VĂN HOÁ TRÌ TRỆ
NHÌN TỪ HÀ NỘI
ĐẦU THẾ KỶ 21
Mù Lòa Sáng Tạo,
Thui Chột Tự Tin.
Xứ sở có Công An đi vào sinh hoạt sáng tạo.
Đúng là một hiện tượng độc đáo dưới chế độ cộng sản Việt Nam của thế kỷ 20.
Nói đến Công An Cảnh Sát là mọi người dân Việt Nam ai cũng sợ và ớn. Với bộ đồ xanh lá cây hay vàng võ đồng phục, màu tượng trưng cho những người đàn ông khống chế tất cả mọi quyền hành trên người dân Việt Nam.
Quyền hành của giới Công An trong xã hội hiện nay thể hiện một cách tuyệt đối đến độ các tờ báo được Cơ Quan Công An phát hành là những tờ báo bán chạy nhất.
Tờ An Ninh Thủ Đô: Cơ Quan Của Công An Thành Phố Hà Nội.
Tờ An Ninh Thế Giới: Tổng Cục XDLL. Công An Nhân Dân.
Tờ Văn Hóa-Văn Nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Nghệ Của Lực Lượng Công An Nhân Dân.
Mở tờ Văn Hóa - Văn nghệ Công An Số 10-1999, Nội dung báo gồm những bài như sau: Cây bút vàng 99; Hy vọng và chờ đợi của Nhật Anh. Hình Ảnh Cao Đẹp Của Người Chiến Sĩ Công An Phải Thực Sự Sống Động Trên Từng Trang Viết của nhà văn Hữu Ước. Hà Nội Năm Cửa Ô Xòe Mở Bình Yên. Tùy bút của Lê Huy Quang. 50 Năm Tiến Về Hà Nội của Nguyễn Thắng. Giấc Mơ Nào Không Ngắn, Truyện ngắn dự thi của Đinh Quang Ngọc. Trầm Mặc Hội An ghi chép của Nguyễn Thế Tường. Nhà Văn Tô Hoài và Bè Bạn, Đào Vũ. Yến Lan - Một Đời Thơ của Từ Quốc Hoài. Nhà văn Nguyễn Khải và "Cuộc Tìm Kiếm Mãi Mãi" của Trần Bảo Hưng. Phải Chăng Văn Hóa Là Ngọn Nguồn Dân Tộc của Nguyễn Mạnh Hảo. Bàn Tròn Tháng Mười: Nhà Văn Thời Công Nghiệp: Bảo Quyên lược ghi về cuộc gặp gỡ của các tác giả nổi tiếng đương đại tại tạp chí Văn Hóa- Văn Nghệ Công An tại thành phố HCM. Cuộc hẹn tháng mười này có nhà văn Nguyên Quang Sáng, Trần Hữu Lục, Nguyên Quốc Trung, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim, Trầm Hương.. .. (95)
Trong cuộc bàn cãi những đề tài văn chương, các tác giả tranh cãi về đề tài sống và viết rất thẳng thắn và sát nút. "Phải lăn xả vào đời sống thời công nghiệp". (96) Họ bàn luận rất thoải mái. Không tỏ vẻ gì là bị nhà nước kiểm soát sáng tác tại đây.
Sự khác thường là ở đấy.
Ở bất cứ xứ sở nào, tôi cũng thường nghe người dân nhìn vào lực lượng cảnh sát và công an với một con mắt ít thiện cảm. Đa số dân chúng ở bất cứ xứ sở nào cũng đều nhìn vào thành phần công an cảnh sát như những thành phần cứng ngắc, luật lệ, xa cách, khuôn mặt vô cảm, chỉ biết phục vụ chính quyền, thiếu thông cảm cho người dân... Ở một phương diện nào đó, lúc người dân nói "bộ muốn làm cảnh sát công an ở đây hả" thì có một hàm ý là không ai thích sự mất tự do trong bầu khí đó. Mạnh dạn hơn nữa, khi người dân nói "cái xứ Việt Nam vẫn còn là xứ công an trị" thì có nghĩa là xứ Việt Nam đang không có tự do.
Do vậy điều gì gắn liền với công an và cảnh sát thì thường không thể nào mang tính trung thực, sáng tạo, tự do.
Nhà văn nhà thơ gần như là kẻ kỵ nhất với công an cảnh sát.
Lý do là nghe đến công an cảnh sát là đã mất hứng để sáng tác.
Nghe đến công an là thấy hết nghệ thuật.
Nghe đến công an là hết thấy cảm tình hồn nhiên.
Nghe đến công an là thấy mất tự do.
Thế nhưng ở đây tôi đang nhìn thấy một hiện tượng bất thường của xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đó là hiện tượng công an cảnh sát ra báo. Và báo của họ lại bán rất chạy.
Báo chí ở các nước tự do dân chủ thường được gọi là "Đệ Tứ Quyền" (The Fourth Estate) trong tổ chức xã hội. Thực ra đây là tên gán cho sinh hoạt báo chí chứ không phải là một định chế hay chức năng chính thức về mặt pháp lý. Nó hiện diện trong tổ chức sinh hoạt xã hội cùng với ba loại quyền luật định khác là Quyền Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Chính Phủ) và Tư Pháp (Quan Tòa).
Nói báo chí là Đệ Tứ Quyền, là vì tuy không chính thức, nhưng báo chí nên phản ảnh dư luận từ phía người dân một cách trung thực nhất. Khi đã phản ảnh đúng đắn dư luận từ phía quần chúng, báo chí lại có ảnh hưởng bao trùm lên ba quyền kia.
Vì thế báo chí thường đứng về phía người dân, bảo vệ quyền lợi của người dân, và đóng vai trò cái thắng để kiềm chế và giám sát các sự lạm quyền của ba thế lực kia. Báo chí ở các nước tự do dân chủ do đó thường là nơi tụ họp và phản ảnh các luồng tư tưởng phóng khoáng nhất, cởi mở nhất, có tính chất bảo vệ quyền lợi của người dân nhất và thường ở vào vị thế đối lập với nhà nước. Hay ít ra sẵn sàng làm việc phản ảnh các quan điểm khác biệt của người dân đối lập với các quan điểm chính thức của nhà cầm quyền.
Báo chí thường có nghĩa là phải độc lập với chính quyền. Báo chí trong các xứ tự do có khi là một loại thế lực của người dân. Người dân dùng nó để đối thoại với chính quyền.
Còn trong chế độ Cộng Sản, trong dòng lý luận của Duy Vật Biện Chứng, chủ thuyết Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa được xem là tư tưởng chủ đạo hướng dẫn mọi sinh hoạt sáng tác trong tất cả mọi ngành văn học, nghệ thuật, thông tin. Vì thế, nghệ thuật được định nghĩa chính thức là tuyên truyền.
Và vì vậy mà trong xã hội Việt Nam hiện nay, Công An làm thơ, Công An trình diễn kịch, Công An làm ca sĩ, Công An đi thi hoa hậu, Công An sáng tạo. Điều này chứng tỏ cơ quan Công An trở thành nơi chốn cung ứng cho con người trong xã hội này một cơ hội sáng tạo nghệ thuật. Một lĩnh vực thường đối nghịch với tất cả mọi thứ uy quyền và ràng buộc. Mà các sinh hoạt chính trị, chính quyền, công quyền này, thường là những biểu tượng ràng buộc có quyền năng giết chết sáng tạo nghệ thuật nhất.
Điều gì đã khiến cơ quan Công An của nhà nước Việt Nam lại rơi vào vị thế tạo môi trường cho các nhà sáng tác nghệ thuật Việt Nam nhảy vào?
Thứ nhất, trong một xã hội mà tất cả mọi quyền lợi đều nằm trong tay chính quyền. Người dân hoàn toàn bị tước đoạt mọi quyền sống thì tổ chức nào nhiều quyền nhất chính là tổ chức được quyền tự do phát biểu nhất. Khi Công An ra báo thì còn ai có thể hạch sách họ được. Họ là cơ quan có nhiều quyền nhất trong những cơ quan của chính quyền. Các nhà văn, các nhà làm kịch, khi nằm trong một tờ báo của Công An có phê bình một đề tài hay một tác phẩm nào thì đã có cái mũ Công An che đậy. Vì vậy đó là một nơi an toàn bảo đảm nhất để phát biểu tự do (!)
Về mặt khai thác đề tài, trong khi các báo khác không được phê bình chính sách của Đảng Cộng Sản, hay các cá nhân trong chính quyền làm những điều sai trái. Thì báo Công An tha hồ khai thác những chuyện tội phạm trong xã hội mà câu chuyện đến từ chính những hồ sơ Công An của họ. Tính chất bi kịch của các tội phạm trong xã hội được phơi bày ra đủ làm món ăn tinh thần đáp ứng được nhu cầu đọc truyện kích động của độc giả. Ở một xã hội mà các món ăn tinh thần bị o ép và kiểm duyệt tối đa như xã hội Việt Nam hiện nay, thì các chuyện giật gân bất thường từ các hồ sơ cảnh sát của cơ quan công an đủ để lấp đầy nhu cầu đọc và xem chuyện giật gân, mà trong các xã hội xã hội khác có thể phải dùng cốt truyện tưởng tượng để tạo nên phim ảnh trên màn ti vi hay xi nê.
Trong vụ phê bình văn hóa vọng ngoại, tôi không phải là người lẻ loi. Đã có rất nhiều nhà văn nhà báo đã lên tiếng về hiện tượng sính đồ ngoại này. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi thông tin sách vở báo chí Việt Nam và biết đã có sự phản ánh này. Có thể nói đội ngũ những nhà văn nhà báo Việt Nam tương đối giữ được đôi mắt sáng suốt và sự biểu lộ chân thật nhất về những cảnh đời của xã hội Việt Nam:
"Thái độ tiêu dùng không sành điệu hiện nay, còn có thể nói là tâm lý sính hàng ngoại. Hàng ngoại bao giờ cũng đắt, điều hấp dẫn duy nhất ở hàng ngoại là mẫu mã đẹp, bắt mắt người tiêu dùng.... Hiện nay những loại bột ngọt giả nhãn hiệu thường có bao bì in hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài,.... có những người mua một món hàng sản xuất trong nước, nhưng cứ đinh ninh rằng đây là hàng ngoại... Hàng Việt Nam đã được xuất sang các nước, thế mà người ta lại cứ phải chọn những món hàng mang nhãn hiệu nước ngoài.... (97)
Cả một dân tộc sính hàng ngoại thì đúng là niềm tự hào dân tộc đi xuống điểm thấp nhất. Tôi không hiểu với hàng nghìn chương sử oanh liệt tại sao dân tộc này không thể sản xuất được một cái bao bì đủ để làm đẹp mắt người tiêu dùng?
Một chế độ độc tài bao cấp đã giết mòn óc sáng tạo.
Một chế độ thiếu tự do đã bọc kín cọc sắt lên những chồi mầm sáng tạo. Đó là lý do tại sao những nhà nghệ thuật Việt Nam không sản xuất được những chiếc bao bì đẹp bắt mắt khách hàng như các bao bì dán nhãn hiệu của Nhật Bản hay Trung Hoa.
Trong bài báo nói về cơn lũ của phim ngoại thao túng màn ảnh ti vi Việt Nam, tác giả Tô Hoàng viết:
"Có người cho rằng việc gì phải ngăn chận cơn lũ ấy! Cứ để thế làm gương nhỡn tiền, làm ví dụ cho những người đang làm phim truyền hình xứ mình. Cùng chất Á Đông, cùng mẫu người Á Đông, thậm chí nhiều khi cùng vấn đề xã hội nhức nhối giống nhau (....) sao họ làm sâu sắc, cảm động, rất đời, rất thực đến thế...
"Ý kiến khác cho rằng truyền hình xứ mình đang quảng cáo không công cho các hãng phim truyền hình Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, đang vô tình cổ xúy cho hàng ngoại, lối sống ngoại.
"Có một thực tế này cũng không nên bỏ qua: Nếu bây giờ bỗng nhiên các đài thu hẹp thời gian phát sóng phim truyện nước ngoài xuống 1/3 hay một nửa, thử hỏi lấy gì để lấp nổi chương trình truyền hình kéo dài cả chục tiếng đồng hồ mỗi ngày đây? Thành thử sự chí lý là ở chỗ ngay từ dạo quyết định mở thêm kênh, tăng thêm thời lượng phát sóng, người ta đã không lường hết tình trạng trớ trêu (....) này như một cơ hội "sống chết mặc bay". (98)
Khi đời sống nội trống vắng thì người ta phải vay mượn lối sống ngoại. Một xã hội bị cấm sống nên người ta phải mượn đời sống khác sống đỡ.
Những kẻ làm nghệ thuật dưới chế độ cộng sản đã bị những mục tiêu phục vụ của Đảng dìm chặn sức sáng tạo. Cho nên họ không thể sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật hay ho. Kết quả là những bộ môn nghệ thuật dưới chế độ bao cấp nghèo nàn. Và vì vậy mới đưa tới tình trạng trớ trêu là đài truyền hình nội không sản xuất đủ phim hay để chiếu, mà phải đi vay mượn phim ngoại chiếu.
Khi tôi viết những dòng chữ này vào cuối năm 1999 thì cơn sốt phim tình cảm Hàn Quốc đang chế ngự trên mọi lĩnh vực truyền thông Việt Nam.
Bộ phim "Thành Thật Với Tình Yêu" gồm 35 tập của một hãng phim Nam Hàn đang làm say sưa bao nhiêu nữ khán giả Việt Nam. Một tuần 3 đêm, thứ hai, tư, năm, các nữ khán giả chờ đợi say mê chờ đón VTV3 vào lúc 7:45 - 8:45 tối để xem chuyện tình một anh con trai yêu hai chị con gái rồi với những câu chuyện tù tội, mưu mô, gay cấn của sự quân bằng công việc và tình cảm. Một chuyện tình cảm sướt mướt hạng bét được lồng trong các công thức phim trường éo le có bài bản của Hồng Kông hay Hollywood như buôn lậu, tù tội...
Sự say mê theo dõi các cuốn phim Hàn Quốc này đã làm cho các tờ báo báo động và gọi là "Cơn Sốt Phim Hàn Quốc" đang lũng đoạn truyền hình Việt Nam. Các báo phụ nữ lên hình bìa tài tử Hàn Quốc. Các tiệm bán quần áo đăng quảng cáo mốt mới Hàn Quốc. Các chương trình ca nhạc mời tài tử Hàn Quốc từ Hàn Quốc sang ra mắt cùng các ca sĩ "siêu sao" Việt Nam.
Khi được hỏi tại sao lại thích xem phim "Hàn Quốc" hơn phim "Việt Nam", một nữ khán giả trả lời với tôi rằng: "Phim Việt Nam cứ chiếu ba cái cảnh nhà nghèo coi chán lắm. Coi phim Hàn Quốc còn thấy người ta ăn mặc sang trọng đẹp đẽ. Coi phim Việt Nam cứ làm ruộng với đi bộ đội về. Coi hoài chán lắm".
Vấn đề không đơn sơ như lời người nữ khán giả phát biểu. Nhưng vấn đề nó nằm trong cốt lõi của lời phát biểu.
Không có nội dung nào dở. Chỉ có người thể hiện dở. Những người làm nghệ thuật dưới chế độ bao cấp cộng sản bị vướng mắc vào đồng tiền của bao cấp. Cho nên họ phải phục vụ cái chủ đề "anh hùng lao động" có hậu của chế độ cộng sản. Bao lâu những người làm nghệ thuật còn bị đóng đinh trên cái khung nghệ thuật bao cấp này thì bấy lâu nền nghệ thuật này chỉ phục vụ chủ nhân bao cấp: Những nhà chính trị cộng sản. Dân chúng không thấy đồng ý với mô thức này nên họ không xem. Giản dị thôi.
Hơn bộ môn nào khác, phim ảnh tận dụng tính giải trí và ảo vọng nhiều. Đôi khi người ta xem phim là để tìm đến một thế giới xa vời. Những cảnh sang trọng áo quần là lượt, đấm đá, sống như "xi nêh được dân chúng chấp nhận và mong đợi xảy ra trong phim. Vì trong đời thường, họ không sở hữu được thế giới ấy. Chỉ trong phim ảnh, họ mới chia sẻ được. Họ thích nhìn tài tử sống vung sống bạo, sống sang, sống đẹp trên màn ảnh.
Phim bao cấp phục vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam lại chỉ thích nhắc nhủ và lập lại những anh bộ đội nghèo khổ bệnh tật có tính cần kiệm. Lại chỉ thích ca ngợi chị nông dân hiếu thảo lo chăm sóc mẹ già và anh chồng bất lực. Toàn là những cảnh mà hiện tại khán giả Việt thấy chúng xẩy đến trong đời sống thường ngày nhiều quá rồi, với kết quả không đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Khán giả không muốn nhìn thấy cảnh này trên phim ảnh nữa. Hoặc giả dụ nếu có thấy thì cũng phải thấy trong một sự dàn dựng "cao sang" nào đó. Ví dụ nghệ thuật quay phải cao. Cảnh trí phải đẹp. Áo quần tài tử phải đáng ngắm nhìn. Điều này các nhà nghệ thuật bao cấp không sản sinh ra nổi. Kết quả là khán giả đã quay lưng bỏ đi với những bộ phim Việt Nam bao cấp
Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, sáng tạo nghệ thuật là một lĩnh vực chỉ có thể sinh sôi thúc đẩy trong một bầu khí tự do tối đa. Kẻ sáng tạo cần một khí quyển tự do tuyệt đối. Nghệ thuật từ đó mới ra đời những vở kịch hay, những biểu diễn lạ, những thí nghiệm sáng tạo mới.
Không cho người ta sáng tác thì làm sao người ta có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Sáng tác là một sự trau dồi thường xuyên.
Nên nhớ dưới chế độ Cộng Sản, nếu bạn không được "bao cấp", không có tên trong Hội Nhà Văn thì sáng tác của bạn sẽ không được xuất bản.
Nền quản lý "bao cấp" của chế độ Cộng Sản không thể nuôi dưỡng một môi trường sáng tạo dồi dào, năng động, và đạt được kết quả cao về phẩm chất.
Số lượng tác tác phẩm sáng tác dưới chế độ "bao cấp" rất cao. Nhưng các tác phẩm này bị sự quản lý "bao cấp" siết cổ. Thiếu máu, thiếu tự do, thiếu sảng khoái, thiếu thách đố, những tác phẩm sáng tạo của chế độ "bao cấp" không đáp ứng đúng nhu cầu và ước vọng của dân chúng đương thời. Vì vậy khi dân chúng gặp gỡ bất cứ một nguồn sáng tạo nào cung ứng được cho họ chút tâm tư gần gũi, họ sẽ để mắt đến phía ấy ngay. Đó là lý do tại sao phim "bao cấp" của "Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố" được ra lò hàng năm, chiếu ở rạp nhất nhì thành phố nhưng không có quần chúng đến xem. Đó là lý do tại sao các đài truyền hình lúc này chỉ thích chiếu phim bộ đến từ Hàn Quốc và đến từ Hollywood.
Và cứ tìm đến các chương trình phim ảnh hiện đại thì chỉ thấy kín mít phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc, phim Âu Mỹ chật kín các rạp hát, các màn ảnh truyền hình.
Nền quản lý sáng tạo "bao cấp" đã đẻ sanh và nuôi dưỡng một trường phái "bắt chước" trong xã hội. Đi giữa thủ đô Hà Nội thấy những tiệm "nhái tranh" mà lợm người. Tưởng gì hay ho, té ra nguyên cả tiệm toàn là tranh vẽ nhái lại tranh những Van Gogh, Gauguin, Picasso. Thiệt là uổng phí bao nhiêu công sức vẽ vi của ai đó. Sài Gòn có báo Tuổi Trẻ bán chạy, Hà Nội liền có ngay tờ Tuổi Trẻ với chữ "Thủ Đô" nho nhỏ len lén trên góc. Sài Gòn có tờ Phụ Nữ khá ăn khách, thời gian sau Hà Nội cũng bắt chước ra ngay tờ Phụ Nữ, với len len khép chữ "Thủ Đô" như anh hàng xóm Tuổi Trẻ. Sinh Cà Phê hốt khách du lịch Tây Ba Lô ở Sài Gòn quá xá. Bao Cấp Hà Nội liền rinh nguyên con ra bày bảng Sinh Cà Phê ở phố Hàng Bạc không cần ý kiến không cần sửa tí ti nào cho gọi là nể mặt nhau hay cho có cái gọi là văn minh phải xin "bản quyền" này nọ. Trời ạ! Cả tinh thần học hỏi cũng chỉ muốn len lén ké cái cỗ sẵn người ta đã bày. Lười biếng sáng tạo đến thế là cùng. Không còn muốn suy tư tìm tòi, phiêu lưu, và mở đường nữa. Vì văn hóa "bao cấp" đã hủy diệt hết những mầm mống này. Có tìm tòi phiêu lưu mở đường mà ông nhà nước nói không thì cũng dẹp tiệm. Thôi thì cứ ai đã được Ok rồi thì ta cứ theo đó mà bắt chước cho dễ dàng thân nô lệ hơn.
Văn chương "bao cấp" dưới thời chiến tranh thì bị những người làm chính trị đe và dụ vào làm dụng cụ Chống Mỹ Cứu Nước. Hai mươi lăm năm sau cũng chính những người làm chính trị này lại dụ Hội Nhà Văn vào làm công cụ "Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Trong Tinh Thần Xã Hội Chủ Nghĩa". Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội trong nhiệm kỳ này là tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho các nhà văn. Hiện nay sách báo trên thị trường rất nhiều nhưng chúng ta quá thiếu những tác phẩm hay có sức lay động lòng người về cuộc sống đương đại, vì vốn sống, vốn hiểu biết của các nhà văn về công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chưa nhiều.... Sâu xa hơn "cái mới" đó nằm trong những mâu thuẫn tâm lý trong thế giới nội tâm con người khi phải đối mặt với cơ chế thị trường, khi đứng trước những thách thức của cơ chế toàn cầu hóa.... (99)
Một lực lượng các nhà trí thức của cả nước trong Hội Nhà Văn chăm chỉ phục vụ chỉ tiêu do những chính trị gia đề ra như thế này thì đúng là một thứ quái trạng của văn học lẫn văn chương.
Quái thai khổng lồ này ngự trị Việt Nam từ ngày Hồ Chí Minh mang Cộng Sản Quốc Tế về Hà Nội. Sự sắt máu của những kẻ làm chính trị đã bó tay những người cầm bút uốn theo một đường: đường phục vụ chính trị.
Mai này khi xét lại những tác phẩm xuất bản dưới thời điểm này, hậu sinh cần lưu ý cho một điểm là tính chất phục vụ chính trị của những tác phẩm đã làm cho cái nhìn của những người cầm bút sống dưới chế độ Cộng Sản lệch lạc. Chúng bị con vi trùng chính trị sai biểu và hướng dẫn. Những tác phẩm này qua bàn tay kiểm duyệt của chính quyền đã trở thành những dụng cụ.
Con vi trùng chính trị này đã lộng hành thành căn bệnh dịch tả suốt bộ phận thân thể văn hóa, văn chương, văn học Việt Nam, từ năm 1945 cho đến nay.
Những ngày vào cuối tháng ba năm 2000, tôi đến xem một Hội Sách Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) diễn ra tại Hội Trường Thành Phố.
Tôi bị choáng ngợp bởi lượng sách và các nhà xuất bản có mặt. Hội sách có 103 gian hàng gồm 72 nhà xuất bản trong và ngoài nước. Những nhà xuất bản trong nước gồm từ Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn Quảng Nam cho đến Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội. Những nhà xuất bản ngoại quốc cũng chiếm một số gian hàng khá thu hút khách hàng như các nhà xuất bản Oxford, Random House, Singapore, Unesco của Liên Hiệp Quốc... Số lượng sách thì có phóng viên tường trình lên đến "35.000 tên sách Quốc văn (1 triệu bản) 11.500 tên sách ngoại văn (50.000 bản) bày bán". (100)
Trong rừng sách vĩ đại của 3 ngày hội sách này, tôi đi lùng khắp nhưng tôi không hề thấy bất cứ một tựa sách báo được xuất bản từ khối người gọi là 2 triệu Việt Kiều tại hải ngoại.
Không hề có một dấu vết. Không hề có một chỗ đứng. Chính quyền này cương quyết không thèm ngó mặt văn chương văn học của 2 triệu Người Việt Hải Ngoại hiện đang có mặt khắp nơi trên thế giới.
Trong khi họ sẵn sàng cho sách của người ngoại quốc viết được ung dung luân chuyển để người Việt Nam trong nước tha hồ tiêu thụ, thì sách báo của người Việt Nam ngoài nước lại bị chính quyền này cấm luân lưu.
Tôi phải gọi những người Cộng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Ha.
Những người Việt như chúng tôi đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, tại Úc, tại Nhật, tại Hòa Lan hiện nay là dấu tích của đoàn quân bại trận từ Miền Nam Việt Nam 1955-1975. Nhà nước Cộng Sản là những kẻ chiến thắng cơ mà. Kẻ chiến thắng thì có lắm sức mạnh và uy quyền. Há sợ gì những kẻ thua cuộc bại trận chiến vừa qua. Nguyên một bộ máy cầm quyền của một quốc gia mà không kiếm ra được một biện pháp nào cho xứng đáng "anh hùng" cao đẹp hơn là trả thù kiểu "không thèm nhìn mặt" này sao.
Thái độ hèn hạ này xuất phát từ văn hóa "thù vặt". Tìm cách trả thù đối tượng dù đó là một trường hợp không đáng để trả thù. Một nét văn hóa làm cho con người mất đi tính chất cao thượng của lòng nhân bản biết tha thứ. Nó cũng còn phản ảnh khả năng yếu kém trong việc giải tỏa những tranh chấp của hai cựu thù địch.
Lê Thị Huệ
Chú Thích
95. Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.
96. "Cuộc hẹn tháng mười." Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.
97. "Thái Độ Tiêu Dùng - Sành Điệu Có Nghĩa Là Không Lãng Phí", Đào Thị Thanh Tuyền, Phụ Nữ Chủ Nhật, số 43, ngày 7.11.1999. Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh.
98. "Cơn Lũ Phim Ngoại Trên Màn Ảnh Nhỏ", Tô Hoàng, Văn Nghệ Quân Đội, Số 46, ra ngày 5.11.1999)
99. "Không ai có thể làm thay công việc của nhà văn, Nhà Thơ Hữu Thỉnh Tân Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam" VASC. http://www.vnn.vn/tintuc/vhoa_gduc/vh4.html. Ngày 26.4.2000.
100. Theo VOV, VASC, http:// www. vnn.vn /vnn3/ tintuc/i index.html. 25.3.2000.
NHÌN TỪ HÀ NỘI
ĐẦU THẾ KỶ 21
Mù Lòa Sáng Tạo,
Thui Chột Tự Tin.
Xứ sở có Công An đi vào sinh hoạt sáng tạo.
Đúng là một hiện tượng độc đáo dưới chế độ cộng sản Việt Nam của thế kỷ 20.
Nói đến Công An Cảnh Sát là mọi người dân Việt Nam ai cũng sợ và ớn. Với bộ đồ xanh lá cây hay vàng võ đồng phục, màu tượng trưng cho những người đàn ông khống chế tất cả mọi quyền hành trên người dân Việt Nam.
Quyền hành của giới Công An trong xã hội hiện nay thể hiện một cách tuyệt đối đến độ các tờ báo được Cơ Quan Công An phát hành là những tờ báo bán chạy nhất.
Tờ An Ninh Thủ Đô: Cơ Quan Của Công An Thành Phố Hà Nội.
Tờ An Ninh Thế Giới: Tổng Cục XDLL. Công An Nhân Dân.
Tờ Văn Hóa-Văn Nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Nghệ Của Lực Lượng Công An Nhân Dân.
Mở tờ Văn Hóa - Văn nghệ Công An Số 10-1999, Nội dung báo gồm những bài như sau: Cây bút vàng 99; Hy vọng và chờ đợi của Nhật Anh. Hình Ảnh Cao Đẹp Của Người Chiến Sĩ Công An Phải Thực Sự Sống Động Trên Từng Trang Viết của nhà văn Hữu Ước. Hà Nội Năm Cửa Ô Xòe Mở Bình Yên. Tùy bút của Lê Huy Quang. 50 Năm Tiến Về Hà Nội của Nguyễn Thắng. Giấc Mơ Nào Không Ngắn, Truyện ngắn dự thi của Đinh Quang Ngọc. Trầm Mặc Hội An ghi chép của Nguyễn Thế Tường. Nhà Văn Tô Hoài và Bè Bạn, Đào Vũ. Yến Lan - Một Đời Thơ của Từ Quốc Hoài. Nhà văn Nguyễn Khải và "Cuộc Tìm Kiếm Mãi Mãi" của Trần Bảo Hưng. Phải Chăng Văn Hóa Là Ngọn Nguồn Dân Tộc của Nguyễn Mạnh Hảo. Bàn Tròn Tháng Mười: Nhà Văn Thời Công Nghiệp: Bảo Quyên lược ghi về cuộc gặp gỡ của các tác giả nổi tiếng đương đại tại tạp chí Văn Hóa- Văn Nghệ Công An tại thành phố HCM. Cuộc hẹn tháng mười này có nhà văn Nguyên Quang Sáng, Trần Hữu Lục, Nguyên Quốc Trung, Trương Nam Hương, Lê Thị Kim, Trầm Hương.. .. (95)
Trong cuộc bàn cãi những đề tài văn chương, các tác giả tranh cãi về đề tài sống và viết rất thẳng thắn và sát nút. "Phải lăn xả vào đời sống thời công nghiệp". (96) Họ bàn luận rất thoải mái. Không tỏ vẻ gì là bị nhà nước kiểm soát sáng tác tại đây.
Sự khác thường là ở đấy.
Ở bất cứ xứ sở nào, tôi cũng thường nghe người dân nhìn vào lực lượng cảnh sát và công an với một con mắt ít thiện cảm. Đa số dân chúng ở bất cứ xứ sở nào cũng đều nhìn vào thành phần công an cảnh sát như những thành phần cứng ngắc, luật lệ, xa cách, khuôn mặt vô cảm, chỉ biết phục vụ chính quyền, thiếu thông cảm cho người dân... Ở một phương diện nào đó, lúc người dân nói "bộ muốn làm cảnh sát công an ở đây hả" thì có một hàm ý là không ai thích sự mất tự do trong bầu khí đó. Mạnh dạn hơn nữa, khi người dân nói "cái xứ Việt Nam vẫn còn là xứ công an trị" thì có nghĩa là xứ Việt Nam đang không có tự do.
Do vậy điều gì gắn liền với công an và cảnh sát thì thường không thể nào mang tính trung thực, sáng tạo, tự do.
Nhà văn nhà thơ gần như là kẻ kỵ nhất với công an cảnh sát.
Lý do là nghe đến công an cảnh sát là đã mất hứng để sáng tác.
Nghe đến công an là thấy hết nghệ thuật.
Nghe đến công an là hết thấy cảm tình hồn nhiên.
Nghe đến công an là thấy mất tự do.
Thế nhưng ở đây tôi đang nhìn thấy một hiện tượng bất thường của xã hội Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản. Đó là hiện tượng công an cảnh sát ra báo. Và báo của họ lại bán rất chạy.
Báo chí ở các nước tự do dân chủ thường được gọi là "Đệ Tứ Quyền" (The Fourth Estate) trong tổ chức xã hội. Thực ra đây là tên gán cho sinh hoạt báo chí chứ không phải là một định chế hay chức năng chính thức về mặt pháp lý. Nó hiện diện trong tổ chức sinh hoạt xã hội cùng với ba loại quyền luật định khác là Quyền Lập Pháp (Quốc Hội), Hành Pháp (Chính Phủ) và Tư Pháp (Quan Tòa).
Nói báo chí là Đệ Tứ Quyền, là vì tuy không chính thức, nhưng báo chí nên phản ảnh dư luận từ phía người dân một cách trung thực nhất. Khi đã phản ảnh đúng đắn dư luận từ phía quần chúng, báo chí lại có ảnh hưởng bao trùm lên ba quyền kia.
Vì thế báo chí thường đứng về phía người dân, bảo vệ quyền lợi của người dân, và đóng vai trò cái thắng để kiềm chế và giám sát các sự lạm quyền của ba thế lực kia. Báo chí ở các nước tự do dân chủ do đó thường là nơi tụ họp và phản ảnh các luồng tư tưởng phóng khoáng nhất, cởi mở nhất, có tính chất bảo vệ quyền lợi của người dân nhất và thường ở vào vị thế đối lập với nhà nước. Hay ít ra sẵn sàng làm việc phản ảnh các quan điểm khác biệt của người dân đối lập với các quan điểm chính thức của nhà cầm quyền.
Báo chí thường có nghĩa là phải độc lập với chính quyền. Báo chí trong các xứ tự do có khi là một loại thế lực của người dân. Người dân dùng nó để đối thoại với chính quyền.
Còn trong chế độ Cộng Sản, trong dòng lý luận của Duy Vật Biện Chứng, chủ thuyết Hiện Thực Xã Hội Chủ Nghĩa được xem là tư tưởng chủ đạo hướng dẫn mọi sinh hoạt sáng tác trong tất cả mọi ngành văn học, nghệ thuật, thông tin. Vì thế, nghệ thuật được định nghĩa chính thức là tuyên truyền.
Và vì vậy mà trong xã hội Việt Nam hiện nay, Công An làm thơ, Công An trình diễn kịch, Công An làm ca sĩ, Công An đi thi hoa hậu, Công An sáng tạo. Điều này chứng tỏ cơ quan Công An trở thành nơi chốn cung ứng cho con người trong xã hội này một cơ hội sáng tạo nghệ thuật. Một lĩnh vực thường đối nghịch với tất cả mọi thứ uy quyền và ràng buộc. Mà các sinh hoạt chính trị, chính quyền, công quyền này, thường là những biểu tượng ràng buộc có quyền năng giết chết sáng tạo nghệ thuật nhất.
Điều gì đã khiến cơ quan Công An của nhà nước Việt Nam lại rơi vào vị thế tạo môi trường cho các nhà sáng tác nghệ thuật Việt Nam nhảy vào?
Thứ nhất, trong một xã hội mà tất cả mọi quyền lợi đều nằm trong tay chính quyền. Người dân hoàn toàn bị tước đoạt mọi quyền sống thì tổ chức nào nhiều quyền nhất chính là tổ chức được quyền tự do phát biểu nhất. Khi Công An ra báo thì còn ai có thể hạch sách họ được. Họ là cơ quan có nhiều quyền nhất trong những cơ quan của chính quyền. Các nhà văn, các nhà làm kịch, khi nằm trong một tờ báo của Công An có phê bình một đề tài hay một tác phẩm nào thì đã có cái mũ Công An che đậy. Vì vậy đó là một nơi an toàn bảo đảm nhất để phát biểu tự do (!)
Về mặt khai thác đề tài, trong khi các báo khác không được phê bình chính sách của Đảng Cộng Sản, hay các cá nhân trong chính quyền làm những điều sai trái. Thì báo Công An tha hồ khai thác những chuyện tội phạm trong xã hội mà câu chuyện đến từ chính những hồ sơ Công An của họ. Tính chất bi kịch của các tội phạm trong xã hội được phơi bày ra đủ làm món ăn tinh thần đáp ứng được nhu cầu đọc truyện kích động của độc giả. Ở một xã hội mà các món ăn tinh thần bị o ép và kiểm duyệt tối đa như xã hội Việt Nam hiện nay, thì các chuyện giật gân bất thường từ các hồ sơ cảnh sát của cơ quan công an đủ để lấp đầy nhu cầu đọc và xem chuyện giật gân, mà trong các xã hội xã hội khác có thể phải dùng cốt truyện tưởng tượng để tạo nên phim ảnh trên màn ti vi hay xi nê.
Trong vụ phê bình văn hóa vọng ngoại, tôi không phải là người lẻ loi. Đã có rất nhiều nhà văn nhà báo đã lên tiếng về hiện tượng sính đồ ngoại này. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi thông tin sách vở báo chí Việt Nam và biết đã có sự phản ánh này. Có thể nói đội ngũ những nhà văn nhà báo Việt Nam tương đối giữ được đôi mắt sáng suốt và sự biểu lộ chân thật nhất về những cảnh đời của xã hội Việt Nam:
"Thái độ tiêu dùng không sành điệu hiện nay, còn có thể nói là tâm lý sính hàng ngoại. Hàng ngoại bao giờ cũng đắt, điều hấp dẫn duy nhất ở hàng ngoại là mẫu mã đẹp, bắt mắt người tiêu dùng.... Hiện nay những loại bột ngọt giả nhãn hiệu thường có bao bì in hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài,.... có những người mua một món hàng sản xuất trong nước, nhưng cứ đinh ninh rằng đây là hàng ngoại... Hàng Việt Nam đã được xuất sang các nước, thế mà người ta lại cứ phải chọn những món hàng mang nhãn hiệu nước ngoài.... (97)
Cả một dân tộc sính hàng ngoại thì đúng là niềm tự hào dân tộc đi xuống điểm thấp nhất. Tôi không hiểu với hàng nghìn chương sử oanh liệt tại sao dân tộc này không thể sản xuất được một cái bao bì đủ để làm đẹp mắt người tiêu dùng?
Một chế độ độc tài bao cấp đã giết mòn óc sáng tạo.
Một chế độ thiếu tự do đã bọc kín cọc sắt lên những chồi mầm sáng tạo. Đó là lý do tại sao những nhà nghệ thuật Việt Nam không sản xuất được những chiếc bao bì đẹp bắt mắt khách hàng như các bao bì dán nhãn hiệu của Nhật Bản hay Trung Hoa.
Trong bài báo nói về cơn lũ của phim ngoại thao túng màn ảnh ti vi Việt Nam, tác giả Tô Hoàng viết:
"Có người cho rằng việc gì phải ngăn chận cơn lũ ấy! Cứ để thế làm gương nhỡn tiền, làm ví dụ cho những người đang làm phim truyền hình xứ mình. Cùng chất Á Đông, cùng mẫu người Á Đông, thậm chí nhiều khi cùng vấn đề xã hội nhức nhối giống nhau (....) sao họ làm sâu sắc, cảm động, rất đời, rất thực đến thế...
"Ý kiến khác cho rằng truyền hình xứ mình đang quảng cáo không công cho các hãng phim truyền hình Đài Loan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Trung Quốc, đang vô tình cổ xúy cho hàng ngoại, lối sống ngoại.
"Có một thực tế này cũng không nên bỏ qua: Nếu bây giờ bỗng nhiên các đài thu hẹp thời gian phát sóng phim truyện nước ngoài xuống 1/3 hay một nửa, thử hỏi lấy gì để lấp nổi chương trình truyền hình kéo dài cả chục tiếng đồng hồ mỗi ngày đây? Thành thử sự chí lý là ở chỗ ngay từ dạo quyết định mở thêm kênh, tăng thêm thời lượng phát sóng, người ta đã không lường hết tình trạng trớ trêu (....) này như một cơ hội "sống chết mặc bay". (98)
Khi đời sống nội trống vắng thì người ta phải vay mượn lối sống ngoại. Một xã hội bị cấm sống nên người ta phải mượn đời sống khác sống đỡ.
Những kẻ làm nghệ thuật dưới chế độ cộng sản đã bị những mục tiêu phục vụ của Đảng dìm chặn sức sáng tạo. Cho nên họ không thể sáng tác ra những tác phẩm nghệ thuật hay ho. Kết quả là những bộ môn nghệ thuật dưới chế độ bao cấp nghèo nàn. Và vì vậy mới đưa tới tình trạng trớ trêu là đài truyền hình nội không sản xuất đủ phim hay để chiếu, mà phải đi vay mượn phim ngoại chiếu.
Khi tôi viết những dòng chữ này vào cuối năm 1999 thì cơn sốt phim tình cảm Hàn Quốc đang chế ngự trên mọi lĩnh vực truyền thông Việt Nam.
Bộ phim "Thành Thật Với Tình Yêu" gồm 35 tập của một hãng phim Nam Hàn đang làm say sưa bao nhiêu nữ khán giả Việt Nam. Một tuần 3 đêm, thứ hai, tư, năm, các nữ khán giả chờ đợi say mê chờ đón VTV3 vào lúc 7:45 - 8:45 tối để xem chuyện tình một anh con trai yêu hai chị con gái rồi với những câu chuyện tù tội, mưu mô, gay cấn của sự quân bằng công việc và tình cảm. Một chuyện tình cảm sướt mướt hạng bét được lồng trong các công thức phim trường éo le có bài bản của Hồng Kông hay Hollywood như buôn lậu, tù tội...
Sự say mê theo dõi các cuốn phim Hàn Quốc này đã làm cho các tờ báo báo động và gọi là "Cơn Sốt Phim Hàn Quốc" đang lũng đoạn truyền hình Việt Nam. Các báo phụ nữ lên hình bìa tài tử Hàn Quốc. Các tiệm bán quần áo đăng quảng cáo mốt mới Hàn Quốc. Các chương trình ca nhạc mời tài tử Hàn Quốc từ Hàn Quốc sang ra mắt cùng các ca sĩ "siêu sao" Việt Nam.
Khi được hỏi tại sao lại thích xem phim "Hàn Quốc" hơn phim "Việt Nam", một nữ khán giả trả lời với tôi rằng: "Phim Việt Nam cứ chiếu ba cái cảnh nhà nghèo coi chán lắm. Coi phim Hàn Quốc còn thấy người ta ăn mặc sang trọng đẹp đẽ. Coi phim Việt Nam cứ làm ruộng với đi bộ đội về. Coi hoài chán lắm".
Vấn đề không đơn sơ như lời người nữ khán giả phát biểu. Nhưng vấn đề nó nằm trong cốt lõi của lời phát biểu.
Không có nội dung nào dở. Chỉ có người thể hiện dở. Những người làm nghệ thuật dưới chế độ bao cấp cộng sản bị vướng mắc vào đồng tiền của bao cấp. Cho nên họ phải phục vụ cái chủ đề "anh hùng lao động" có hậu của chế độ cộng sản. Bao lâu những người làm nghệ thuật còn bị đóng đinh trên cái khung nghệ thuật bao cấp này thì bấy lâu nền nghệ thuật này chỉ phục vụ chủ nhân bao cấp: Những nhà chính trị cộng sản. Dân chúng không thấy đồng ý với mô thức này nên họ không xem. Giản dị thôi.
Hơn bộ môn nào khác, phim ảnh tận dụng tính giải trí và ảo vọng nhiều. Đôi khi người ta xem phim là để tìm đến một thế giới xa vời. Những cảnh sang trọng áo quần là lượt, đấm đá, sống như "xi nêh được dân chúng chấp nhận và mong đợi xảy ra trong phim. Vì trong đời thường, họ không sở hữu được thế giới ấy. Chỉ trong phim ảnh, họ mới chia sẻ được. Họ thích nhìn tài tử sống vung sống bạo, sống sang, sống đẹp trên màn ảnh.
Phim bao cấp phục vụ Đảng Cộng Sản Việt Nam lại chỉ thích nhắc nhủ và lập lại những anh bộ đội nghèo khổ bệnh tật có tính cần kiệm. Lại chỉ thích ca ngợi chị nông dân hiếu thảo lo chăm sóc mẹ già và anh chồng bất lực. Toàn là những cảnh mà hiện tại khán giả Việt thấy chúng xẩy đến trong đời sống thường ngày nhiều quá rồi, với kết quả không đáp ứng được sự kỳ vọng của họ. Khán giả không muốn nhìn thấy cảnh này trên phim ảnh nữa. Hoặc giả dụ nếu có thấy thì cũng phải thấy trong một sự dàn dựng "cao sang" nào đó. Ví dụ nghệ thuật quay phải cao. Cảnh trí phải đẹp. Áo quần tài tử phải đáng ngắm nhìn. Điều này các nhà nghệ thuật bao cấp không sản sinh ra nổi. Kết quả là khán giả đã quay lưng bỏ đi với những bộ phim Việt Nam bao cấp
Hơn bất cứ lĩnh vực nào khác, sáng tạo nghệ thuật là một lĩnh vực chỉ có thể sinh sôi thúc đẩy trong một bầu khí tự do tối đa. Kẻ sáng tạo cần một khí quyển tự do tuyệt đối. Nghệ thuật từ đó mới ra đời những vở kịch hay, những biểu diễn lạ, những thí nghiệm sáng tạo mới.
Không cho người ta sáng tác thì làm sao người ta có thể sáng tác ra những tác phẩm hay. Sáng tác là một sự trau dồi thường xuyên.
Nên nhớ dưới chế độ Cộng Sản, nếu bạn không được "bao cấp", không có tên trong Hội Nhà Văn thì sáng tác của bạn sẽ không được xuất bản.
Nền quản lý "bao cấp" của chế độ Cộng Sản không thể nuôi dưỡng một môi trường sáng tạo dồi dào, năng động, và đạt được kết quả cao về phẩm chất.
Số lượng tác tác phẩm sáng tác dưới chế độ "bao cấp" rất cao. Nhưng các tác phẩm này bị sự quản lý "bao cấp" siết cổ. Thiếu máu, thiếu tự do, thiếu sảng khoái, thiếu thách đố, những tác phẩm sáng tạo của chế độ "bao cấp" không đáp ứng đúng nhu cầu và ước vọng của dân chúng đương thời. Vì vậy khi dân chúng gặp gỡ bất cứ một nguồn sáng tạo nào cung ứng được cho họ chút tâm tư gần gũi, họ sẽ để mắt đến phía ấy ngay. Đó là lý do tại sao phim "bao cấp" của "Hội Văn Nghệ Sĩ Thành Phố" được ra lò hàng năm, chiếu ở rạp nhất nhì thành phố nhưng không có quần chúng đến xem. Đó là lý do tại sao các đài truyền hình lúc này chỉ thích chiếu phim bộ đến từ Hàn Quốc và đến từ Hollywood.
Và cứ tìm đến các chương trình phim ảnh hiện đại thì chỉ thấy kín mít phim Trung Quốc, phim Hàn Quốc, phim Âu Mỹ chật kín các rạp hát, các màn ảnh truyền hình.
Nền quản lý sáng tạo "bao cấp" đã đẻ sanh và nuôi dưỡng một trường phái "bắt chước" trong xã hội. Đi giữa thủ đô Hà Nội thấy những tiệm "nhái tranh" mà lợm người. Tưởng gì hay ho, té ra nguyên cả tiệm toàn là tranh vẽ nhái lại tranh những Van Gogh, Gauguin, Picasso. Thiệt là uổng phí bao nhiêu công sức vẽ vi của ai đó. Sài Gòn có báo Tuổi Trẻ bán chạy, Hà Nội liền có ngay tờ Tuổi Trẻ với chữ "Thủ Đô" nho nhỏ len lén trên góc. Sài Gòn có tờ Phụ Nữ khá ăn khách, thời gian sau Hà Nội cũng bắt chước ra ngay tờ Phụ Nữ, với len len khép chữ "Thủ Đô" như anh hàng xóm Tuổi Trẻ. Sinh Cà Phê hốt khách du lịch Tây Ba Lô ở Sài Gòn quá xá. Bao Cấp Hà Nội liền rinh nguyên con ra bày bảng Sinh Cà Phê ở phố Hàng Bạc không cần ý kiến không cần sửa tí ti nào cho gọi là nể mặt nhau hay cho có cái gọi là văn minh phải xin "bản quyền" này nọ. Trời ạ! Cả tinh thần học hỏi cũng chỉ muốn len lén ké cái cỗ sẵn người ta đã bày. Lười biếng sáng tạo đến thế là cùng. Không còn muốn suy tư tìm tòi, phiêu lưu, và mở đường nữa. Vì văn hóa "bao cấp" đã hủy diệt hết những mầm mống này. Có tìm tòi phiêu lưu mở đường mà ông nhà nước nói không thì cũng dẹp tiệm. Thôi thì cứ ai đã được Ok rồi thì ta cứ theo đó mà bắt chước cho dễ dàng thân nô lệ hơn.
Văn chương "bao cấp" dưới thời chiến tranh thì bị những người làm chính trị đe và dụ vào làm dụng cụ Chống Mỹ Cứu Nước. Hai mươi lăm năm sau cũng chính những người làm chính trị này lại dụ Hội Nhà Văn vào làm công cụ "Phát Triển Kinh Tế Thị Trường Trong Tinh Thần Xã Hội Chủ Nghĩa". Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của Hội trong nhiệm kỳ này là tổ chức nhiều chuyến đi thực tế cho các nhà văn. Hiện nay sách báo trên thị trường rất nhiều nhưng chúng ta quá thiếu những tác phẩm hay có sức lay động lòng người về cuộc sống đương đại, vì vốn sống, vốn hiểu biết của các nhà văn về công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước chưa nhiều.... Sâu xa hơn "cái mới" đó nằm trong những mâu thuẫn tâm lý trong thế giới nội tâm con người khi phải đối mặt với cơ chế thị trường, khi đứng trước những thách thức của cơ chế toàn cầu hóa.... (99)
Một lực lượng các nhà trí thức của cả nước trong Hội Nhà Văn chăm chỉ phục vụ chỉ tiêu do những chính trị gia đề ra như thế này thì đúng là một thứ quái trạng của văn học lẫn văn chương.
Quái thai khổng lồ này ngự trị Việt Nam từ ngày Hồ Chí Minh mang Cộng Sản Quốc Tế về Hà Nội. Sự sắt máu của những kẻ làm chính trị đã bó tay những người cầm bút uốn theo một đường: đường phục vụ chính trị.
Mai này khi xét lại những tác phẩm xuất bản dưới thời điểm này, hậu sinh cần lưu ý cho một điểm là tính chất phục vụ chính trị của những tác phẩm đã làm cho cái nhìn của những người cầm bút sống dưới chế độ Cộng Sản lệch lạc. Chúng bị con vi trùng chính trị sai biểu và hướng dẫn. Những tác phẩm này qua bàn tay kiểm duyệt của chính quyền đã trở thành những dụng cụ.
Con vi trùng chính trị này đã lộng hành thành căn bệnh dịch tả suốt bộ phận thân thể văn hóa, văn chương, văn học Việt Nam, từ năm 1945 cho đến nay.
Những ngày vào cuối tháng ba năm 2000, tôi đến xem một Hội Sách Thành Phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn) diễn ra tại Hội Trường Thành Phố.
Tôi bị choáng ngợp bởi lượng sách và các nhà xuất bản có mặt. Hội sách có 103 gian hàng gồm 72 nhà xuất bản trong và ngoài nước. Những nhà xuất bản trong nước gồm từ Nhà Xuất Bản Hội Nhà Văn Quảng Nam cho đến Nhà Xuất Bản Văn Học Hà Nội. Những nhà xuất bản ngoại quốc cũng chiếm một số gian hàng khá thu hút khách hàng như các nhà xuất bản Oxford, Random House, Singapore, Unesco của Liên Hiệp Quốc... Số lượng sách thì có phóng viên tường trình lên đến "35.000 tên sách Quốc văn (1 triệu bản) 11.500 tên sách ngoại văn (50.000 bản) bày bán". (100)
Trong rừng sách vĩ đại của 3 ngày hội sách này, tôi đi lùng khắp nhưng tôi không hề thấy bất cứ một tựa sách báo được xuất bản từ khối người gọi là 2 triệu Việt Kiều tại hải ngoại.
Không hề có một dấu vết. Không hề có một chỗ đứng. Chính quyền này cương quyết không thèm ngó mặt văn chương văn học của 2 triệu Người Việt Hải Ngoại hiện đang có mặt khắp nơi trên thế giới.
Trong khi họ sẵn sàng cho sách của người ngoại quốc viết được ung dung luân chuyển để người Việt Nam trong nước tha hồ tiêu thụ, thì sách báo của người Việt Nam ngoài nước lại bị chính quyền này cấm luân lưu.
Tôi phải gọi những người Cộng Sản là Những Kẻ Chiến Thắng Hèn Ha.
Những người Việt như chúng tôi đang sống lưu vong tại Hoa Kỳ, tại Úc, tại Nhật, tại Hòa Lan hiện nay là dấu tích của đoàn quân bại trận từ Miền Nam Việt Nam 1955-1975. Nhà nước Cộng Sản là những kẻ chiến thắng cơ mà. Kẻ chiến thắng thì có lắm sức mạnh và uy quyền. Há sợ gì những kẻ thua cuộc bại trận chiến vừa qua. Nguyên một bộ máy cầm quyền của một quốc gia mà không kiếm ra được một biện pháp nào cho xứng đáng "anh hùng" cao đẹp hơn là trả thù kiểu "không thèm nhìn mặt" này sao.
Thái độ hèn hạ này xuất phát từ văn hóa "thù vặt". Tìm cách trả thù đối tượng dù đó là một trường hợp không đáng để trả thù. Một nét văn hóa làm cho con người mất đi tính chất cao thượng của lòng nhân bản biết tha thứ. Nó cũng còn phản ảnh khả năng yếu kém trong việc giải tỏa những tranh chấp của hai cựu thù địch.
Lê Thị Huệ
Chú Thích
95. Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.
96. "Cuộc hẹn tháng mười." Văn Hóa - Văn nghệ Công An. Diễn Đàn Văn Học Nghệ Thuật Của Lực Lượng Công An Nhân Dân. Số 10-1999.
97. "Thái Độ Tiêu Dùng - Sành Điệu Có Nghĩa Là Không Lãng Phí", Đào Thị Thanh Tuyền, Phụ Nữ Chủ Nhật, số 43, ngày 7.11.1999. Cơ Quan Ngôn Luận Của Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Thành Phố Hồ Chí Minh.
98. "Cơn Lũ Phim Ngoại Trên Màn Ảnh Nhỏ", Tô Hoàng, Văn Nghệ Quân Đội, Số 46, ra ngày 5.11.1999)
99. "Không ai có thể làm thay công việc của nhà văn, Nhà Thơ Hữu Thỉnh Tân Tổng Thư Ký Hội Nhà Văn Việt Nam" VASC. http://www.vnn.vn/tintuc/vhoa_gduc/vh4.html. Ngày 26.4.2000.
100. Theo VOV, VASC, http:// www. vnn.vn /vnn3/ tintuc/i index.html. 25.3.2000.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét