi xe tăng và súng liên thanh trên quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc. An toàn tuyệt đối vì không một nhà báo nước ngoài nào nhòm ngó nổi nhà ngục Việt Nam, không một ống kính nào ghi lại được, dù một hình ảnh nhù nhòa, tội ác của họ. /.
Đa Nguyên
Cuộc biểu tình của các bà con Miền Nam, khiến người ta nhớ tới lại cuộc nổi dậy của các nông dân tỉnh Thái Bình và mấy tỉnh miền Bắc, xẩy ra khoảng mười năm trước, và cuối cùng, đã bị đàn áp vô cùng dã man.
Điểm khác biệt giữa mười năm trước và bây giờ, là các phương tiện thông tin hồi ấy chưa thuận tiện như ngày nay, và cuộc nổi dậy phát xuất một tỉnh nhỏ, nên nhà cầm quyền cộng sản đã có thể đàn áp trong âm thầm, tránh được con mắt quan sát của giới ký giả quốc tế.
Cuộc biểu tình của hàng ngàn bà con Tiền Giang diễn ra tại nơi “nhĩ mục quan chiêm”, ngay tại thành phố đông nhất nước là Sàigòn, và có người tham dự biểu tình còn có cả điện thoại di động, có thể trực tiếp nói truyện hay gửi hình đi khắp thế giới. Điều mà các sinh viên ở Thiên An Môn, và các nông dân ở Thái Bình không có. Với kinh nghiệm bức hình bịt miệng Cha Lý đã làm cả thế giới nổi giận, hy vọng Hà Nội sẽ nhận thức được rằng những chiếc điện thoại cầm tay nhỏ xíu là thứ võ khí đáng sợ hơn nhiều so với súng ống, dùi cui, và những bàn tay bịt miệng.
Nhưng tàn bạo là bản năng của mọi chế độ độc tài, và bản năng này thường làm họ mất khôn. Vì vậy, tuy cuộc biểu tình của bà con Tiền Giang có ưu thế hơn các nông dân Thái Bình trước đây, nhưng người ta vẫn không khỏi lo ngại khi nghĩ tới những hậu quả tàn khốc nếu cuộc đàn áp diễn ra. Hà Nội chỉ không dám đàn áp khi họ thấy được rằng cuộc đàn áp sẽ là một tai họa khổng lồ cho chính họ, còn tai hại gấp trăm gấp ngàn lần vụ bịt miệng cha Lý. Ý chí sắt đá của bà con biểu tình khiếu kiện, và hậu thuẫn rộng rãi của đồng bào trong nước cũng như ngoài nước, là thành trì bảo vệ trước đe dọa đàn áp.
Nói tới cuộc đàn áp phong trào nổi dậy của nông dân Thái Bình, có lẽ không mấy ai biết rõ hơn nhà văn Dương Thu Hương, quê Thái Bình, người đã trưởng thành và được giáo dục ngay trong lòng Xã hội chủ nghĩa. Từ khi quyết định ở lại Paris vào cuối năm ngoái để có thể yên ổn viết văn, bà Dương Thu Hương đã cho phổ biến vào tháng Tư vừa rồi một đoản văn mang tựa đề “Bức tường của các huyễn tưởng”. Để độc giả có một ý niệm về phương cách đàn áp hiểm độc của Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin trích lại sau đây phần nói về vụ Thái Bình:
***
Cách đây chừng một thập kỷ đã xảy ra vụ nổi loạn của nông dân Thái Bình. Những người dân cày đói ăn biểu tình yêu cầu bọn quan chức địa phương hoàn lại những món tiền bị cưỡng đoạt trái phép. Cuộc khởi loạn thoạt tiên xảy ra trên bảy huyện trong tỉnh, trước hết là Quỳnh Phụ, sau đó lan ra các tỉnh lân cận như Hải Hưng, Vĩnh Phú, Quảng Ninh…
Phóng viên nước ngoài rầm rộ đổ đến Hà Nội. Đương nhiên đây là bộ phận đáng e ngại nhất đối với nhà cầm quyền Hà Nội vì ở Việt Nam chưa có báo chí theo đúng nghĩa. Đối với đảng Cộng sản, phóng viên là con cháu trong nhà, bảo gì phải nghe nấy, nếu hỗn hào sẽ đuổi ra khỏi cửa, bẻ gẫy cần câu cơm… Cho dù vẫn dương dương tự đắc là độc lập, quan lại Việt Nam chỉ e ngại mấy ông mắt xanh mũi lõ, vì chỉ mấy ông này mới có khả năng gia tăng hoặc làm hao hụt hầu bao của các bậc lãnh đạo dân chúng. (Những chiếc vé xanh là quốc hồn quốc túy bây giờ). Vậy thì họ sẽ phản ứng ra sao với đám phóng viên ngoại quốc?
Họ đón tiếp niềm nở, nụ cười thường trực gắn trên môi: trà ngon, gà vườn, quà tặng rẻ tiền nhưng lạ mắt… Kèm theo đó là sự hứa hẹn mềm mỏng: “chúng tôi sẽ để các ông các bà xuống tỉnh Thái Bình trong thời gian ngắn nhất, với điều kiện bảo đảm được sự an toàn của quý vị”. Sự trì hoãn đó có hiệu lực. Một tuần, hai tuần, ba tuần trôi qua. Các ông tây bà đầm không còn đủ kiên nhẫn để chờ đợi. Quỹ thời gian có hạn. Hà Nội chỉ là một quán trọ xoàng. Hành tinh mênh mông còn có biết bao nơi chốn mời gọi… Họ lần lượt ra đi.
Khi phóng viên nước ngoài cuối cùng lên máy bay và các ống kính đã chĩa về hướng khác là lúc cuộc đàn áp bắt đầu. Trong một đêm, hàng nghìn cựu chiến binh đã bị bắt. Không một tờ lệnh. Hoàn toàn là lệnh mồm. Ở Việt Nam, lệnh mồm là thứ hiệu lực nhất. Lực lượng đàn áp là bộ phận được trả lương hậu hĩnh nhất trong guồng máy này. Trên 40% kinh phí quốc dân dành để nuôi họ. Vì thế, cuộc vây bắt diễn ra êm nhẹ. Hoàn toàn trong bóng đêm. Sót lại là tiếng kêu khóc của đám dân quê đói khổ, thất học, thân nhân của những người bị cùm trói và tống vào xe thùng sắt.
Các cựu chiến binh Thái Bình, những người đã hiến dâng toàn bộ tuổi thanh xuân trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, những thương bệnh binh nạn nhân của chất độc da cam, những người thường được ca ngợi véo von là anh hùng cứu nước. Họ sẽ được đảng Cộng sản thân yêu đối xử ra sao?
Họ bị phân tán vào khắp các trại tù, sống trà trộn giữa đám tội phạm thật sự. Ở đó, họ sẽ chết trong một thời gian rất ngắn bởi chính các bạn tù này. Bọn tội phạm được lệnh thủ tiêu họ. Đương nhiên, “lệnh mồm” và ban bố một cách thì thầm đến tận từng cá nhân.
Đây chính là “phương thức châu Á”, nhóm danh từ tôi tạm mượn ông Karl Marx tôn kính ở phương Tây. Bọn tội phạm được hứa hẹn giảm án theo thành tích: giết một người án 20 năm giảm xuống 18 năm. Giết hai người, 18 năm còn lại 16… Cứ thế mà thực thi.
Khởi sự là các cuộc khiêu khích, gây hấn. Sau đấy là cuộc tàn sát bằng các hình thức khác biệt, trong đó một hình thức đặc biệt hiệu nghiệm và rất ấn tượng: giết người bằng đũa ăn. Người châu Á ăn cơm bằng đũa. Dụng cụ ẩm thực biến thành vũ khí sát nhân là sự ứng biến tuyệt vời. Người ta vót những chiếc đũa bằng gốc tre đực, thứ tre cứng như sắt, một đầu đũa được chuốt nhọn như kim đan. Khi các cựu chiến binh Thái Bình đang ngủ, bọn tội phạm bất thình lình đóng chiếc đũa này vào lỗ tai của họ. Với độ dài 25cm, đũa xuyên suốt từ tai nọ sang tai kia. Nạn nhân chết tức khắc không kịp bật một tiếng kêu.
Như thế, trong bóng đêm và trong sự im lặng, những người cầm đầu cuộc biểu tình của dân cày Thái Bình đã chết theo kiểu ấy. Chính quyền Việt Nam thực sự là kẻ sáng tạo lỗi lạc. Với nguyên tắc: hiệu quả tuyệt đối trong sự an toàn tuyệt đối, họ đã thực hiện một Thiên An Môn nhung lụa mà sự thành công ở mức tối đa. Hiệu quả tuyệt đối vì số người bị giết nhiều gấp bội số người chết bởi xe tăng và súng liên thanh trên quảng trường Thiên An Môn Trung Quốc. An toàn tuyệt đối vì không một nhà báo nước ngoài nào nhòm ngó nổi nhà ngục Việt Nam, không một ống kính nào ghi lại được, dù một hình ảnh nhù nhòa, tội ác của họ. /.
Đa Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét